Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng ?

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

1. Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng ?

Kính chào luật sư. Hiện tôi đang ở quận Hai Bà- Hà nội (tôi ở trong ngõ) đang chuẩn bị xây nhà. Tôi có thể được cấp phép xây nhà 05 tầng không?

Xin luật sư tư vấn giùm tôi. Xin chân thành cảm ơn

Bài viết hiện tại: Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng ?

Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng ?

Luật sư tư vấn thủ tục cấp giấy phép xây dựng trực tuyến, gọi số: updating

Luật sư tư vấn:

Căn cứ điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

Bạn đang chuẩn bị xây nhà ở Quận Hai Bà Trưng thì trường hợp của bạn không thuộc trường hơp không phải xin giấy phép xây dựng cho nên bạn cần làm thủ tục để xin cấp phép xây dựng

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối vớicông trình liền kề.

Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Cho tôi hỏi, tôi muốn xây dựng nhà hàng ăn uống hoặc quán cà phê thì tôi có phải chuyển từ đất ở sang đất sản xuất kinh doanh rồi mới đi xin GPXD không?

Theo Mục 2.1, Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì:

“Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị”.

Điểm 2.2.5, Mục 2.2, Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT quy định:

“Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ; bao gồm đất khu công nghiệp; đất cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ”.

Vì vậy, đất sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp không phải là đất để xây dựng nhà ở.

Trường hợp người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp sang đất ở thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Khoản 2, Điều 57 của Luật đất đai .

Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Hồ sơ, trình tự thủ tục được quy định tại điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT

Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm:

a) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

a) Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Biên bản xác minh thực địa;

c) Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;


d) Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật Đất đai;

đ) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;

e) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất xong rồi thì bạn phải làm thủ tục cấp phép xây dựng

Thủ tục cấp phép xây dựng:

1. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do chủ đầu tư đứng tên.

2. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (nếu có), kèm theo trích lục bản đồ hoặc trích đồ trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất.

3. Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp).

4. 03 bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm: mặt bằng công trình trên lô đất (tỷ lệ 1/100-1/200) kèm theo sơ đồ vị trí công trình; bản vẽ mặt bằng móng (tỷ lệ 1/100-1/200) và chi tiết mặt cắt móng (tỷ lệ 1/50); sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện (tỷ lệ 1/100-1/200); ảnh chụp khổ 9cm x 12cm mặt cắt công trình có không gian liền kề trước khi cải tạo, sửa chữa và mở rộng.

Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện

Luật sư cho em hỏi.Nhà em có mảnh ruộng với diện tích 4 sào bắc bộ.giờ em muốn xây dựng chuồng trại để chăn nuôi.vậy cần những thủ tục gì.và các bước tiến hành như nào.em xin cảm ơn!

Trường hợp của gia đình bạn chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất chăn nuôi sẽ không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền

Căn cứ Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 11. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;”

Thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất trang trại gồm có:

– Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có:

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).

– Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

+ Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 60 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

+ Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã

Thứ hai: Bạn phải làm thủ tục cấp phép xây dựng chuồng trại chăn nuôi

Ngày 19/10/2015, Bộ Xây dựng ban hành Công văn số 2420/BXD-HĐXD về việc cấp giấy phép xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, trả lời Sở Xây dựng tỉnh Đăk Lawk, theo đó:

Trường hợp công trình xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt thì công trình này thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điểm k Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 .

Như vậy, khi cá nhân, tổ chức xây dựng chuống trại chăn nuôi ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch thì không phải xin giấy phép xây dựng và không cần phải báo cho chính quyền về thời điểm khởi công xây dựng công trình.

Xin chào Công ty luật Minh Khuê! Tôi là một cá nhân đang có dự định đầu tư xây dựng lò đốt Than củi (Than Trắng) số vốn đầu tư: 500 triệu – 01 tỷ. Xin Công ty tư vấn cho tôi với dự định đầu tư như vậy cần những thủ tục pháp lý gì. Trân thành cảm ơn!

Theo quy định về việc đầu tư xây dựng lò đốt than: Chủ lò than phải xin giấy phép xây dựng, phải có đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, đặc biệt việc xây dựng phải đúng với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Như vậy, để được xây dựng lò đốt than, doanh nghiệp, hộ cá thể phải đến UBND huyện hoặc các Sở ngành của tỉnh để làm các thủ tục theo quy định thì mới được thực hiện xây dựng.

Chào luật sự, xin luật sư tư vấn 2 vấn đề sau giúp tôi : 1. Tôi có 1 căn nhà cấp 4 xây dựng từ lâu (của cha mẹ ) hiện nay đang thuộc quy hoạch mở rộng đường của nhà nước,vậy khi nhà tôi đập đi xây lại có phải xin giấy phép xd không(trước đây nhà tôi xây năm 1994,khong xin giấy phép xây dựng vì thuộc vùng sâu ). Và ai sẽ là người lo giấy phép này (gd tôi hay bên quy hoạch) 2.khi nhà tôi xây xong thì đường vẫn chưa làm nên tôi muốn yêu cầu người về giám định nhà để tránh trường hợp tổn hại trong qua trình họ thi công, thì tôi làm đơn thế nào và gửi cơ quan nào ạ. Toi xin cảm on luật sự, mong luật sư sớm trả lời.

>> Xem thêm: Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Thông tư 15/2016/TT-BXD

Trường hợp của bạn, bạn đập đi xây lại thì bạn cần tiến hành điều chỉnh giấy phép xây dựng. Tuy nhiên với trường hợp của bạn, trước đây bạn không xin giấy phép xây dựng nên bây giờ bạn cần tiến hành đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.

2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.

3. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.

Ủy ban nhân dân huyện là người thực hiện cấp phép xây dựng cho bạn

Trân trọng ./.

2. Tư vấn về cấp giấy phép xây dựng nhà ở ?

Công ty Luật Minh Khuê xin giải đáp thắc mắc của khách hàng về quy định liên quan đến cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Trả lời:

1. Trường hợp được miễn giấy phép xây dựng:

– Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

– Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

– Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

– Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

– Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

– Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

– Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

– Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

Xem thêm:   Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở mới nhất năm 2021 ?

– Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

– Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

2. Giấy phép xây dựng gồm:

a) Giấy phép xây dựng mới;

b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

c) Giấy phép di dời công trình.

– Nội dung của giấy phép:

+ Tên công trình thuộc dự án.

+ Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

+ Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

+ Loại, cấp công trình xây dựng.

+ Cốt xây dựng công trình.

+ Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

Bài viết liên quan: Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng hàng rào (Cập nhật 2021)

+ Mật độ xây dựng (nếu có).

+ Hệ số sử dụng đất (nếu có).

+ Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định trên còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.

– Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng, nếu quá thời hạn phải xin gia hạn giấy phép. Gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần 12 tháng.

3. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ

– Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

+ Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật xây dựng 2014 ;

+ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định

+ Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

– Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

– Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Bản vẽ thiết kế xây dựng;

– Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

– Thời gian cấp phép: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn..

.- Thẩm quyền cấp: Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý

2.5. Hồ sơ cấp phép sửa chữa, cải tạo công trình

– Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.

– Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.

– Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.

– Đối với công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa

2.6. Điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Trong quá trình xây dựng có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

– Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị th5ộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

– Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;

– Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

– Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:

+ Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;

+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

+ Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;

+ Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường

2.7. Lệ phí, thuế xây dựng

– Lệ phí cấp phép do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Cấp phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ không quá 75.000 đồng/giấy phép

– Chủ hộ gia đình tự mua vật tư xây dựng và tự thuê công nhân xây dựng lẻ (không hợp đồng) hoặc có thuê thầu xây dựng nhưng không cung cấp được hợp đồng và các căn cứ chứng minh đã thuê thầu xây dựng thì chủ hộ gia đình là người phải nộp thuế thay nhân công xây dựng.

– Doanh thu tính thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành trong năm dương lịch. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

– Xác định số thuế phải nộp

+ Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

+ Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

Quý khách hàng có thể dựa vào nội dung tư vấn trên để trả lời câu hỏi của mình. Luật Minh Khuê xin trả lời câu hỏi có tính chất riêng biệt như sau

Xin cho tôi hỏi: 1/ Công trình nhà ở xây dựng không có Giấy phép xây dựng có được hoàn công xây dựng cấp quyền sở hữu nhà không? 2/ Công trình xây dựng trong khu Tái định cư do nhà nước bố trí có cần phải xin phép xây dựng không?

Công trình xây dựng nếu thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng không, nếu không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, thì việc xây dựng là trái quy định. Nếu nhà ở thuộc trường hợp phải phá dỡ theo điều 118 Luật xây dựng 2014, thì ngôi nhà này sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.

“Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng

1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới, công trình xây dựng tạm;

b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;

c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;

d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;

đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xây dựng sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.”

Tham khảo một số văn bản pháp lý liên quan:

Nghị định 121/2013/NĐ-CP

Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

– Công văn 3700/TCT/DNK của Tổng cục Thuế về việc thu thuế hoạt động xây dựng nhà tư nhân xây dựng

Trân trọng./

3. Vướng mắc liên quan đến giấy phép xây dựng ?

Công ty Luật Minh Khuê xin giải đáp thắc mắc của khách hàng về quy định liên quan đến cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ:

I. Văn bản luật áp dụng

Luật xây dựng 2014

Nghị định 121/2013/NĐ-CP

Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Công văn 3700/TCT/DNK của Tổng cục Thuế về việc thu thuế hoạt động xây dựng nhà tư nhân xây dựng

Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh tôn giáo

II. Phân tích nội dung:

1. Phân loại công trình

– Công trình tín ngưỡng là những công trình như: Đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ và những công trình tương tự khác.

– Công trình tôn giáo là những công trình như: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo,

– Công trình phụ trợ là những công trình không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, như: Nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào khuôn viên cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và các công trình tương tự khác.

– Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này và những công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp được miễn giấy phép xây dựng:

– Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

– Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

– Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

– Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

– Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

– Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

– Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

– Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

– Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

– Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

Ngoài trường hợp trên, đều phải xin cấp phép xây dựng

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

– Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;

– Bản vẽ thiết kế xây dựng;

– Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

Riêng công trình tôn giáo cần phải có thêm : Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo.

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình tín ngưỡng

4. Lệ phí, thuế xây dựng

– Lệ phí cấp phép do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Cấp phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ không quá 75.000 đồng/giấy phép

– Chủ hộ gia đình tự mua vật tư xây dựng và tự thuê công nhân xây dựng lẻ (không hợp đồng) hoặc có thuê thầu xây dựng nhưng không cung cấp được hợp đồng và các căn cứ chứng minh đã thuê thầu xây dựng thì chủ hộ gia đình là người phải nộp thuế thay nhân công xây dựng.

– Doanh thu tính thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành trong năm dương lịch. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

Xem thêm:   Điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ từ 01/01/2021

– Xác định số thuế phải nộp

+ Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

+ Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

Quý khách hàng có thể dựa vào nội dung tư vấn trên để trả lời câu hỏi của mình. Luật Minh Khuê xin trả lời một số câu hỏi có tính chất riêng biệt như sau:

Kính chào công ty luật, như đã từng đặt câu hỏi trước đây về vấn đề xin giấy phép xây dựng và tôi cũng đã nhận được câu trả lời từ luật sư. Như vậy tôi muốn hỏi thêm, nếu như GPXD đã được cấp của tôi hết hạn và sau này tôi muốn xây lên nhà mới thì tôi vẫn phải xin GPXD mới, khi đó tôi có thể sử dụng lại bản vẽ thiết kế (đã được kiểm duyệt) của GPXD cũ (xin được nhưng không tiến hành xây dựng) để đưa vào hồ sơ xin GPXD mới hay không? Cảm ơn

Hồ sơ xin cấp phép lao động tại khoản 1 Điều 95, Luật xây dựng thì anh cần phải có bản vẽ thiết kế xây dựng. Theo đó, không bắt buộc bản vẽ của anh phải là bản mới, nên anh có thể sử dụng lại bản vẽ thiết kế trước. Tuy nhiên, anh cần phải chú ý bản vẽ thiết kế này phải phù hợp với phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

xin chào công ty luật Minh Khuê. Tôi có một số thắc mắc về xin giấy phép xây dựng, mong công ty tư vấn giúp tôi. Tôi ở tại khu vực nông thôn, làng tôi muốn xây dựng đình làng để thờ cúng. cách đây hơn 10 năm thì ngôi đình đã được xây dựng phần móng, tuy nhiên lúc đó chưa đủ kinh phí nên không thể xây dựng hoàn thiện. Đến nay người dân muốn xây dựng hoàn thiện công trình nhưng xin ý kiến xã không cho phép. Như tôi tìm hiểu muốn xin cấp phép xây dựng thì phải có giấy chứng nhận sử dụng đất, tuy nhiên hầu hết các hộ tại xã tôi vẫn chưa có giấy chứng nhận sử dụng đất. Vậy xin hỏi tôi phải làm gì để có thể tiến hành xây dựng công trình trên. Xin chân thành cảm ơn

Công trình của làng bạn thuộc loại công trình tín ngưỡng, khi muốn xây dựng thì áp dụng theo hồ sơ của công trình không theo tuyến tại Khoản 2 Điều 95 Luật xây dựng 2014 gồm:

“2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;

d) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

đ) Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.”

Như vậy, theo quy định, thì hồ sơ của công trình bắt buộc phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Điều 98 luật đất đai 2013 hướng dẫn như sau:

“Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.”

Theo đó, cần kiểm tra lại mảnh đất để xây dựng đình làng thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nào sẽ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi nhận mục đích sử dụng đất là đất phi nông nghiệp không phải đất ở, cụ thể là đất tín ngưỡng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tham khảo bài viết sau về thủ tục quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Giấy tờ về đất do chế độ cũ cấp có được coi là căn cứ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Trân trọng./.

4. Tư vấn về quy định cấp giấy phép xây dựng ?

Công ty Luật Minh Khuê xin tư vấn những vướng mắc của khách hàng xung quanh vấn đề cấp giấy phép xây dựng:

Nội dung tư vấn:

1. Trường hợp được miễn giấy phép xây dựng:

– Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

– Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

– Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

– Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

– Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

– Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

– Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

– Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

– Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

– Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

2. Giấy phép xây dựng gồm:

a) Giấy phép xây dựng mới;

b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

c) Giấy phép di dời công trình.

– Nội dung của giấy phép:

+ Tên công trình thuộc dự án.

+ Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

+ Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

+ Loại, cấp công trình xây dựng.

+ Cốt xây dựng công trình.

+ Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

+ Mật độ xây dựng (nếu có).

+ Hệ số sử dụng đất (nếu có).

+ Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định trên còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.

Bài viết liên quan: Quy định về cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ?

3. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ

– Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

+ Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật xây dựng 2014;

+ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định

+ Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

– Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

– Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Bản vẽ thiết kế xây dựng;

– Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

– Thời gian cấp phép: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn..

.- Thẩm quyền cấp: Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý

– Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng, nếu quá thời hạn phải xin gia hạn giấy phép. Gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần 12 tháng.

5. Hồ sơ cấp phép sửa chữa, cải tạo công trình

– Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.

– Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.

– Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.

– Đối với công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa

6. Điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Trong quá trình xây dựng có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

– Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị th5ộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

– Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;

– Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

– Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:

+ Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;

+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

+ Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;

+ Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

Quý khách hàng có thể dựa vào nội dung tư vấn trên để trả lời câu hỏi của mình. Luật Minh Khuê xin trả lời câu hỏi có tính chất riêng biệt như sau

Xin chào công ty luật MINH KHUÊ Tôi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên giấy ghi rõ khu dân cư thơi gian ổn định. Năm 2013 Uỷ Ban nhân dân huyện có quy hoạch đô thị. Đất của tôi nằm trong khu vực quy hoạch. Khu quy hoạch đó thuộc diện nâng cấp đô thị. 1/500. Nay tôi muốn xây nhà ở cấp bốn. Thì được cấp loại giấy phép nào. Tỗi xin công ty luật MINH KHUÊ tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn.

Trường hợp của bạn được miễn xin giấy phép xây dựng theo điểm e khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 , theo đó, bạn chỉ cần kiểm tra lại chi tiết quy hoạch 1/500 và xây dựng đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt này. Nếu bạn tự ý xây dựng vi phạm quy hoạch, sẽ chịu xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 7 điều 13, Nghị định 121/2013/NĐ-CP với mức phạt như sau:

‘7. Phạt tiền từ updating đồng đến updating đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng;

b) Xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng.”

Trân trọng./

5. Thủ tục điều chỉnh Giấy phép xây dựng ?

Chào Luật sư, tôi xin hỏi vấn đề sau: Nhà tôi có 03 lô đất có 03 sổ đỏ khác nhau, nhưng đứng tên Huỳnh Thái N cho 03 lô ( lô 1, lô 2, lô 3 ) tất cả các lô đất đều chưa xây dựng: Tôi làm thủ tục xin phép xây dựng cho lô 1 và lô 2, đã cấp giấy phép xây dựng cho 2 lô (lô 01 và 02) nhưng tôi chỉ xin phép xây dựng trên diện tích đất lô 1 và lô 2 không xây dựng.Trên giấy phép xây dựng cấp phép thể hiện lô 1 và lô 2, kèm theo hồ sơ thiết kế cho 2 lô đất đã được thẩm tra.

Vây cho tôi hỏi giờ tôi muốn xin phép xây dựng mới cho lô đất số 2 và số 3 được hay không ?

Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: updating

Trả lời:

Bạn đã xin cấp phép xây dựng đối với lô 1 và lô 2 và đã được phê duyệt, Hồ sơ thiết kế cho 2 lô đất kể trên cũng đã được thẩm tra, phê duyệt do đó việc chỉ xây dựng trên một lô được coi là điều chỉnh thiết kế xây dựng. Theo quy định tại điều 84 Luật xây dựng 2014 về Điều chỉnh thiết kế xây dựng:

Điều 84. Điều chỉnh thiết kế xây dựng

1. Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

a) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng;

b) Trong quá trình thi công xây dựng có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế xây dựng để bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả của dự án.

2. Khi điều chỉnh thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này mà có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì việc điều chỉnh thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.

Về Giấy phép xây dựng, Điều 90 Luật này quy định như sau:

Điều 90. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng

1. Tên công trình thuộc dự án.

2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

4. Loại, cấp công trình xây dựng.

5. Cốt xây dựng công trình.

6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

7. Mật độ xây dựng (nếu có).

8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).

9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.

10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng

1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;

c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:

a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;

b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

c) Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;

d) Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

Theo đó, bạn thay đổi diện tích xây dựng thì cần làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định nêu trên. Sau khi điều chỉnh giấy phép xây dựng thì bạn có thể chỉ xây dựng trên diện tích lô 1 và tiếp tục xin cấp phép xây dựng mới trên diện tích lô 2 và lô 3.

Xem thêm:   Thủ tục xin cấp lại giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật, về luật dân sự và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: updating hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

6. Tư vấn về việc xin giấy phép xây dựng nhà ?

Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Nhà tôi đang nằm trong diện quy hoạch cùng 1 số hộ khác với một bên là dự án tư nhân trước nhà từ năm 2000 đến nay. Do đền bù của chủ đầu tư với các hộ là không thoả đáng, nên việc đền bù giải toả đến nay vẫn không được các hộ đồng ý. Bên dự án bây giờ người ta xây tường gạch xung quanh khu đất của họ và cho làm bãi gửi xe và chắc chắn việc thu hồi đất của các hộ dân như nhà tôi là không thể.

Nhà tôi đang là nhà cấp 4, do tình trạng nhà xuống cấp gây nguy hiểm trong sinh hoạt, tôi muốn làm đơn đề nghị xin xây nhà lên 3 tầng để bảo đảm sinh hoạt gia đình được an toàn có được không ? Thủ tục làm đơn như thế nào ? Và cho tôi hỏi là dự án sau bao nhiêu năm không triển khai thì bị thu hồi giấy phép ? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: updating

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

+ Hiện tại gia đình bạn đang nằm trong diện quy hoạch của một dự án tư nhân từ trước 2000 đến nay, do việc đền bù không thỏa đáng nên đến nay vẫn không giải tỏa được. Do tình trạng nhà xuống cấp gia đình bạn muốn xây dựng lại để ở, theo đó gia đình cần xin cấp phép xây dựng trước khi tiến hành. Tuy nhiên bạn cần xác định rằng dự án quy hoạch đó thuộc quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phù hợp với quy mô công trình của UBND cấp tỉnh quy định.

“Điều 94. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn

1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng có thời hạn gồm:

a) Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt;

c) Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ.

2. Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 91 của Luật này.

3. Đối với nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này.

4. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, khi hết thời hạn mà kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng chưa được triển khai thì cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng công trình về điều chỉnh quy hoạch xây dựng và thực hiện gia hạn giấy phép xây dựng có thời hạn.

5. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo.”

+ Gia đình có thể làm hồ sơ xin giấy phép xây dựng tạm như sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm;

– Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, 01 bản sao photo;

– Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Bản vẽ thiết kế xây dựng;

– Giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng

+ Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng:

Thông tư 10/2012/TT-BXD: Hướng dẫn về cấp phép xây dựng Quy định:

“Điều 13. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng quy định tại Điều 14 Nghị định 64/CP thực hiện như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử – văn hoá, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo quy định của UBND cấp tỉnh; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.

2. Nay ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị, bao gồm cả nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã được Nhà nước công nhận bảo tồn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Ủy ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và tại những khu vực theo quy định của UBND cấp huyện khi xây dựng phải có giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

4. Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức, năng lực quản lý, UBND cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp, Ban quản lý các khu đô thị mới cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc khu công nghiệp và khu đô thị mới, trừ các công trình nêu tại khoản 1 Điều này.

5. Công trình do cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan đó điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép xây dựng do cấp dưới cấp không đúng quy định.”

– Cũng tại Điều 5 Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì:

“Điều 5. Giấy phép xây dựng tạm quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP

1. Việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.

2. Căn cứ tính chất, đặc điểm và thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng của từng khu vực, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể quy mô công trình được cấp giấy phép xây dựng tạm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

3. Trong nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian được phép tồn tại của công trình, hết thời hạn quy định trong giấy phép xây dựng tạm nếu Nhà nước chưa giải phóng mặt bằng thì công trình được phép tồn tại cho đến khi Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch, khi đó chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình.”

– Dự án sau bao nhiêu năm không triển khai sẽ bị thu hồi:

Điều 49 Luật đất đai 2013 quy định :

“2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

3. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

-> Về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nêu rõ: trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật… Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án mà sau 3 năm chưa có quyết định thu hồi đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi đất… Như vậy, thực hiện nghiêm LĐĐ 2013 và Luật xây dựng 2014 sẽ hạn chế được quy hoạch “treo”, dự án “treo” và quyền lợi của người dân trong khu quy hoạch sẽ được đảm bảo.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Cấp giấy phép xây dựng

error: Alert: Content is protected !!