Mẫu đơn, giấy chuyển nhượng đất viết tay đầy đủ, hợp pháp

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Chia sẻ mẫu đơn, giấy chuyển nhượng đất viết tay đầy đủ, hợp pháp và những lưu ý khi viết đơn chuyển nhượng đất khi sang nhượng đất đai.

Đất đai là tài sản có giá trị lớn và thường xuyên xảy ra tranh chấp. Do đó, pháp luật đã quy định rất rõ ràng về trình tự, giấy tờ, thủ tục cần thiết để tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, tình trạng chuyển nhượng đất bằng giấy tờ viết tay vẫn tồn tại, thậm chí là khá phổ biến. Và hình thức này tồn tại rất nhiều rủi ro về pháp lý cho người mua.

Bài viết hiện tại: Mẫu đơn, giấy chuyển nhượng đất viết tay đầy đủ, hợp pháp

Do đó, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ với bạn mẫu đơn viết tay chuyển nhượng đất 2021 được pháp luật công nhận trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính trong bài Ẩn bớt

I. Mẫu giấy, đơn viết tay chuyển nhượng đất

1. Nội dung mẫu giấy viết tay chuyển nhượng đất

Một mẫu đơn chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện hành sẽ bao gồm những nội dung sau:

  • Tên hợp đồng
  • Các thông tin của chủ thể tham gia hợp đồng
  • Các thông tin thửa đất: vị trí, diện tích,…
  • Điều khoản về quyền sử dụng đất chuyển nhượng
  • Giá bán, phương thức thanh toán (tiền mặt hay chuyển khoản)
  • Việc giao đất và đăng ký quyền sử dụng đất
  • Trách nhiệm nộp thuế và nộp lệ phí
  • Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Cam kết chung
  • Lời chứng thực của UBND cấp xã nơi có đất

2. Mẫu đơn, giấy viết tay chuyển nhượng đất có hiệu lực khi nào?

Theo điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định, mẫu đơn sang nhượng đất viết tay chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực tại văn phòng công chứng hay cơ quan có thẩm quyền.

Mặt khác, theo Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, đơn viết tay chuyển nhượng đất không bị vô hiệu khi đáp ứng những điều kiện sau:

Xem thêm:   Trình tự thủ tục mua bán, chuyển nhượng đất thổ cư mới nhất

Bài viết liên quan: Mẫu Hợp đồng mua bán nhà 2021 chi tiết nhất

  • Chủ thể ký kết giấy viết tay quyền sử dụng đất phải đủ tuổi và có đủ năng lực trách nhiệm dân sự theo quy định
  • Mục đích và nội dung ký kết không trái điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội
  • Chủ thể ký kết không bị ép buộc mà hoàn toàn tự nguyện
  • Hình thức của giao dịch dân sự phải được đáp ứng trong một số trường hợp nhất định

II. Điều kiện chuyển nhượng đất là gì?

Chuyển nhượng đất là người sử dụng đất giao đất và quyền sử dụng mảnh đất đó cho người nhận chuyển nhượng sử dụng. Khi đó, bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ nhận được số tiền tương đương với giá trị quyền sử dụng đất như các bên đã thỏa thuận.

Mẫu đơn, giấy chuyển nhượng đất viết tay đầy đủ, hợp pháp
Chuyển nhượng đất là người sử dụng đất giao đất và quyền sử dụng mảnh đất đó cho người nhận chuyển nhượng sử dụng

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định, người sử dụng đất thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ 4 điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm cho việc thi hành án
  • Đất không có tranh chấp
  • Trong thời hạn sử dụng đất

Mẫu đơn, giấy chuyển nhượng đất viết tay đầy đủ, hợp pháp

III. Lưu ý khi ký đơn, giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay

1. Tìm hiểu về thông tin nhà, đất

Trước khi ký đơn viết tay chuyển nhượng đất, bạn cần tìm hiểu một số thông tin về nhà đất như:

  • Giấy tờ pháp lý của tài sản: cần kiểm tra xem giấy tờ đó là thật hay giả.
  • Sự ổn định của nhà đất: tìm hiểu xem nhà đất chuyển nhượng có bị tranh chấp giữa các đồng sở hữu hay với hàng xóm hoặc là với người khác.
  • Nếu nhà đất là tài sản chung: nhiều trường hợp nhà đất chỉ đứng tên vợ hoặc chồng. Nhưng nếu đó là tài sản chung của 2 người thì cần phải có đầy đủ cả vợ và chồng tham gia ký kết hợp đồng chuyển nhượng. Nếu một người không có mặt ở địa phương thì sẽ có một số khó khăn xảy ra khi chuyển nhượng.
Mẫu đơn, giấy chuyển nhượng đất viết tay đầy đủ, hợp pháp
Lưu ý khi ký đơn viết tay chuyển nhượng đất
  • Có bên thứ ba liên quan: tìm hiểu tài sản đó có đang thế chấp, đặt cọc không. Nếu có thì cần phải hủy bỏ giao dịch đó rồi mới tiếp tục thực hiện chuyển nhượng.
  • Thông tin người bán: kiểm tra giấy tờ tùy thân của người bán còn hạn hay không và một số giấy tờ khác liên quan như giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân, giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu,…
  • Nghĩa vụ tài chính tại thời điểm mua bán: kiểm tra giấy chứng nhận có ghi nợ các khoản tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ,… hay không. Bởi vì, chủ tài sản chỉ được phép chuyển nhượng tài sản sau khi đã hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
Xem thêm:   Luật Đất đai 2003 13/2003/QH11

2. Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Sau khi xác định rõ ràng các vấn đề có liên quan, bạn có thể tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Đầu tiên là ký hợp đồng đặt cọc. Việc này để đảm bảo giao dịch chuyển nhượng mua bán sẽ được diễn ra. Hợp đồng đặt cọc là văn bản không yêu cầu phải công chứng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên công chứng, chứng thực hợp đồng này để tránh những rủi ro, rắc rối có thể xảy ra.

Mẫu đơn, giấy chuyển nhượng đất viết tay đầy đủ, hợp pháp
Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Tiếp theo là ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bản hợp đồng này cần phải được công chứng, chứng thực để đảm bảo quyền lợi của các bên và phải có đầy đủ các nội dung như trên.

3. Thanh toán và sang tên giấy tờ nhà đất khi chuyển nhượng quyền

Cuối cùng, về việc thanh toán và sang tên giấy tờ nhà đất khi chuyển nhượng quyền:

  • Việc thanh toán nên thực hiện tại ngân hàng để đảm bảo tính an toàn
  • Hạn chế thanh toán bằng ngoại tệ vì có thể khiến giao dịch vô hiệu
  • Sau khi ký hợp đồng công chứng, một trong các bên (theo thỏa thuận) phải liên hệ nộp thuế với cơ quan thuế để tránh bị phạt do chậm nộp
  • Khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Khi nhận Giấy chứng nhận (cấp cho bên mua) cần kiểm tra các thông tin ghi trên giấy chứng nhận có chính xác không

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

Giấy viết tay chuyển nhượng đất có hiệu lực khi nào?

Mẫu đơn sang nhượng đất viết tay chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực tại văn phòng công chứng hay cơ quan có thẩm quyền.

Bài viết liên quan: Trình tự, thủ tục khi bố mẹ tặng cho con quyền sử dụng đất

Xem thêm:   Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Cập nhật 2020)

Điều kiện chuyển nhượng đất là gì?

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm cho việc thi hành án

– Đất không có tranh chấp

– Trong thời hạn sử dụng đất

Nhà Đất Mới vừa chia sẻ với bạn mẫu đơn viết tay chuyển nhượng đất và một số quy định về pháp luật liên quan. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ không gặp phải bất kỳ rắc rối, khó khăn nào về vấn đề này.

Ngoài ra, tại chuyên mục LUẬT NHÀ ĐẤT của chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật những biểu mẫu và các bài viết tư vấn luật nhà đất đầy đủ, chính xác. Hãy tham khảo ngay nhé!

Nguồn: Thongkenhadat.com

Xin chào, Tôi là Lan Anh – Chuyên gia thị trường Bất Động Sản Việt Nam. Hiện đang làm việc tại Công ty cổ phần Nhà Đất Mới. Với hơn 4 năm kinh nghiệm đã từng làm về các lĩnh vực môi giới, tư vấn, phong thủy. Tôi muốn mang đến cho bạn những kiến thức thông tin về bất động sản chính xác nhất. Hãy cùng theo dõi các bài viết của tôi được cập nhật tại website: https://thongkenhadat.com/

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Chuyển nhượng đất đai

error: Alert: Content is protected !!