Cổ phiếu FLC, ROS chỉ được giao dịch phiên chiều: Ảnh hưởng như thế nào đến nhà đầu tư? mới nhất

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Bài viết hiện tại: Cổ phiếu FLC, ROS chỉ được giao dịch phiên chiều: Ảnh hưởng như thế nào đến nhà đầu tư? mới nhất



KINH NGHIỆM MUA BÁN NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN


Bài viết liên quan: Trang trí nhà mùa hè: Màu sắc tốt nhất để làm mới ngôi nhà của bạn mới nhất


Từ ngày 1/6, nhóm cổ phiếu FLC, ROS, HAI chỉ được giao dịch buổi trong ngày giao dịch do chưa công bố báo cáo tài chính theo quy định. Như vậy, ngay sau cú sốc cổ phiếu này giảm mạnh bởi ông Trịnh Văn Quyết và một loạt lãnh đạo khác của tập đoàn này bị bắt thì các cổ đông của những cổ phiếu liên quan tới FLC lại chịu một cú số khác. Vậy việc không được giao dịch buổi sáng ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu?

image 20220527142755 1

Từ ngày 1/6, nhóm cổ phiếu FLC, ROS, HAI chỉ được giao dịch buổi trong ngày giao dịch do chưa công bố báo cáo tài chính theo quy định.

Bị cấm giao dịch phiên sáng

Ngày 25/5, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) ra thông báo chuyển cổ phiếu FLC của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 1/6.

Lý do được đưa ra là Tập đoàn FLC chậm nộp báo cáo tài chính năm 2021 được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp bị hạn chế giao dịch theo quy chế.

Theo đó, cổ đông FLC chỉ được giao dịch trong buổi chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức thỏa thuận kể từ ngày 1/6. Ngoài ra, 2 cổ phiếu liên quan Tập đoàn FLC, bao gồm cổ phiếu HAI của Công ty Nông dược HAI và cổ phiếu ROS của Công ty FLC Faros bị cũng chuyển sang diện hạn chế giao dịch tương tự như cổ phiếu FLC.

Trước đó, HoSE đã đưa quyết định đưa cổ phiếu FLC, ROS và HAI vào diện cảnh báo kể từ ngày 26/4. Nguyên nhân do cả 3 doanh nghiệp này đều chậm nộp báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét quá 15 ngày so với thời hạn quy định.

Trước đó, ngày 8/4, ba cổ phiếu này đã bị đưa vào danh sách cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Ngoài ra, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng yêu cầu các công ty chứng khoán báo cáo về dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán đối với 7 mã chứng khoán liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC gồm: FLC, AMD, KLF, ART, HAI, ROS và GAB.

Xem thêm:   Chế tạo vật liệu 3D dựa trên nghệ thuật cắt giấy Kirigami mới nhất

Ảnh hưởng như thế nào đến nhà đầu tư?

Như vậy, việc bị đưa vào diện hạn chế giao dịch có thể ảnh hưởng tới thanh khoản của các cổ phiếu nói trên khi thời gian để nhà đầu tư mua, bán cổ phiếu chỉ còn được thực hiện trong phiên chiều.

Từ thời điểm ông Trịnh Văn Quyết bị bắt do có liên quan đến thao túng giá cổ phiếu thì nhóm cổ phiếu có liên quan bao gồm FLC, ROS, HAI, KLF, ART, AMD đã có những phiên giao dịch tăng, giảm bất thường. Có khi tăng trần đồng loạt sau khi đã liên tục giảm sàn hàng loạt nhiều phiên.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/5, 3 cổ phiếu “họ FLC” bao gồm FLC, ROS, HAI đều nằm sàn. Giá cổ phiếu FLC chốt phiên 26/5 chỉ còn ở mức 6.200 đồng/cổ phiếu, giảm 3 lần kể từ khi ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam vào cuối tháng 3/2022.

Chậm công bố báo cáo tài chính: Rủi ro thế nào?

Thông tin và công bố thông tin có tác động lớn đến thị trường chứng khoán và quyết định đến sự ổn định và phát triển của thị trường. Thông tin quyết định đến giá của các tài sản tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đến quyết định mua vào và bán ra của các nhà đầu tư.

Việc công bố thông tin phải đảm bảo các tiêu chí: đầy đủ; chính xác; kịp thời theo quy định của pháp luật.

Các lỗi vi phạm chủ yếu liên quan đến công bố thông tin trên thị trường chứng khoán hiện nay chủ yếu là chậm nộp báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, chậm công bố các thông tin về thay đổi nhân sự, báo cáo phải kiểm toán…

Mức độ vi phạm để cảnh báo nhà đầu tư căn cứ vào mức độ từ nhẹ đến nặng thì Ủy ban Chứng khoán phân nhóm làm 6 loại: Cổ phiếu bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường; Cổ phiếu bị Cảnh báo; Cổ phiếu bị kiểm soát; Cổ phiếu bị kiểm soát đặc biệt (Chỉ có ở HoSE, riêng HNX không có loại này); Cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch; Cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc.

Xem thêm:   Quy định mới về giá đất được trừ để tính thuế GTGT mới nhất

Đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu thì việc doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin khiến nhà đầu tư lo lắng, vì giá cổ phiếu bị ảnh hưởng không nhỏ, nhất là khi doanh nghiệp đồng thời xuất hiện thông tin tiêu cực về hoạt động kinh doanh.

Không phải trường hợp duy nhất

Ngày 25/5/2022, Sàn HoSE cũng thông báo đưa cổ phiếu LCM của Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Lào Cai vào diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 25/5/2022, do chậm nộp báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định. Từ 26/5, cổ phiếu LCM chỉ còn được giao dịch phiên chiều theo phương thức khớp lệnh tập trung và giao dịch thỏa thuận.

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội quyết định hạn chế giao dịch trên hệ thống UPCOM đối với 60 cổ phiếu của các tổ chức đăng ký giao dịch chậm công bố Báo cáo tài chính 2021 đã được kiểm toán. Lý do là chậm công bố thông tin quá 45 ngày so với thời hạn quy định chung đối với báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán và không có biện pháp khắc phục.

Trong năm 2021, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) cũng đã đưa ra thông báo danh sách một loạt công ty nằm trong bảng cảnh báo cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán. Trong đó, có nhiều công ty bị hủy niêm yết và bị cảnh báo giao dịch… do những nguyên nhân chủ yếu như: vốn chủ sở hữu âm, làm ăn thua lỗ, có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, không công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm,… Đứng đầu danh sách phải kể đến mã cổ phiếu HVN của Tổng công ty cổ phần Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Cổ phiếu của các doanh nghiệp cũng bị đưa vào diện vi phạm như: Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (mã VNS); cổ phiếu MHC của Công ty Cổ phần MHC; cổ phiếu DAH của Công ty Cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á và cổ phiếu SMA của Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn. HNX cảnh báo cổ phiếu NGC của Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Ngô Quyền có khả năng bị huỷ bỏ niêm yết.

Xem thêm:   Dự án không thể triển khai vì có quỹ đất hỗn hợp mới nhất

Ngày 26/5, giải trình lý do chậm nộp báo cáo tài chính năm 2021, Tập đoàn FLC cho biết đơn vị này chưa tìm được đơn vị kiểm toán phù hợp nên chưa thể nộp và công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 theo đúng quy định.

Trường Anh

Bài viết liên quan: Vinh Heritage – những căn biệt thự đầu tiên chuẩn bị được bàn giao đến tay khách hàng mới nhất



ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT


Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Gợi ý thông tin BĐS và các lĩnh vực liên quan


Theo ThanhnienViet: https%3A%2F%2Fthanhnienviet.vn%2F2022%2F05%2F27%2Fco-phieu-flc-ros-chi-duoc-giao-dich-phien-chieu-anh-huong-nhu-the-nao-den-nha-dau-tu%2F

error: Alert: Content is protected !!