Còn khan hiếm, giá nhà TP.HCM sẽ tiếp tục tăng cao mới nhất

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Bài viết hiện tại: Còn khan hiếm, giá nhà TP.HCM sẽ tiếp tục tăng cao mới nhất



KINH NGHIỆM MUA BÁN NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN


Bài viết liên quan: Thép thanh vằn là gì, được ứng dụng trong xây dựng ra sao? mới nhất


Nhiều lo ngại giá nhà sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo khiến ước mơ tìm được chỗ ở của nhiều người lao động càng trở nên khó khăn.

Tính theo quý từ đầu năm 2020 đến hiện tại, giá bất động sản đặc biệt là tại những khu vực có nhu cầu nhà ở tăng cao như TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai luôn theo chiều hướng lên, dù có những thời điểm rất bí thanh khoản bởi giãn cách xã hội, nhà đất vẫn không có xu hướng giảm mà tiếp tục leo thang.

Tại TP.HCM, theo dữ liệu Big Data từ Batdongsan.com.vn, tính riêng trong quý 2/2021 giá BĐS ghi nhận tăng từ 1,4 -4% tùy từng loại hình so với quý 1 trước đó. Chung cư có mức tăng vào khoảng 2% trong khi nhà liền thổ nhiều khu vực tăng đến gần 4% so với thời điểm đầu năm. Ngay trong thời điểm tháng 7/2021 khi TP.HCM tiến hành siết chặt việc giản cách xã hội, giao dịch nhà đất đình trệ nhưng giá bán căn hộ vẫn tiếp tục tăng hơn 2% so với tháng trước đó và gần 10% so với cùng kỳ 2020.

Tìm hiểu thực tế từ thị trường cũng chỉ ra, giá sơ cấp nhiều dự án triển khai tại TP.HCM luôn trong xu hướng căn sau cao hơn căn trước khiến người có nhu cầu rất khó chọn được căn hộ ưng ý vì quá hiếm dự án mới ra hàng và giá quá cao. Nếu có chút ít căn hộ dự án cũ bán ra thì giá cũng cao ngất ngưởng với mức tăng so với đợt mở bán đầu tiên từ 30% đến 50%, có những dự án tăng giá gấp đôi.

20210908083830 82c8

Nguồn cung mới khan hiếm, chi phí xây dựng leo thang là những yếu tố khiến giá nhà TP.HCM khó giảm trong thời gian tới.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, giá bình quân các loại căn hộ chung cư tại TP.HCM tăng khoảng 3%-4%. Lý giải về việc dù thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nhưng giá nhà vẫn tăng, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng, TP.HCM có tỷ lệ tăng cao hơn Hà Nội Nguyên nhân do nguồn cung khan hiếm. Nguồn cung hạn chế hơn giai đoạn trước do có nhiều dự án phải rà soát lại theo quy định của pháp luật, điều kiện pháp lý khiến tiến độ chậm.

Xem thêm:   Vẻ "nam tính" quyến rũ trong căn hộ hiện đại tối giản 63m2 mới nhất

Năm 2021 đang trôi dần về cuối năm – thời điểm kinh doanh sôi động nhất trong năm, nhưng diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến viễn cảnh ra hàng, giao dịch, chốt lời trên thị trường bất động sản trở nên mông lung, bất định.

Các lệnh giãn cách xã hội kéo dài tại nhiều địa phương trên cả nước đã khiến các doanh nghiệp phát triển nhà ở gần như không thể triển khai các hoạt động xây dựng, bán hàng. Tại TP.HCM, nhiều doanh nghiệp lớn đã tạm dừng các hoạt động mở bán và chưa có kế hoạch triển khai dự án cuối năm. Không chỉ chịu tác động từ dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp còn đối mặt với tình trạng giá cả các mặt hàng vật liệu xây dựng tăng cao. Bên cạnh sắt thép, nhiều vật liệu khác như cát, sỏi, xi-măng, gạch, đá… cũng đang trên đà tăng giá, khiến giá thành xây dựng bị đẩy lên quá cao.

Theo lãnh đạo một doanh nghiệp BĐS tại TP.HCM, đối với một công trình xây dựng, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm 40-70% tổng dự toán công trình. Nếu chỉ tính riêng sự tăng giá của 5 loại vật liệu chủ yếu là xi măng, thép xây dựng, đá, cát và gạch thì đã đẩy chi phí xây dựng tăng 1,25-1,4 lần. Sẽ rất khó xảy ra kịch bản thị trường BĐS giảm giá hàng loạt khi mà chi phí đất, chi phí xây dựng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp liên tục gia tăng

Xem thêm:   Xây nhà bằng bê tông cốt sợi có đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí? mới nhất

Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Việt Nam nhìn nhận, khi những biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng và gỡ bỏ, các sản phẩm bất động sản sẽ được đẩy mạnh chào bán trở lại, nhưng chủ yếu là các sản phẩm có sẵn từ trước, bị gián đoạn do giãn cách xã hội, chứ không nhiều sản phẩm mới, do đó thị trường sẽ khó có thể sôi động như trước khi có dịch bệnh. Về tổng thể, thời điểm cuối năm 2021 khả năng sẽ tiếp tục đi ngang hoặc suy giảm nhẹ so với năm 2020 cả về nguồn cung và sức tiêu thụ. Các dự án ra hàng vào cuối năm nay và nửa đầu năm 2022 có thể sẽ chịu áp lực tăng giá do giá vật liệu xây dựng tăng cao, yếu tố lạm phát cũng như nguồn cung mới không được dồi dào.

Tuy nhiên ông Hoàng cũng cho rằng, việc giảm giá BĐS là rất khó xảy ra. Thời gian qua, nguồn cung thị trường tuy không quá nhiều nhưng khá ổn định, sức cầu cũng vẫn lớn.  “Tính riêng trong tháng 8/2021 mới đây, TP.HCM ghi nhận 2 dự án mở bán (1 dự án mới và 1 giai đoạn tiếp theo) với khoảng 1,452 căn hộ được mở bán, tuy vẫn thấp hơn 30% so với cùng kỳ nhưng đây là tín hiệu tích cực trong thời điểm giản cách. Đáng chú ý, lượng tiêu thụ căn hộ trong tháng vừa qua đạt khoảng 88% nguồn cung mở bán mới với khoảng 1,282 căn giao dịch thành công, tăng gấp 4,9 lần so với tháng trước và bằng 88% lượng tiêu thụ cùng kỳ năm 2020. Động thái này cho thấy, thị trường vẫn đang hấp thụ vô cùng tốt và nhu cầu về nhà ở vẫn rất cao tại TP.HCM. Bởi thế cho nên ngay khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, thị trường bất động sản sẽ trở lại bình thường, thậm chí có thể bật mạnh”, ông Hoàng chia sẻ.

Xem thêm:   Phó Thủ tướng yêu cầu xem xét kiến nghị của TP.HCM về bất cập xác định giá đất mới nhất

Phương Uyên

Bài viết liên quan: Nở rộ sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng tại gia mùa dịch mới nhất



ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT


Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Gợi ý thông tin BĐS và các lĩnh vực liên quan


Theo ThanhnienViet: https%3A%2F%2Fthanhnienviet.vn%2F2021%2F09%2F08%2Fcon-khan-hiem-gia-nha-tp-hcm-se-tiep-tuc-tang-cao%2F

error: Alert: Content is protected !!