Đô thị Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Đô thị Việt Nam là những đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được các cơ quan nhà nước ở Việt Nam có thẩm quyền ra quyết định công nhận.

Mặc dù huyện và xã ở Việt Nam là cấp hành chính tại khu vực nông thôn nhưng trong những trường hợp đặc biệt, nếu đủ điều kiện về quy mô và tính chất đô thị hóa thì huyện có thể được công nhận là đô thị, như Bộ Xây dựng quyết định công nhận huyện Tịnh Biên (An Giang), huyện Chơn Thành (Bình Phước), huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) là đô thị loại IV. Một số xã ở Việt Nam là các xã huyện lỵ chuẩn bị được nâng cấp lên thị trấn cũng có thể được công nhận là đô thị loại V bởi chính quyền cấp tỉnh. Các đô thị ở Việt Nam được chia thành sáu loại, bao gồm: Đô thị loại đặc biệt và các đô thị từ loại I đến loại V. Các đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II phải do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận; các đô thị loại III và loại IV do Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận; đô thị loại V do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh công nhận.

Bài viết hiện tại: Đô thị Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

Đến tháng 6 năm 2020, tổng số đô thị cả nước là 853 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh, 20 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 43 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV, 672 đô thị loại V.[1]

Đến ngày 1 tháng 7 năm 2021, cả nước có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 32 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 88 đô thị loại IV.

Bản đồ các thành phố và thị xã tại Việt Nam (kéo xuống để xem tiếp)

  Thành phố trực thuộc trung ương

  Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

  Thành phố thuộc tỉnh

  Thị xã

Phân loại đô thị[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố trực thuộc trung ương

Thành phố thuộc tỉnh (hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương)

Thị xã

Bài viết liên quan: Định dạng văn bản là gì? Các các định dạng văn bản

Huyện

Thị trấn

Đô thị loại đặc biệt

Đô thị loại I

Đô thị loại II

Đô thị loại III

Đô thị loại IV

Tại Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 có hiệu lực từ ngày 25 tháng 5 năm 2016 về phân loại đô thị.[2]

Việt Nam hiện có sáu loại đô thị: loại đặc biệt và từ loại I đến loại V. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP sử dụng số La Mã để phân loại đô thị, nhưng nhiều tài liệu vẫn dùng số Ả Rập: loại 1 đến loại 5.

Một đơn vị hành chính để được phân loại là đô thị thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản như sau:[3]

  1. Có chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4.000 người trở lên.
  3. Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
  5. Đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật).
  6. Đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị.

Đô thị là trung tâm du lịch, khoa học và công nghệ, giáo dục thì tiêu chí quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 70% mức quy định; các tiêu chí khác phải bảo đảm mức quy định của loại đô thị tương ứng.

Đô thị loại III, loại IV và loại V ở miền núi, vùng cao, có đường biên giới quốc gia thì tiêu chí quy mô dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chí khác tối thiểu đạt 70% mức quy định của loại đô thị tương ứng.

Đô thị ở hải đảo thì tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị tối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chí về quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và tiêu chuẩn về kinh tế – xã hội tối thiểu đạt 30% mức quy định của loại đô thị tương ứng.

Đô thị loại đặc biệt[sửa | sửa mã nguồn]

Đô thị loại đặc biệt là các đô thị:[4]

  1. Vị trí, chức năng, vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết trên.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ updating người trở lên; khu vực nội thành đạt từ updating người trở lên.
  3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km2 trở lên.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 70% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 90% trở lên.
  5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định.
Xem thêm:   Công dụng của máy thủy bình là gì? ⋆ Máy trắc địa chính hãng

Hiện ở Việt Nam có hai thành phố được Chính phủ xếp loại đô thị đặc biệt là thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Để hỗ trợ chính quyền hai thành phố này hoàn thành chức năng của đô thị loại đặc biệt, Chính phủ cho phép thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hưởng một số cơ chế tài chính – ngân sách đặc thù.[5]

Đô thị loại I[sửa | sửa mã nguồn]

Đô thị loại I, trong cách phân loại đô thị ở Việt Nam, là những đô thị giữ vai trò trung tâm quốc gia hoặc trung tâm vùng lãnh thổ liên tỉnh. Tiêu chí xác định thành phố là đô thị loại I bao gồm:

  1. Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước; Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
  2. Quy mô dân số: Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ updating người trở lên, khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên; đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên, khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên.
  3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên.
  5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định.

Đến ngày 23 tháng 7 năm 2020, Việt Nam có 22 đô thị loại I, bao gồm:

Trong các thành phố trên:

  • Hải Phòng là trung tâm của vùng Duyên hải Bắc Bộ
  • Đà Nẵng là trung tâm của miền Trung
  • Cần Thơ là trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Việt Trì là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là trung tâm của liên tỉnh phía Bắc và 1 trong 2 trung tâm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc
  • Thái Nguyên là 1 trong 2 trung tâm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc
  • Bắc Ninh là thành phố công nghiệp công nghệ cao của vùng Đồng bằng sông Hồng
  • Hải Dương là thành phố công nghiệp sản xuất, chế tạo, lắp ráp, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội đối với vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng
  • Hạ Long là thành phố dịch vụ, du lịch biển quốc tế; nơi có kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long
  • Nam Định là trung tâm của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
  • Thanh Hóa và Vinh là hai trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ
  • Huế là trung tâm du lịch di sản quốc gia, nơi có hai di sản văn hóa thế giới là Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế
  • Quy Nhơn và Nha Trang là hai trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng Nam Trung Bộ
  • Pleiku là trung tâm của tiểu vùng Bắc Tây Nguyên
  • Buôn Ma Thuột và Đà Lạt là hai trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục, khoa học công nghệ, du lịch của vùng Tây Nguyên
  • Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Vũng Tàu là ba trung tâm công nghiệp, dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ
  • Mỹ Tho là trung tâm của vùng Bắc Sông Tiền
  • Long Xuyên là trung tâm của vùng Tứ giác Long Xuyên.

Đô thị loại II[sửa | sửa mã nguồn]

Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

  1. Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh; Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 100.000 người trở lên.
  3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km2 trở lên.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên.
  5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định.
Xem thêm:   SMS banking

Đến ngày 2 tháng 2 năm 2021, cả nước có 32 đô thị loại II, đều là các thành phố thuộc tỉnh, bao gồm: Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hòa, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang – Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc, Móng Cái, Phủ Lý, Bến Tre, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Sơn La, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Tuyên Quang.

Bài viết liên quan: Hoàn công xây dựng là gì ? Tại sao xây nhà phải làm thủ tục hoàn công

Quyền quyết định công nhận đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II thuộc về Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.[6]

Đô thị loại III[sửa | sửa mã nguồn]

Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

  1. Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh; Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 50.000 người trở lên.
  3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.400 người/km2 trở lên; khu vực nội thành, nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 7.000 người/km2 trở lên.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 60% trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 75% trở lên.
  5. Trình độ phát triển, cơ sở hạ tầng kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định.

Đô thị loại III có thể là một thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh (hoặc một thị trấn và khu vực phụ cận nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn).

Đến ngày 2 tháng 3 năm 2021, cả nước có 48 đô thị loại III, gồm:

Đô thị loại IV[sửa | sửa mã nguồn]

Đô thị loại IV phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:

  1. Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện; Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 20.000 người trở lên.
  3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km2 trở lên; khu vực nội thị (nếu có) tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km2 trở lên.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 70% trở lên.
  5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định.

Đô thị loại III và loại IV do Bộ Xây dựng Việt Nam xem xét, thẩm định và quyết định công nhận[7].

Các đô thị loại IV có thể là thị xã, huyện, thị trấn hoặc một khu vực dự kiến thành lập đô thị trong tương lai. Không nên nhầm lẫn một số đô thị loại IV với các thị trấn là đô thị loại IV, vì một thị trấn có thể là một đô thị loại IV, nhưng một đô thị loại IV có thể bao gồm một khu vực nhiều xã, thị trấn kết hợp lại với nhau (Ví dụ: Đô thị Mộc Châu bao gồm thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông trường Mộc Châu[8], đô thị Lam Sơn – Sao Vàng gồm 2 thị trấn: Lam Sơn, Sao Vàng cùng với một số xã lân cận, Hậu Nghĩa và Đức Hòa là 2 đô thị loại IV khác nhau cùng thuộc huyện Đức Hòa).

Đến ngày 1 tháng 7 năm 2021, cả nước có 88 đô thị loại IV, bao gồm 31 thị xã, 4 huyện (với 6 thị trấn và 53 xã) và 55 thị trấn (không tính các xã thuộc phần mở rộng của đô thị loại IV).

Các thị xã là đô thị loại IV: Mường Lay, Quảng Trị, Hồng Lĩnh, Nghĩa Lộ, An Khê, Ayun Pa, Thái Hòa, Buôn Hồ, Bình Long, Phước Long, Hương Thủy, Ninh Hòa, Vĩnh Châu, Hương Trà, Kiến Tường, Hoàng Mai, Ba Đồn, Ngã Năm, Điện Bàn, Giá Rai, Duyên Hải, Mỹ Hào, Kinh Môn, Sa Pa, Duy Tiên, Đức Phổ, Hòa Thành, Trảng Bàng, Đông Hòa, Hoài Nhơn, Nghi Sơn.

Xem thêm:   3 cách giải quyết tranh chấp đất đai mà người dân nên biết luật đất đai đang tranh chấp

Các huyện là đô thị loại IV:

  • Huyện Tịnh Biên, An Giang (Đô thị Tịnh Biên mở rộng, bao gồm 3 thị trấn: Tịnh Biên, Chi Lăng, Nhà Bàng và 11 xã thuộc huyện Tịnh Biên).[9]
  • Huyện Chơn Thành, Bình Phước (Khu vực dự kiến thành lập thị xã Chơn Thành, bao gồm thị trấn Chơn Thành và 8 xã thuộc huyện Chơn Thành).[10]
  • Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh (Thị trấn Hồ mở rộng, bao gồm thị trấn Hồ và 17 xã thuộc huyện Thuận Thành).[11]
  • Huyện Diên Khánh, Khánh Hòa (Đô thị Diên Khánh, bao gồm thị trấn Diên Khánh và 17 xã thuộc huyện Diên Khánh).[12]

Các đô thị loại IV là thị trấn hoặc thị trấn và khu vực dự kiến thành lập đô thị (thị trấn mở rộng):

  • Tại tỉnh An Giang: Núi Sập (huyện Thoại Sơn), Phú Mỹ (huyện Phú Tân), Chợ Mới (huyện Chợ Mới)
  • Tại tỉnh Bắc Giang: Thắng (huyện Hiệp Hòa), Chũ (huyện Lục Ngạn), Đồi Ngô (huyện Lục Nam)
  • Tại tỉnh Bắc Ninh: Phố Mới (huyện Quế Võ)
  • Tại tỉnh Bến Tre: Ba Tri (huyện Ba Tri), Bình Đại (huyện Bình Đại), Mỏ Cày (huyện Mỏ Cày Nam)
  • Tại tỉnh Bình Định: Phú Phong (huyện Tây Sơn)
  • Tại tỉnh Bình Thuận: Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong)
  • Tại tỉnh Cà Mau: Năm Căn (huyện Năm Căn), Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời)
  • Tại tỉnh Đắk Lắk: Ea Kar (huyện Ea Kar), Buôn Trấp (huyện Krông Ana), Phước An (huyện Krông Pắc), Ea Drăng (huyện Ea H’leo), Quảng Phú (huyện Cư M’gar)
  • Tại tỉnh Đắk Nông: Đắk Mil (huyện Đắk Mil), Ea T’ling (huyện Cư Jút), Kiến Đức (huyện Đắk R’lấp)
  • Tại tỉnh Đồng Nai: Long Thành (huyện Long Thành), Trảng Bom (huyện Trảng Bom)
  • Tại tỉnh Đồng Tháp: Mỹ An (huyện Tháp Mười), Lấp Vò (huyện Lấp Vò), Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh)
  • Tại tỉnh Gia Lai: Chư Sê (huyện Chư Sê)
  • Tại tỉnh Hà Giang: Việt Quang (huyện Bắc Quang)
  • Tại tỉnh Hòa Bình: Lương Sơn (huyện Lương Sơn)
  • Tại tỉnh Hưng Yên: Như Quỳnh (huyện Văn Lâm)
  • Tại tỉnh Khánh Hòa: Vạn Giã (huyện Vạn Ninh)
  • Tại tỉnh Kiên Giang: Kiên Lương (huyện Kiên Lương)
  • Tại tỉnh Kon Tum: Plei Kần (huyện Ngọc Hồi)
  • Tại tỉnh Lạng Sơn: Đồng Đăng (huyện Cao Lộc)
  • Tại tỉnh Lâm Đồng: Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng)
  • Tại tỉnh Long An: Bến Lức (huyện Bến Lức), Hậu Nghĩa, Đức Hòa (huyện Đức Hòa), Cần Đước (huyện Cần Đước), Cần Giuộc (huyện Cần Giuộc)
  • Tại tỉnh Nam Định: Thịnh Long (huyện Hải Hậu)
  • Tại tỉnh Quảng Bình: Hoàn Lão (huyện Bố Trạch), Kiến Giang (huyện Lệ Thuỷ)
  • Tại tỉnh Quảng Ninh: Cái Rồng (huyện Vân Đồn), Tiên Yên (huyện Tiên Yên)
  • Tại tỉnh Sơn La: Hát Lót (huyện Mai Sơn), Mộc Châu (huyện Mộc Châu)
  • Tại tỉnh Thanh Hóa: Lam Sơn – Sao Vàng (huyện Thọ Xuân), Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc)
  • Tại tỉnh Thái Bình: Diêm Điền (huyện Thái Thụy)
  • Tại tỉnh Thái Nguyên: Hùng Sơn (huyện Đại Từ)
  • Tại tỉnh Trà Vinh: Tiểu Cần (huyện Tiểu Cần).

Đô thị loại V[sửa | sửa mã nguồn]

Đô thị loại V phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:

  1. Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện hoặc cụm liên xã; cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên.
  3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.000 người/km2 trở lên; mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/km2 trở lên.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên.
  5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định.

Các đô thị loại V là thị trấn hoặc một số xã, khu vực chuẩn bị nâng cấp thành thị trấn.

Quyền quyết định công nhận đô thị loại V thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.[13]

Đến tháng 6 năm 2020, Việt Nam có 672 đô thị loại V.[1]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thành phố (Việt Nam)
  • Thị xã (Việt Nam)
  • Thị trấn (Việt Nam)
  • Danh sách thị trấn tại Việt Nam
  • Đơn vị hành chính cấp huyện (Việt Nam)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thông tư 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP, ngày 7/5/2009 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị
  • Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!