Thủ tướng yêu cầu phải xem giải ngân 250 nghìn tỷ vốn đầu tư công còn lại năm 2021 là một nhiệm vụ chính trị quan trọng mới nhất

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Bài viết hiện tại: Thủ tướng yêu cầu phải xem giải ngân 250 nghìn tỷ vốn đầu tư công còn lại năm 2021 là một nhiệm vụ chính trị quan trọng mới nhất



KINH NGHIỆM MUA BÁN NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN


Bài viết liên quan: Đất không có giấy tờ vẫn được làm sổ đỏ? mới nhất


Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ ngành, địa phương về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 ngày 28.9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, nguồn vốn đầu tư công khoảng 250 nghìn tỷ đồng còn lại của năm 2021 là nguồn lực rất quan trọng trong lúc dịch bệnh tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và đời sống nhân dân.

https://wiki.thongkenhadat.com/wp-content/uploads/2021/09/viber_image_2021-09-28_15-58-56-861.jpg

Thủ tướng biểu dương các bộ, cơ quan, địa phương  có tỉ lệ giải ngân đạt hơn 60%; đồng thời phê bình nghiêm khắc các bộ, cơ quan, địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới 40%. Ảnh: VGP

Thủ tướng yêu cầu phải xem đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng từ nay đến cuối năm, thúc đẩy giải ngân đạt tỉ lệ cao nhất có thể, vừa bảo đảm tiến độ, vừa nâng cao chất lượng, siết chặt kỷ luật kỷ cương, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Đồng thời Thủ tướng biểu dương những nơi đạt giải ngân cao, phê bình nghiêm khắc những nơi có tỉ lệ giải ngân dưới 40%.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tình hình thực hiện giải ngân 8 tháng đầu năm đạt 183.320 tỷ đồng, đạt 39,74% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (461.300 tỷ đồng); dự kiến giải ngân đến 30.9.2021 là 218.550 tỷ đồng, đạt 47,38% kế hoạch.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc giải ngân vốn đầu tư công chậm do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan đã tồn tại cố hữu từ lâu như: công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu; thay đổi chính sách và quy định; năng lực chủ đầu tư, nhà thầu; việc tránh thanh toán vốn nhiều lần, chờ thanh toán một lần của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu; tính chất đặc thù của chi đầu tư, niên độ ngân sách nhà nước là 1 năm, giao kế hoạch vốn đầu năm, quyết toán cuối năm…

Bên cạnh những nguyên nhân cố hữu nêu trên, trong những tháng đầu năm xuất hiện thêm một số nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Năm 2021 là năm chuyển tiếp giữa hai nhiệm kỳ và kiện toàn tổ chức, bộ máy, nhân sự gắn với đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, HĐND, UBND các cấp; năm đầu tiên của một chu kỳ kế hoạch mới, với ưu tiên đầu tư công tập trung chủ yếu vào công tác chuẩn bị cho giai đoạn 5 năm tới. Năm 2021 cũng là năm rất đặc biệt bởi chưa bao giờ nền kinh tế nước ta phải dồn tâm sức và nguồn lực cho công tác phòng, chống đại dịch như vậy và cũng chưa bao giờ nhiều tỉnh, thành phố, địa phương phải thực hiện các biện pháp giãn cách, hạn chế tiếp xúc như năm nay.

Xem thêm:   Vỡ giấc mộng làm giàu từ đất mới nhất

Bài học kinh nghiệm của địa phương

Ý kiến phát biểu tại Hội nghị nhận định, giải pháp quan trọng nhất trong thời gian tới là cần tập trung vào việc kiểm soát dịch bệnh để sớm phục hồi và triển khai các hoạt động đầu tư, sản xuất – kinh doanh bình thường; thực hiện điều chỉnh ngay các vướng mắc về quy định pháp lý, giảm thủ tục hành chính liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công để đẩy mạnh hơn việc giải ngân vốn đầu tư công.

Các bộ, ngành, địa phương cũng nêu nhiều bài học kinh nghiệm đáng chú ý, đồng thời nêu nhiều kiến nghị, đề xuất. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Tường Văn cho biết, đến nay, tỉnh đã giải ngân hết số vốn 9 nghìn tỷ đồng mà Thủ tướng giao cho năm 2021, đang tập trung giải ngân số vốn của tỉnh, hiện đã đạt 72%. “Phải xác định mục tiêu giải ngân từng tháng, từng quý, lập các tổ công tác đặc biệt thúc đẩy, gắn trách nhiệm người đứng đầu, các cơ quan liên quan như tài chính, kho bạc phải tiếp nhận hồ sơ 24/24h, số liệu giải ngân phải công khai để các bên cùng biết, cùng phấn đấu”, ông Văn nói.

Các bài học khác của Quảng Ninh là phòng chống dịch tốt, giữ địa bàn xanh. Đặc biệt, Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng người dân. Một điển hình tốt được ông Văn nhắc tới là việc giải phóng mặt bằng cho đường Vân Đồn – Móng Cái chỉ trong 30 ngày đã xong.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường và lãnh đạo nhiều địa phương khác đều ủng hộ việc tách khâu giải phóng mặt bằng thành dự án riêng, hiện luật mới cho phép áp dụng với một số dự án lớn.

Nhiều địa phương bày tỏ ủng hộ rất cao quan điểm của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương.

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái cho biết, có một số tuyến đường triển khai rất chậm do theo quy định hiện hành, chuyển đổi 10 ha đất lúa phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Ông cũng đề nghị Bộ Xây dựng mạnh dạn phân cấp cho tỉnh thẩm định các dự án nhóm A, dự án cấp 1.

Xem thêm:   Phê duyệt khung bồi thường, tái định cư dự án cầu gần 5.200 tỉ đồng nối Tiền Giang với Bến Tre mới nhất

“Vừa rồi, tỉnh có xây dựng thêm tòa nhà khám chữa bệnh 15 tầng phục vụ phòng chống COVID-19, tỉnh báo cáo thì Bộ trưởng đồng ý ngay, ủy quyền cho tỉnh thẩm định và nay đã xong. Nhưng còn các công trình khác, ví dụ cải tạo một chung cư 16 tầng, nhiều tháng rồi chưa nghiệm thu được. Hiện nay, năng lực của các Sở Xây dựng đã rất tốt, công nghệ xây dựng cũng rất tiên tiến, cho nên đề nghị phân cấp. Các Bộ trưởng đều rất quyết liệt, các văn bản lên Bộ trưởng thì đều được xử lý không quá 1 ngày, nhưng từ các vụ lên Bộ thì rất lâu”, ông Thái nêu thực tế.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư cho biết, tổ công tác đã tiếp nhận hơn 80 vướng mắc về quy định, thì có tới quá nửa là do cách hiểu không đúng, hiểu khác của các địa phương. Một nguyên nhân khác là tình trạng chuẩn bị dự án sơ sài nên khi thực hiện khó khăn, có dự án rồi thì lãnh đạo địa phương không tham gia mà giao hết cho các ban quản lý dự án, trong khi ban quản lý không đủ năng lực, “gặp vướng mắc thì cứ để đấy, trông chờ”.

Thách thức rất lớn, đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm rất cao mới làm được

Thủ tướng nêu rõ, từ nay đến cuối năm chỉ còn 3 tháng nữa, còn hơn 50% nguồn vốn đầu tư công phải giải ngân, đây là thách thức rất lớn, đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm rất cao mới làm được.

Thủ tướng chỉ đạo, thứ nhất, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với tình hình trong tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền. Phải xem đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng từ nay đến cuối năm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm.  

Thứ hai, phải giải ngân đạt tỉ lệ cao nhất có thể, vừa phải kịp tiến độ, vừa phải nâng cao chất lượng, hiệu quả của đầu tư công, siết chặt kỷ luật kỷ cương, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, chống lãng phí.

Thứ ba, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể, đặc biệt là nêu cao tinh thần tự lực tự cường, coi khó khăn thách thức là động lực để phấn đấu vươn lên, khắc phục các hạn chế, bất cập.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Các địa phương đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách cần tranh thủ làm ngay các thủ tục cho các dự án. Sau ngày 30.9 có lộ trình phù hợp, hiệu quả, mở cửa trên tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt…

Xem thêm:   Lộ diện thành phố trung tâm của thiên đường biển lớn nhất Việt Nam mới nhất

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính. Ông yêu cầu các địa phương, bộ ngành tăng cường trao đổi, làm việc trực tuyến, hồ sơ giấy tờ gửi theo đường công văn, “các địa phương không phải cầm hồ sơ trực tiếp chạy lên các bộ ngành Trung ương” để tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh phiền hà. “Các bộ ngành, thành viên Chính phủ, các địa phương quán triệt tinh thần này, tiết kiệm cho dân cho nước trong lúc này là rất cần thiết”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Khánh Chi

Bài viết liên quan: Thị trường văn phòng Hà Nội: giá thuê tăng, khách thuê ngành ICT sôi động



ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT


Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Gợi ý thông tin BĐS và các lĩnh vực liên quan


Theo ThanhnienViet: https%3A%2F%2Fthanhnienviet.vn%2F2021%2F09%2F29%2Fthu-tuong-yeu-cau-phai-xem-giai-ngan-250-nghin-ty-von-dau-tu-cong-con-lai-nam-2021-la-mot-nhiem-vu-chinh-tri-quan-trong%2F

error: Alert: Content is protected !!