Xác định hàng thừa kế thứ nhất và cách phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật?

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Tư vấn chia tài sản thừa kế của Ông nội để lại ? Luật Minh Khuê giải đáp những vướng mắc về chế độ thừa kế và tư vấn luật thừa kế tài sản và vấn đề phân chia tài sản thừa kế theo luật:

1. Xác định hàng thừa kế thứ nhất và phân chia tài sản thừa kế ?

Xin kính chào Luật sư Công ty Minh Khuê, Tôi tên là Vũ, liên hệ với Minh Khuê tôi có 1 vấn đề như sau: Ông Nội tôi có 2 vợ, ông tôi đã mất sau giải phóng. Sau khi ông tôi mất thì có để lại cho 2 bà của tôi mỗi người 1 căn nhà (có giấy tờ pháp lý đầy đủ và riêng biệt).

Bài viết hiện tại: Xác định hàng thừa kế thứ nhất và cách phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật?

Vào năm 2005, Bà Nội của tôi (Mẹ ruột của Bố tôi) mất, không có di chúc. Bà Nội tôi có 4 người con, Bố tôi là út, các Bác tôi đều đồng ý để lại căn nhà (gia đình tôi ở cùng Bà Nội) cho Bố tôi. Tuy nhiên khi xem lại giấy tờ thì Bà Nội tôi trước đây có đứng tên trên giấy khai sinh của các chú tôi (con ruột của bà hai).

Câu hỏi của tôi là:

1/ Các chú của tôi có thuộc hàng thừa kế thứ 1 hay không?

2/ Nếu như không có sự đồng thuận của các chú mà chỉ có sự đồng thuận của các Bác thì Bố tôi có được thừa kế hay không?

3/ Những thủ tục và tài liệu, hồ sơ cần thiết để thực hiện việc thừa kế theo quy định hiện nay mà gia đình chúng tôi cần có là gì?

Xin chân thành cám ơn Luật sư Công ty Minh Khuê!

Người hỏi: DT Vũ

Trả lời:

1. Tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết) thì di sản do người đó để lại được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật. Và người thừa kế được xác định như sau:

– Là người được người để lại di sản định đoạt theo di chúc (nếu có di chúc).

– Là người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều650 bộ luật dân sự 2015: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

Trường hợp của bạn thì bà nội bạn đứng tên trên giấy khai sinh của các chú nên về mặt pháp lý các chú vẫn được xem là con ruột của bà nội bạn (thuộc hàng thừa kế thứ nhất) vì vậy khi bà nội bạn mất và không để lại di chúc thì các chú này vẫn được hưởng di sản thừa kế của bà nội bạn theo pháp luật.

Tuy nhiên, khoản 2 Điều 89 và Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định

Điều 89. Xác định con

2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.

Điều 92. Xác định cha, mẹ , con trong trường hợp người có yêu cầu chết

Trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.

Trong trường hợp này, bố bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án xác định quan hệ giữa bà nội bạn và các chú không phải là quan hệ mẹ con

2. Trường hợp, bố bạn làm đơn yêu cầu Tòa án xác định quan hệ giữa bà nội bạn và các chú không phải là quan hệ mẹ con. Về nguyên tắc, ở hàng thừa kế thứ nhất lúc này có bố bạn và các bác. Mặt khác, các bác đồng thuận để lại căn nhà cho bố bạn đương nhiên bố bạn có quyền được hưởng di sản thừa kế đó nếu sự đồng thuận này thỏa mãn quy định tại Bộ luật Dân sự

Điều 620. Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

>&gt Xem thêm:  Sản nghiệp là gì ? Khái niệm sản nghiệp được hiểu như thế nào ?

2. Tư vấn chia tài sản thừa kế của bà nội?

Xin chào công ty Luật Minh Khuê, tôi có một vấn đề muốn được giải đáp: Bố mẹ bạn tôi sau khi kết hôn được ông bà nội cho mảnh đất. Năm 2009 bố bạn tôi mất, theo luật thì người thừa kế là mẹ bạn tôi, hai chị em bạn tôi và ông bà nội. Hiện tại thì bà nội đã mất năm ngoái.

Tôi muốn hỏi phần tài sản thừa kế của bà nội thì đươc chia như thế nào ?

Xem thêm:   Quy định về thừa kế đất đai theo luật dân sự hoặc theo di chúc ? Thủ tục chia thừa kế hợp pháp ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác định hàng thừa kế thứ nhất và cách phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật?

Bài viết liên quan: Luật thừa kế đất đai mới nhất 2020

Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến, gọi: 0916072475

Trả lời:

Do bạn không nói rõ bà nội của bạn bạn mất đi có để lại di chúc hay không do đó chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

– Nếu bà nội bạn của bạn có để lại di chúc như vậy di sản sẽ được chia thừa kế theo di chúc nhưng bạn cũng cần phải lưu ý một vấn đề sau, đó là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. blds 2015 quy định:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

– Nếu bà nội bạn của bạn không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật, Điều 675 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Di sản thừa kế của bà nội bạn của bạn sẽ được chia cho những người sau đây, Điều 651 Bộ luật Dân sự quy định:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, nếu bà nội bạn mất mà để lại di chúc, nếu di chúc này là hợp pháp thì di sản thừa kế sẽ được định đoạt theo di chúc. Trong trường hợp bà nội không để lại di chúc, hoặc có lập di chúc, nhưng di chúc không hợp pháp thì lúc này di sản của bà sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất lúc này là ông nội, nếu ông nội từ chối nhận di sản thì lúc này di sản do bà nội để lại sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ hai, là các cháu của mình

>> Tham khảo bài viết liên quan: Hưởng di sản thừa kế thừa kế theo pháp luật ?

>&gt Xem thêm:  Thừa tự là gì ? Quy định pháp luật về thừa tự

3. Hướng dẫn phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật ?

Kính chào Luật sư! Tôi thường xuyên theo dõi trang tư vấn của công ty rất được nhiều người tín nhiệm và nhờ công ty tư vấn những vấn đề liên quan pháp luật một cách rỏ ràng và hiệu quả. Hôm nay tôi có 1 vấn đề liên quan đến pháp lý tôi kính xin Luật sư tư vấn giúp tôi. Năm 1995 ba tôi có đến chính quyền địa phương làm thủ tục “uỷ quyền cho tôi có toàn quyền xử lý 1 bất động sản” mà cha mẹ tôi đứng tên (mẹ tôi đã mất năm 1993).

Thực chất là cha tôi cho tôi nhưng thời điểm đó chính quyền địa phương cho rằng đất đai thuộc quyền quản lý nhà nước nên chỉ làm thủ tục Uỷ quyền là hợp pháp và giấy Ủy quyền đó đã được chính quyền địa phương chứng thực.Năm 1998 khi có thông báo tòan dân đăng ký lại quyền sử dụng đất,ba tôi đã đến tổ đăng ký c yêu cầu cho tôi đượđăng ký với người sử dụng bất động sản đó là tôi,với sự hiện diện của ba tôi và giấy Ủy quyền có chứng thực của địa phương tôi đã được tổ đăng ký chấp nhận,tôi đã đưọc cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1998.Năm 2011 ba tôi qua đời ,thì có 1 người trong chị em tôi đã khởi kiện tôi đòi quyền thừa kế,trong khi những người chị em khác đều xác nhận tài sản này do cha tôi cho tôi hợp pháp có sự đồng ý của tất cả mọi người.Trên phương diện phàp lý cha tôi khg còn tài sản nào cả .

Xem thêm:   Tư vấn pháp luật thừa kế

Xin luật sư tư vấn giúp tôi: Như vậy theo Luật thừa kế tôi có phải phân chia tài sản này như người chị em tôi đòi thừa kế không? Xin nói rõ thêm người chị em này của tôi đã được cha tôi cho 1 số tài sản có chứng thực của phòng công chứng.

Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Xác định hàng thừa kế thứ nhất và cách phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật?

Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến, gọi : 0916072475

Trả lời:

Điều 97 Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi: Năm 1998 khi có thông báo tòan dân đăng ký lại quyền sử dụng đất,ba của bạn đã đến tổ đăng ký yêu cầu cho bạn được đăng ký với người sử dụng bất động sản đó là bạn,với sự hiện diện của ba của bạn và giấy Ủy quyền có chứng thực của địa phương. Bạn đã được tổ đăng ký chấp nhận,đưọc cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1998. Năm 2011 ba của bạn qua đời ,thì có 1 người trong chị em đã khởi kiện bạn đòi quyền thừa kế,trong khi những người chị em khác đều xác nhận tài sản này do cha bạn cho bạn hợp pháp có sự đồng ý của tất cả mọi người.

Bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1988. Như vậy bạn có quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt hợp pháp bất động sản đó theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người chị em đó đòi chia thừa kế bất động sản đó, bạn có quyền từ chối và khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình.

>&gt Xem thêm:  Tư vấn thủ tục khước từ tài sản thừa kế ? Giải quyết thừa kế tài sản đất đai ?

4. Tư vấn luật thừa kế về chia tài sản thừa kế theo luật?

Thưa luật sư, xin hỏi: Anh chị cho em hỏi. gia đình em có hai mẹ con giờ em đã đi lấy chồng và chuẩn bị tách khẩu về nhà chồng.

Vậy nếu em không còn hộ khẩu ở nhà mẹ đẻ thì có ảnh hưởng gì tới việc thừa kế tài sản mà mẹ cho e sau khi mẹ em mất mà không để lại di chúc không ạ ?

Cảm ơn!

Trả lời:

Bài viết liên quan: Quy định về thừa kế đất đai theo luật dân sự hoặc theo di chúc ? Thủ tục chia thừa kế hợp pháp ?

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo đó, việc bạn đã tách khẩu khỏi nhà mẹ đẻ sẽ không ảnh hưởng đến quyền thừa kế của bạn.

>&gt Xem thêm:  Phân chia tài sản chung theo quy định nào ? Chia tài sản chung của vợ chồng là bất động sản ?

5. Hướng dẫn phân chia tài sản thừa kế khi các con ?

Thưa luật sư, Ông nội Em đã chia tài sản thừa kế cho hai người con (Chia khi lập gia đình), gia đình Em ở với Ông. Khi Ông qua đời đột ngột hai người con kia đòi chia phần của Ông. Như vậy, có đúng không? Pháp luật quy định như thế nào về trường hợp này ?

Xem thêm:   Thừa kế nhà đất 2021: Hồ sơ, thủ tục và phí phải nộp

Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn đã thực hiện việc chia đất cho 2 người em của ông trước khi 2 em của bạn lập gia đình. Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì:

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;…”.

Như vậy, có thể khẳng định 2 mảnh đất trên là tài sản riêng của 2 em ông mà không phải là tài sản chung của vợ chồng 2 người em.

Khi 2 người em của ông bị tai nạn mất, còn tùy thuộc vào 2 người em ông có di chúc hay không.

Nếu có di chúc, mảnh đất sẽ được chia theo di chúc, tuy nhiên theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm2015 bố bạn thuộc đối tượng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc

Nói cách khác, bố bạn sẽ được ít nhất 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu như 2 em của ông có để lại di chúc.

Trường hợp 2 người em của bạn không để lại di chúc, mảnh đất sẽ được chia theo pháp luật cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất (tức bố bạn và em dâu của bạn). Theo điều 651: Bộ luật dân sự 2015) thì: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau” tức là trên nguyên tắc, mỗi mảnh đất trên sẽ được chia đôi giữa bố ông với từng cô em dâu.

Để làm thủ tục đòi lại quyền lợi của mình bạn có thể giúp bố bạn làm thủ tục yêu cầu chia di sản thừa kế tại tòa án nhân dân cấp huyện về việc tranh chấp tài sản thừa kế theo blttds 2015. Sau khi đòi lại được phần tài sản thừa kế từ con trai, bố bạn sẽ có toàn quyền đối với phần tài sản đó.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0916072475 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty Luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Di chúc là gì? Quy định về phân chia di sản thừa kế theo di chúc? Chia thừa kế theo di chúc ?

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Trường hợp cháu được hưởng mà con dâu / con rể không được hưởng tài sản?

Trả lời:

Đó là trường hợp thừa kế thế vị quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015như sau: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Câu hỏi: Không được từ chối nhận di sản thừa kế khi nào?

Trả lời:

Bởi vì có thể họ thuộc vào trường hợp quy định tại Điều 620 BLDS 2015 về Từ chối nhận di sản:

Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Vậy nên bạn lưu ý có thể từ chối nhận di sản bất cứ lúc nào trước thời điểm phân chia di sản.

Câu hỏi: Con nuôi có được thừa kế tài sản của cha, mẹ nuôi ?

Trả lời:

Được, với điều kiện quy định tại Điều 654 BLDS 2015 về Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định về hàng thừa kế và thừa kế thế vị.”

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Cảm ơn bạn đã nhận xét!

Like fanpage Luật Minh Khuê để nhận tin mới mỗi ngày

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Luật thừa kế đất đai

error: Alert: Content is protected !!