Nhà giàu Hà Nội “dở khóc dở cười” với nhà nghỉ dưỡng ngoại ô mới nhất

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Bài viết hiện tại: Nhà giàu Hà Nội “dở khóc dở cười” với nhà nghỉ dưỡng ngoại ô mới nhất



KINH NGHIỆM MUA BÁN NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN


Bài viết liên quan: Lâm Đồng lập quy hoạch 1/2.000 Khu du lịch hồ Prenn mới nhất


Xu hướng mua đất ngoại ô làm biệt thự, nhà vườn nghỉ dưỡng của giới nhà giàu Hà Nội trở nên phổ biến trong 2 năm gần đây khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Thế nhưng nhiều người giàu sớm vỡ mộng với những căn nhà nghỉ dưỡng này.

Đại dịch Covid-19 kéo theo hệ lụy giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập đông người, làm việc tại nhà khiến con người gắn bó nhiều hơn, thậm chí là 24/24h với ngôi nhà. Con người càng ngày càng nhận ra tầm quan trọng của không gian sống, nhu cầu về một không gian sống rộng lớn, thoáng đãng và trong lành tăng mạnh. Thực tế này thúc đẩy xu hướng “dạt” ra vùng ven mua đất xây biệt thự, nhà vườn nghỉ dưỡng của một bộ phận người giàu Hà Nội. Đây chính là lý do khiến các khu đất ven đô có lợi thế về cảnh quan, thiên nhiên được săn tìm và tăng giá thời gian qua, dù mặt bằng chung của thị trường bất động sản là trầm lắng.

Một khảo sát của Batdongsan.com.vn vào tháng 6/2021 cho thấy, rất nhiều lô đất nhà vườn, đất trang trại, đất nghỉ dưỡng ở Ba Vì có quy mô 1.000-2.000m2 thuộc Ba Trại, Minh Quang, Cẩm Lĩnh, Yên Bài, Vân Hòa chỉ có khoảng giá 600 triệu đồng đến 1 tỷ/lô vào năm 2018 thì đến thời điểm tháng 6/2021, mức giá đã lên 2-4 tỷ đồng/lô. Tại Sóc Sơn, các lô đất diện tích lớn tại Minh Trí, Quang Tiến, Xuân Giang, tùy từng vị trí, tỉ lệ thổ cư, cảnh quan xung quanh, mức giá cũng tăng từ 1-1,5 tỷ đồng/lô lên mức 3-4 tỷ đồng/lô. Những mảnh đất quy mô lớn tại Sài Sơn, Hòa Thạch, Đông Yên (Quốc Oai) cũng rời bỏ mốc 1-2 tỷ/lô của 2 năm trước, chạm mức 3-5 tỷ đồng/lô. Tại Thạch Thất, những khu đất quy mô lớn tại Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung hiện đang được chào bán 8-12 tỷ đồng/lô.

Xem thêm:   Xuất khẩu HRC của Ấn Độ quay trở lại thị trường Việt Nam mới nhất

hình ảnh bất động sản ven đôNhiều người giàu đang vỡ mộng với những căn nhà nghỉ dưỡng ngoại ô. Ảnh minh họa

Khá nhiều biệt thự, nhà vườn nghỉ dưỡng ngoại ô, thậm chí xuất hiện cả làng Hà Nội đã hiện diện tại các khu vực trên từ năm 2020 đến nay. Tuy nhiên, nhiều người giàu Hà Nội cũng sớm vỡ mộng về những căn nhà nghỉ dưỡng ven đô này. Ông Phạm Minh Quân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, năm 2020, sau thời gian giãn cách xã hội toàn quốc vào tháng 4, vợ chồng ông quyết định mua và cải tạo lại một căn biệt thự nghỉ dưỡng ở Hòa Bình. Thời gian đầu gia đình 4 người đều háo hức chờ đến cuối tuần để về đây nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, sau một thời gian, căn nhà thứ 2 bắt đầu bộc lộ nhiều bất cập. Căn biệt thự của ông thường xuyên bị trộm ghé thăm lấy đi nhiều đồ giá trị. Ông Quân sau đó phải thuê người trông nom nhưng do khuôn viên biệt thự rộng nên tình trạng bị mất cắp chỉ giảm đi, trộm không liều lĩnh đột nhập vào nhà nhưng lại lấy trộm cây cảnh, cây trái trong vườn. Ngoài ra, khi trở về đây vào dịp cuối tuần, nhiều khi vợ chồng ông muốn sử dụng các dịch vụ spa, massage trị liệu nhưng xung quanh lại không có. Nhiều dịch vụ khác nằm trong nhu cầu mà vợ chồng ông muốn sử dụng vào dịp cuối tuần cũng không có hoặc nếu có chất lượng lại không tốt. Thực tế này khiến vợ chồng ông Quân bắt đầu mệt mỏi và vào tuần trước đã nhờ môi giới rao bán căn biệt thự.

Trong trào lưu dạt về vùng ven xây dựng nhà vườn, nhà nghỉ dưỡng, ông Trần Văn Đức (Hà Đông, Hà Nội) cho biết giữa năm 2020 ông bỏ ra gần 3 tỷ đồng mua hơn 1ha đất rừng tại Minh Phú (Sóc Sơn). Giá mỗi m2 của mảnh đất là 2,5 triệu đồng/m2. Theo ông Đức, do đặc điểm là đất rừng nên không được xây dựng các công trình kiên cố nhưng theo môi giới tư vấn thì việc xây các công trình như nhà gỗ homestay, nhà công te nơ hoàn toàn triển khai được và đã có người kinh doanh mô hình này.

Xem thêm:   Xu hướng thiết kế phòng tắm mùa thu: Thư giãn và tinh tế mới nhất

Ông Đức tìm hiểu thêm và tin lời môi giới tư vấn – vốn là người họ hàng nên quyết định xuống tiền. Mục đích của ông trước hết là làm một căn nhà gỗ mang tính chất homestay để gia đình về nghỉ ngơi dịp cuối tuần, sau đó tính đến việc dựng nhiều căn nhà gỗ khác để kinh doanh homestay. Thế nhưng khi bắt tay vào làm thì việc xin phép xây dựng nhà trên đất rừng là rất khó. Ông Đức và người môi giới tìm cách hợp thức hóa việc xây dựng nhưng đều không được. Theo luật pháp, việc xây nhà hoặc xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch trên đất rừng mà chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất thương mại, dịch vụ là trái phép, vi phạm pháp luật. Do vướng mắc pháp lý mà đến nay, sau hơn 1 năm, mảnh đất rừng của ông Đức vẫn để không. Mới đây, ông đã quyết định rao bán khi nhận thấy việc xây dựng nhà nghỉ dưỡng trên đất rừng là không thể.

Theo anh Nguyễn Quang Vinh, môi giới đất trang trại, đất vườn Ba Vì, Sơn Tây (Hà Nội) thì trào lưu mua đất làm nhà vườn, biệt thự nghỉ dưỡng tăng mạnh trong 2 năm qua do đại dịch Covid-19 phức tạp. Thế nhưng, bên cạnh rất nhiều người đổ về đây mua đất xây dựng căn nhà thứ 2, thị trường cũng ghi nhận làn sóng nhà đầu tư mua từ những năm 2019 và 2020 đang rao bán để tháo chạy khỏi thị trường bởi những nguyên nhân bất cập như pháp lý của đất, vấn đề quản lý hay khoảng cách quá xa xôi. Theo anh Vinh, nhà đầu tư nên thuê trải nghiệm một căn biệt thự nhà vườn cụ thể sống thử một thời gian trước khi quyết định đầu tư. Ngoài ra với các loại đất xây căn nhà nghỉ dưỡng thứ 2 ở các vùng ven cần tìm hiểu kĩ về pháp lý, quy hoạch trước khi xuống tiền.

Xem thêm:   Trái phiếu bất động sản: Món hời hay cục nợ? mới nhất

Hải Miên

Bài viết liên quan: Quảng Ninh nghiên cứu quy hoạch 2 phân khu ở Vân Đồn mới nhất



ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT


Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Gợi ý thông tin BĐS và các lĩnh vực liên quan


Theo ThanhnienViet: https%3A%2F%2Fthanhnienviet.vn%2F2021%2F09%2F29%2Fnha-giau-ha-noi-do-khoc-do-cuoi-voi-nha-nghi-duong-ngoai-o%2F

error: Alert: Content is protected !!