Nguyên tố hóa học – Wikipedia tiếng Việt

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Nguyên tố hóa học, thường được gọi đơn giản là nguyên tố, là một chất hóa học tinh khiết, bao gồm một kiểu nguyên tử, được phân biệt bởi số hiệu nguyên tử, là số lượng proton có trong mỗi hạt nhân[1].

Bài viết hiện tại: Nguyên tố hóa học – Wikipedia tiếng Việt

Giới thiệu chung[sửa | sửa mã nguồn]

Tại thời điểm tháng 6 năm 2020, có tất cả 118 nguyên tố hóa học đã được tìm thấy, trong đó 94 nguyên tố có nguồn gốc tự nhiên (trong đó có 88 nguyên tố dễ kiếm trên Trái Đất còn 6 nguyên tố còn lại rất là hiếm), 24 nguyên tố còn lại là nhân tạo. Nguyên tố nhân tạo đầu tiên là tecneti tìm thấy năm 1937. Tất cả các nguyên tố nhân tạo đều có tính phóng xạ với chu kỳ bán rã ngắn vì vậy chúng không thể tồn tại tự nhiên trên Trái Đất ngày nay do sự phóng xạ đã diễn ra ngay từ khi hình thành Trái Đất.

Các nguyên tố nhẹ nhất là hydro (có ba loại nguyên tử là hydro, Đơteri và triti), là nguyên tố đầu tiên xuất hiện trong Vụ Nổ Lớn. Tất cả các nguyên tố nặng hơn được tìm thấy hay sản xuất một cách tự nhiên hay nhân tạo thông qua hàng loạt phương thức khác nhau của tổng hợp hạt nhân.

Bài viết liên quan: Tranh Tứ Quý hợp với tuổi gì? Treo tranh Tứ Quý ở đâu hợp phong thủy nhất?

Mỗi nguyên tố hóa học đều có một tên và ký hiệu riêng để dễ nhận biết. Tên gọi chính thức của các nguyên tố hóa học được quy định bởi Liên đoàn Quốc tế về Hoá học Thuần túy và Ứng dụng (tiếng Anh: International Union of Pure and Applied Chemistry) (viết tắt: IUPAC). Tổ chức này nói chung chấp nhận tên gọi mà người (hay tổ chức) phát hiện ra nguyên tố đã lựa chọn. Điều này có thể dẫn đến tranh luận là nhóm nghiên cứu nào thực sự tìm ra nguyên tố, là câu hỏi từng làm chậm trễ việc đặt tên cho các nguyên tố với số nguyên tử từ 104 trở lên trong một thời gian dài (Xem thêm Tranh luận về đặt tên nguyên tố). Các nguyên tố hóa học cũng được cấp cho một ký hiệu hóa học thống nhất, dựa trên cơ sở tên gọi của nguyên tố, phần lớn là viết tắt theo tên gọi La tinh. (Ví dụ, cacbon có ký hiệu hóa học ‘C’, natri có ký hiệu hóa học ‘Na’ từ tên gọi La tinh natrium). Ký hiệu hóa học của nguyên tố được thống nhất và hiểu trên toàn thế giới trong khi tên gọi thông thường của nó khi chuyển sang một ngôn ngữ khác thì phần lớn không giống nhau.

Xem thêm:   Bán hàng đa cấp là gì? Cách nhận biết công ty đa cấp lừa đảo

Nguyên tử của các nguyên tố có thể kết hợp với nhau để tạo thành các đơn chất hay hợp chất hóa học dưới các trạng thái các khối đơn nguyên tử hay hai nguyên tử hoặc đa nguyên tử. Điều này được gọi là tính đa hình. Ví dụ nguyên tố oxy có thể tồn tại dưới các trạng thái sau: oxy nguyên tử (O), oxy (O2), ôzôn (O3).Hợp chất vô cơ (như nước, muối, oxide v.v) và hợp chất hữu cơ. Trong phần lớn các trường hợp các hợp chất này có thành phần, cấu trúc và thuộc tính đặc trưng cố định.

Một vài nguyên tố, phần lớn là các kim loại kết hợp với nhau để tạo thành một cấu trúc mới với các thành phần có thể thay đổi (như hợp kim). Trong trường hợp này có lẽ tốt nhất là nói về trạng thái liên kết hơn là hợp chất. Nói chung, trên thực tế thì một chất hóa học nào đó có thể là hỗn hợp của cả hai dạng kể trên.

Các nguyên tố hóa học được sắp xếp và liệt kê trong một bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học theo thứ tự tăng dần của số nguyên tử, Z. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho biết những thông tin về các tính chất cơ bản của một nguyên tố. Ví dụ như dạng thể, độ bay hơi, độ đông đặc v.v. Xem thêm danh sách các nguyên tố theo tên, theo ký hiệu và theo số nguyên tử. Phương thức thuận tiện nhất để tra cứu các nguyên tố là trình bày chúng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, bảng này nhóm các nguyên tố với những thuộc tính hóa học tương tự nhau trong cùng một nhóm.

Bảng tuần hoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách nguyên tố hóa học[sửa | sửa mã nguồn]

Tên tiếng Việt Tên tiếng Latinh Ký hiệu nguyên

tố hóa học
Số nguyên tử Nguyên tử

lượng Ar
Năm phát hiện
actini actinium Ac 89 227,0277)* 1899
americi americium Am 95 243,0614)* 1944
antimon

(Stibi)

Bài viết liên quan: An ninh lương thực – Wikipedia tiếng Việt

stibium

(antimonium)

Sb 51 121,75 thời thượng cổ
agon argon Ar 18 39,948 1894
asen arsenicum As 33 74,922 thời trung cổ
astatin astatium At 85 209,9871)* 1940
bari barium Ba 56 137,34 1774
berkeli berkelium Bk 97 247,0703)* 1950
beryli beryllium Be 4 9,0122 1797
bismuth bismutum Bi 83 208,980 thời thượng cổ
bohri bohrium Bh 107 264,12)* 1981
bo boronium B 5 10,811 1808
brom bromum Br 35 79,909 1826
cacbon carboneum C 6 12,01115 thời thượng cổ
xeri cerium Ce 58 140,12 1803
xêzi caesium Cs 55 132,905 1860
thiếc stannum Sn 50 118,69 thời thượng cổ
curi curium Cm 96 247,0704)* 1944
darmstadti darmstadtium Ds 110 271)* 1994
kali kalium K 19 39,102 1807
dubni dubnium Db 105 262,1144)* 1970
nitơ nitrogen N 7 14,0067 1772
dysprosi dysprosium Dy 66 162,50 1886
einsteini einsteinium Es 99 252,0830)* 1952
erbi erbium Er 68 167,26 1843
europi europium Eu 63 151,964 1901
fermi fermium Fm 100 257,0951)* 1952
fluor fluorum F 9 18,9984 1886
phosphor phosphorus P 15 30,973 8 1669
franci francium Fr 87 223,0197)* 1939
gadolini gadolinium Gd 64 157,25 1880
galli gallium Ga 31 69,72 1875
germani germanium Ge 32 72,59 1886
hafni hafnium Hf 72 178,49 1923
hassi hassium Hs 108 265,1306)* 1984
heli helium He 2 4,0026 1868
nhôm aluminum Al 13 26,9815 1825
holmi holmium Ho 67 164,930 1879
magiê magnesium Mg 12 24,312 1775
clo chlorum Cl 17 35,453 1774
crom chromium Cr 24 51,996 1797
indi indium In 49 114,82 1863
iridi iridium Ir 77 192,2 1802
iod iodum I 53 126,904 1811
cadmi cadmium Cd 48 112,40 1817
californi californium Cf 98 251,0796)* 1950
coban cobaltum Co 27 58,933 1735
krypton krypton Kr 36 83,80 1898
silic siliconium Si 14 28,086 1823
oxy oxygen O 8 15,9994 1774
lanthan lanthanum La 57 138,91 1839
lawrenci laurentium Lr 103 262,1097)* 1961
lithi lithium Li 3 6,939 1817
luteti lutetium Lu 71 174,97 1907
mangan manganum Mn 25 54,938 1774
đồng cuprum Cu 29 63,54 thời thượng cổ
meitneri meitnerium Mt 109 268,1388)* 1982
mendelevi mendelevium Md 101 258,0984)* 1955
molypden molybdenum Mo 42 95,94 1778
neođim neodymium Nd 60 144,24 1885
neon neon Ne 10 20,183 1898
neptuni neptunium Np 93 237,0482)* 1940
niken nickelum Ni 28 58,71 1751
niobi niobium Nb 41 92,906 1801
nobeli nobelium No 102 259,1010)* 1958
chì plumbum Pb 82 207,19 thời thượng cổ
osmi osmium Os 76 190,2 1803
paladi palladium Pd 46 106,4 1803
bạch kim platinum Pt 78 195,09 1738
plutoni plutonium Pu 94 244,0642)* 1940
poloni polonium Po 84 208,9824)* 1898
praseođimi praseodymium Pr 59 140,907 1885
prometi promethium Pm 61 145 1938
protactini protactinium Pa 91 231,0359)* 1917
radi radium Ra 88 226,0254)* 1898
radon radon Rn 86 222,0176)* 1900
rheni rhenium Re 75 186,2 1924
rhodi rhodium Rh 45 102,905 1803
roentgeni roentgenium Rg 111 272)* 1994
thủy ngân hydrargyrum Hg 80 200,59 thời thượng cổ
rubidi rubidium Rb 37 85,47 1861
rutheni ruthenium Ru 44 101,107 1844
rutherfordi rutherfordium Rf 104 261,1088)* 1964
samari samarium Sm 62 150,35 1879
seaborgi seaborgium Sg 106 263,1186)* 1974
seleni selenium Se 34 78,96 1817
lưu huỳnh sulfur S 16 32,064 thời thượng cổ
scandi scandium Sc 21 44,956 1879
natri natrium Na 11 22,9898 1807
stronti strontium Sr 38 87,62 1790
bạc argentum Ag 47 107,870 thời thượng cổ
tantan tantalum Ta 73 180,948 1802
tecneti technetium Tc 43 97,9072 1937
telu tellurium Te 52 127,60 1782
terbi terbium Tb 65 158,924 1843
tali thallium Tl 81 204,37 1861
thori thorium Th 90 232,0381* 1828
tuli thulium Tm 69 168,934 1879
titan titanium Ti 22 47,90 1791
urani uranium U 92 (238) 1789
vanadi vanadium V 23 50,942 1830
calci calcium Ca 20 40,08 1808
hiđrô hydrogen H 1 1,00797 1766
wolfram wolframium

(tungstenium)

W 74 183,85 1781
xenon xenon Xe 54 131,30 1898
ytterbi ytterbium Yb 70 173,04 1878
ytri ytrium Y 39 88,905 1794
kẽm zincum Zn 30 65,37 thời thượng cổ
zirconi zirconium Zr 40 91,22 1789
vàng aurum Au 79 196,967 thời thượng cổ
sắt ferrum Fe 26 55,847 thời thượng cổ

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tên các nguyên tố
  • Hóa học
  • Sự phổ biến của các nguyên tố hóa học
  • Tên gọi hệ thống của các nguyên tố
  • Các nguyên tố hư cấu
  • Các nguyên tố đặt tên theo danh nhân
  • Các nguyên tố đặt tên theo địa danh
  • Hợp chất

chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết bên ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Elementymology & Elements Multidict word history and language dictionary

Thông tin về hóa học[sửa | sửa mã nguồn]

  • ChemGlobe Lưu trữ updating tại Wayback Machine
  • Phòng thí nghiệm quốc gia LosAlamos Lưu trữ updating tại Wayback Machine
  • Nguyên tố hóa học

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!