A-Z về hợp đồng mua bán hàng hóa | Mới nhất 2021

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Công ty Luật Thái An™ có trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hợp đồng. Chúng tôi xin giới thiệu dịch vụ Tư vấn soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hóa với ưu điểm là chất lượng dịch vụ cao, mức chi phí hợp lý.

>>> Xem ngay: Bảng giá tư vấn soạn thảo hợp đồng

Bài viết hiện tại: A-Z về hợp đồng mua bán hàng hóa | Mới nhất 2021

>>> Xem ngay: Quy trình dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng


1. Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa ?

Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán chuyển hàng hóa cùng quyền sở hữu đối với hàng hóa đó cho bên mua, bên mua hàng có trách nhiệm nhận hàng hóa và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán hàng, việc giao hàng, thanh toán phải thực hiện theo thời gian, địa điểm, phương thức được thỏa thuận trong hợp đồng.

Có thể tạm chia hợp đồng mua bán hàng hóa thành hai loại:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

2. Cơ sở pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa:

Hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005.

3. Một số lưu ý về hợp đồng mua bán hàng hóa:

a. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá chủ yếu là thương nhân

Các bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá phải là thương nhân hoặc trong một số trường hợp chỉ cần bên bán là thương nhân (vì bên bán thực hiện hoạt động bán hàng mang tính chất nghề nghiệp). Những cá nhân có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh vẫn có thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại với tư cách là bên mua.

===>>> Xem thêm: Điều kiện đối với các bên chủ thể hợp đồng

b. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá là hàng hoá

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là sản phẩm hữu hình, có tính lưu thông, có tính thương mại và được chuyển giao quyền sở hữu khi thực hiện giao dịch mua bán hàng hoá. Hàng hoá trong các giao dịch này không phải là những hàng hoá thương mại thông thường mà phải là những loại hàng hoá nằm trong danh mục hàng hoá giao dịch tại Sở giao dịch do Bộ Công Thương quy định.

===>>> Xem thêm: Điều kiện đối với đối tượng của hợp đồng

c. Mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá là sinh lợi

Mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá là sinh lợi, tuy nhiên, trong một số trường hợp, một bên của hợp đồng mua bán hàng hoá không có mục đích sinh lời. Những hợp đồng được thiết lập giữa bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thồ Việt Nam, về nguyên tắc, không chịu sự điều chỉnh cùa Luật Thương mại trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi đó lựa chọn áp dụng Luật Thương mại.

d. Lưu ý về hợp đồng mua bán hàng hóa mà đối tượng là quyền sử dụng đất, nhà và công trình gắn liền với đất đai

Đất đai không được coi là hàng hoá trong thương mại. Quyền sử dụng đất cũng được chuyển nhượng nhưng giao dịch này do Luật Đất đai điều chỉnh. Hợp đồng mua bán hàng hoá là nhà, công trình gắn liền với đất đai không chỉ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự, Luật thương mại mà còn chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai. Đây cũng là một vấn đề phức tạp trong việc áp dụng pháp luật đối với việc mua bán hàng hoá là vật gắn liền với đất đai.

4. Điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực:

Trên thực tế, có những hợp đồng bị vô hiệu dẫn đến việc tranh chấp hợp đồng không được giải quyết thông qua tòa án cũng như các cơ quan pháp luât khác. Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, bạn cần lưu ý cần đảm bảo các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực.

Xem thêm:   Cách để Nói cảm ơn bằng tiếng Pháp

===>>> Xem ngày: Các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực

5. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa:

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa là những điều khoản không thể thiếu được. Nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng mua bán hàng hóa không thể giao kết được.

Ngoài ra, có những điều khoản không phải là điều khoản cơ bản đối với hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng các bên thấy cần phải thoả thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng trở thành điều khoản cơ bản của hợp đồng đó.

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa là:

Bài viết liên quan: Coca light và coca zero: Sự khác nhau giữ coca cola Light và Zero

a. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa:

Các bên thỏa thuận về tính hợp pháp của loại hàng hóa mà mình chuẩn bị mua bán. Bởi không phải mọi loại hàng hóa đều được đưa vào kinh doanh, mua bán. Có những hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Đối với loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được thực hiện việc mua bán. Đây là quy định của Luật Thương mại 2005 (Điều 25).

Các điều kiện về số lượng, chất lượng, cách thức bảo quản, đóng gói… hàng hóa do các bên thỏa thuận lúc xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa. Hầu hết hàng hóa đưa vào mua bán trong thị trường phải có nhãn hàng hóa. Nội dung phải thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm:

  • tên hàng
  • tên và địa chỉ của người chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa
  • Ngoài ra, tùy theo từng loại hàng hóa mà có những nội dung cụ thể như: hạn sử dụng, thành phần định lượng, thông số kĩ thuật, thông tin hệ số an toàn… Nhãn hàng hóa phải được đặt ở vị trí dễ quan sát, bảo đảm thông tin ghi trên nhãn hàng hóa là chính xác.

b. Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

Hợp đồng cần quy định rõ về tiêu chuẩn hàng hóa như trên để khi xẩy ra trường hợp hàng hóa không như thỏa thuận thì hợp đồng là căn cứ để bên mua từ chối mua hàng.

Trường hợp hợp đồng không có những quy định cụ thể về hàng hóa thì giải quyết theo quy định của pháp luật, theo đó hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau:

  • hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa cùng chủng loại
  • hàng hóa không phù hợp với mục đích mà bên mua đã yêu cầu
  • hàng hóa không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó…

A-Z về hợp đồng mua bán hàng hóa | Mới nhất 2021

c. Hàng hóa khiếm khuyết:

Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa có trước thời điểm hàng hóa đã được giao cho bên mua, kể cả khi khiếm khuyết đó được phát hiện sau khi bên mua đã nhận hàng.

Trường hợp trong lúc kí hợp đồng, bên mua đã biết về những khiếm khuyết của hàng hóa nhưng vẫn chấp nhận kí thì bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa.

Nếu như sau khi bên mua nhận hàng về mà khiếm khuyết của hàng hóa mới phát sinh trong quá trình sử dụng do lỗi của bên bán thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán chịu trách nhiệm.

d. Giá trong hợp đồng mua bán hàng hóa:

Cần ghi rõ tổng giá trị của hợp đồng. Doanh nghiệp cần lưu ý đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng, trừ một số trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra một điều khoản mà các chủ thể hay bỏ qua đó là cách xác định giá khi có biến động, khi có sự kiện bất khả kháng. Điều khoản này rất quan trọng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

===>>> Xem thêm: Quy định về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

đ. Phương thức và thời gian thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa:

Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt. Để đảm bảo an toàn, các bên có thể mở LC hoặc sử dụng các biện pháp bảo lãnh tại ngân hàng cho việc thanh toán.

e. Giao nhận hàng hóa:

Thời điểm giao hàng:

Đối với bên mua, cần quy định rõ thời điểm cụ thể phải giao hàng hóa. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng. Một số hợp đồng không quy định về thời điểm giao hàng, hoặc ghi thời hạn giao hàng chung chung, gây khó khăn cho bên bán cũng như bên mua trong việc giao nhận hàng.

Ví dụ như, trong hợp đồng ghi thời hạn giao hàng vào tháng 11/2012. Trường hợp này, bên bán có quyền giao hàng vào bất kì thời điểm nào trong tháng 11 và thông báo trước với bên mua.

Nếu như bên bán giao hàng trước thỏa thuận thì bên mua có quyền chấp nhận hoặc từ chối nhận hàng. Do đó, việc giao hàng cần phải có thỏa thuận giữa các bên và và phương án giải quyết khi giao hàng không đúng hạn.

Địa điểm giao hàng:

Về địa điểm giao hàng, người bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm thỏa thuận. Tuy nhiên, một số hợp đồng lại không có thỏa thuận về vấn đề này. Theo quy định pháp luật địa điểm giao hàng được thỏa thuận như sau:

  • Nếu như quá trình vận chuyển hàng hóa từ bên bán đến bên mua qua nhiều trung gian vận chuyển thì bên bán phải giao hàng cho bên trung gian vận chuyển đầu tiên đúng thỏa thuận. Và sau khi bên bán giao hàng cho bên vận chuyển đầu tiên, mặc dù bên mua chưa nhận được hàng nhưng nghĩa vụ giao hàng của bên bán đã thực hiện xong và mọi trách nhiệm sự hư hỏng hàng hóa sẽ do bên trung gian gánh vác.
  • Nếu như lúc kí hợp đồng, bên bán biết địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa của bên mua thì bên bán phải giao hàng đến địa điểm đó. Trên thực tế bên bán thường vi phạm nội dung này, cho rằng trong hợp đồng không ghi rõ địa điểm giao hàng nên bên bán vẫn trữ hàng tại kho của mình và yêu cầu bên mua đến nhận.
  • Nếu không thuộc hai trường hợp trên, bên mua phải đến địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì đến nơi cư trú của bên bán lúc kí hợp đồng để lấy hàng. Trường hợp này, bên mua chịu rủi ro cao hơn do phải bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nơi giao hàng của bên bán về kho, địa điểm kinh doanh của bên mua.
Xem thêm:   Một số lưu ý khi mua căn hộ OFFICETEL - Tổng Công ty Xây Dựng Hà Nội

===>>> Xem thêm: Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

f. Kiểm tra hàng hóa, nghiệm thu, bàn giao:

Điều 44 Luật Thương mại 2005 quy định chi tiết về kiểm tra hàng hóa. Bước này được thực hiện trước khi giao hàng nhằm bảo đảm hàng hóa giao đúng hợp đồng, hạn chế được tranh chấp phát sinh. Bên bán phải tạo điều kiện, bảo đảm cho bên mua tiến hành kiểm tra hàng hóa. Nếu như hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hóa, thì việc kiểm tra hàng hóa tiến hành khi hàng hóa được chuyển tới địa điểm đến.

Sau khi kiểm tra, bên mua phải thông báo về tình trạng hàng hóa, về các khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua biết. Nếu như bên mua không thông báo thì bên bán không phải chịu trách nhiệm đối với những khiếm khuyết này. Tuy nhiên, có những khiếm khuyết bên mua không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra thông thường. Trường hợp này, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm.

Nếu như bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi bên bán giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng và bên mua phải nhận hàng theo hợp đồng.

Nếu như bên bán giao hàng thiếu so với hợp đồng nhưng vẫn còn thời hạn giao hàng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu trong thời hạn còn lại. Trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừa đó và phải thanh toán theo giá thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo giá khác do các bên thỏa thuận.

Đối với một số hàng hóa có chứng từ đi kèm, thì bên bán có nghĩa vụ giao đầy đủ chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua. Chứng từ có thể gửi kèm hàng hóa hoặc gửi riêng tùy theo thỏa thuận giữa các bên.

g. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên:

Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.

Để hiểu rõ hơn, bạn hãy đọc bài viết của chúng tôi dưới đây:

===>>> Xem thêm: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa

h. Ràng buộc trách nhiệm:

Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp, như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán, hoặc trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao hàng hóa của hợp đồng.

===>>> Xem thêm: Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng

i. Thời hạn thực hiện hợp đồng:

Trong hợp đồng cần quy định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt, hoặc những căn cứ phát sinh dẫn đến hợp đồng chấm dứt hiệu lực.

6. Các điều khoản thông thường của hợp đồng mua bán hàng hóa

Các điều khoản thông thường của hợp đồng mua bán hàng hóa là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật quy định.

Bài viết liên quan: An ninh phi truyền thống là gì? Quan niệm về an ninh phi truyền thống trên thế giới

Các điều khoản thông thường của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là:

  • Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng

>>> Xem ngay: Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng

  • Điều khoản chấm dứt hợp đồng
  • Điều khoản về giải quyết tranh chấp

>>> Xem ngay: 6 tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường gặp

>>> Xem ngay: Giải quyết tranh chấp hợp đồng

  • Điều khoản về hiệu lực hợp đồng
  • Điều khoản phạt vi phạm: các bên có thể cân nhắc thỏa thuận các chế tài khi vi phạm hợp đồng.

>>> Xem ngay: Các chế tài thương mại

7. Các điều khoản tùy nghi của hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi tiến hành giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên còn có thể thoả thuận thêm một số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Các điều khoản thông thường của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là:

  • Điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ

===>>> Xem thêm: Quyền SHTT đối với đối tượng của hợp đồng

  • Điều khoản về bảo mật thông tin

===>>> Xem thêm: Quy định về bảo mật trong hợp đồng

  • Điều khoản về chuyển giao, chuyển nhượng hợp đồng

===>>> Xem thêm: Quy định về chuyển nhượng hợp đồng

  • Điều khoản về cách thức thông báo giữa các bên trong hợp đồng liên quan tới hợp đồng
  • ….
Xem thêm:   Duty free là gì? Những điều cần lưu ý khi mua sắm tại cửa hàng miễn thuế - Travelgear Blog

LƯU Ý:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa rất đa dạng và tương đối phức tạp, đòi hỏi không chỉ kiến thức, kỹ năng, mà còn kinh nghiệm đàm phán, soạn thảo và thực thi hợp đồng.
  • Có một sự thật là không ít doanh nghiệp nước ta hào phóng mua sắm, chi tiêu tiệc tùng… nhưng lại phó thác cho nhân viên văn phòng, kết toán soạn thảo những hợp đồng theo mẫu tìm kiếm trên mạng để tiết kiệm chi phí, thay vì sử dụng dịch vụ luật sư. Thế nên, đa phần họ thường ký những hợp đồng dịch vụ đầy rủi ro pháp lý, phát sinh tranh chấp, đôi khi làm doanh nghiệp “khuynh gia bại sản” !!!

8. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa của Luật Thái An

Chúng tôi xin đưa ra mẫu dưới đây để bạn đọc tham khảo. Lưu ý là việc soạn thảo và ký kết hợp đồng luôn cần có sự tư vấn của luật sư để đảm bảo quyền và lợi ích của bạn.

===>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá

9. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa của Luật Thái An

a. Các loại hợp đồng mua bán hàng hóa chúng tôi soạn:

Chúng tôi chuyên soạn thảo các loại hợp đồng, trong đó có rất nhiều loại hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có địa vị pháp lý khác nhau:

  • hợp đồng mua bán hàng hóa giữa 3 bên
  • hợp đồng mua bán hàng hóa giữa 2 bên
  • hợp đồng mua bán hàng hóa giữa cá nhân với cá nhân
  • hợp đồng mua bán hàng hóa giữa pháp nhân với pháp nhân
  • hợp đồng mua bán hàng hóa giữa pháp nhân với cá nhân
  • hợp đồng mua bán hàng hóa độc quyền
  • hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp
  • hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch

Hợp đồng mua bán các loại hàng hóa khác nhau:

  • hợp đồng mua bán xe, hợp đồng mua bán phương tiện vận chuyển
  • hợp đồng mua bán quần áo, hợp đồng mua bán thức ăn
  • hợp đồng mua bán bàn ghế, hợp đồng mua bán nội thất
  • hợp đồng mua bán cây cối, hợp đồng mua bán lúa gạo, hợp đồng mua bán gia súc, hợp đồng mua bán lâm sản, hợp đồng mua bán nông sản, hợp đồng mua bán dược phẩm
  • hợp đồng mua bán phế liệu, hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, hợp đồng mua bán vật tư
  • hợp đồng mua bán điện, hợp đồng mua bán xăng dầu
  • hợp đồng mua bán máy móc, hợp đồng mua bán phụ tùng, hợp đồng mua bán thiết bị
  • hợp đồng mua bán ngoại tệ
  • hợp đồng mua bán phần mềm
  • hợp đồng thương mại

b. Giá dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa

Bạn vui lòng tham khảo bảng giá dịch vụ soạn thảo hợp đồng tại LINK NÀY

c. Quy trình cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa

Bạn vui lòng tham khảo quy trình cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng tại LINK NÀY

d. Thời gian cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa

Thời gian soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa là 2 – 3 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin.


*** Quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ Tư vấn soạn thảo hợp đồng là một khoản đầu tư thông minh so với chi phí phải bỏ ra để giải quyết tranh chấp. Ngoài dịch vụ Tư vấn soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp rất nên tham khảo các dịch vụ khác như Rà soát hợp đồng, Tư vấn đàm phán hợp đồng, Tư vấn thực hiện hợp đồng, Tư vấn thanh lý hợp đồng và Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng.


Tác giả bài viết: 

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Công ty luật Thái An

Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Lĩnh vực hành nghề chính:

  *Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

*Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình 

Xem thêm Luật sư Nguyễn Văn Thanh.

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!