Bảo lãnh đối ứng là gì? Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại một số ngân hàng

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Bảo lãnh đối ứng là dịch vụ phổ biến trong tín dụng ngân hàng. Vậy bảo lãnh đối ứng là gì? Các trường hợp bảo lãnh đối ứng và dịch vụ này tại ngân hàng như thế nào?

Bảo lãnh đối ứng là gì?

Thông tư số 07/2015/TT-NHNN Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng định nghĩa về bảo lãnh đối ứng (tiếng Anh là Reciprocal Guarantee) như sau:

Bài viết hiện tại: Bảo lãnh đối ứng là gì? Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại một số ngân hàng

“Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng”.

Hiểu một cách đơn giản, bảo lãnh đối ứng là một cam kết của ngân hàng trung gian thanh toán cho ngân hàng phát hành bảo lãnh (gọi là người thụ hưởng của bảo lãnh đối ứng) khi mà ngân hàng phát hành thực hiện đúng những điều khoản được quy định trong bảo lãnh đối ứng. 

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp B không tin tưởng vào tiềm lực tài chính của ngân hàng của doanh nghiệp A hoặc muốn ngân hàng phát hành bảo lãnh phải là một ngân hàng trong nước mình thì doanh nghiệp B sẽ chỉ định ngân hàng phát hành bảo lãnh. Nếu A không có quan hệ với ngân hàng phát hành bảo lãnh do B chỉ định thì chỉ thị cho ngân hàng của mình (ngân hàng trung gian) yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh mở bảo lãnh.

=>> Như vậy:

  • Bên bảo lãnh đối ứng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện bảo lãnh đối ứng cho bên được bảo lãnh. 
  • Trong bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh là bên bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng là bên được bảo lãnh.

 Bảo lãnh đối ứng là gì? Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại một số ngân hàng

Sơ đồ bảo lãnh đối ứng

Mục đích của bảo lãnh đối ứng

Bảo lãnh đối ứng là một dịch vụ bảo lãnh ngân hàng được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Bảo lãnh đối ứng được thực hiện bởi các mục đích sau:

  • Bảo lãnh đối ứng nhằm đảm bảo nghĩa vụ tham gia tài chính của các bên liên quan.
  • Đảm bảo cho việc thực hiện các hợp đồng tài chính quốc tế được cam kết cụ thể bằng văn bản do quỹ hỗ trợ phát triển cấp cho bên nhận bảo lãnh để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện của bên được bảo lãnh với bên tài chính cho vay.

Hai mục đích này cũng chính là lý do giải thích cho câu hỏi “tại sao phải có bảo lãnh đối ứng” mà nhiều người vẫn thắc mắc.

Nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh đối ứng 

Điểm b, Khoản 2, Điều 21 Thông tư số 07/2015/TT-NHNN Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng quy định rõ nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh đối với trường hợp bảo lãnh đối ứng như sau:

  • Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định, bên bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
  • Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh gửi văn bản yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh đối ứng. Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng được coi là hợp lệ khi bên bảo lãnh đối ứng nhận được trong thời gian làm việc của bên bảo lãnh đối ứng và trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh đối ứng. Trường hợp gửi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì ngày bên bảo lãnh đối ứng nhận được yêu cầu là ngày ký nhận thư bảo đảm.
  • Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh đối ứng nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Bên được bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đối ứng đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.
  • Trường hợp bên bảo lãnh đối ứng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay và thông báo cho bên bảo lãnh đối ứng biết. Bên bảo lãnh đối ứng có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Xem thêm:   Phong Thủy Âm Dương Hội chi tiết

Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại một số ngân hàng

Hiện nay, tại các ngân hàng hầu hết đều cung cấp dịch vụ bảo lãnh, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Đối với dịch vụ bảo lãnh đối ứng, bạn có thể tham khảo tại một số ngân hàng sau:

Bài viết liên quan: Hàng VNXK Là Gì Và Cách Phân Biệt Hàng Thật, Hàng Giả ?

Bảo lãnh đối ứng BIDV

Đây là sản phẩm do BIDV triển khai cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Theo yêu cầu của doanh nghiệp, BIDV sẽ phát hành cam kết bằng văn bản với một bên thứ ba do doanh nghiệp chỉ định (bên nhận bảo lãnh), theo đó, BIDV sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. 

Bên được bảo lãnh có thể là chính doanh nghiệp hoặc các tổ chức/cá nhân khác mà doanh nghiệp muốn BIDV bảo lãnh. Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại BIDV có những đặc điểm nổi bật sau:

  • Đối tượng bảo lãnh: các tổ chức trong nước và nước ngoài.

    Hình thức phát hành bảo lãnh: bảo lãnh giấy

    Mức phí bảo lãnh cạnh tranh. Bạn có thể tham khảo chi tiết biểu phí bảo lãnh BIDV để nắm rõ hơn.

– Lợi ích của dịch vụ: 

  • Giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của đối tác trong trường hợp đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh của ngân hàng;
  • Giúp tăng độ tin cậy của doanh nghiệp với đối tác của mình bằng bảo lãnh từ một ngân hàng có uy tín;
  • Giúp gia tăng cơ hội vay vốn cho doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh.

Bảo lãnh đối ứng là gì? Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại một số ngân hàng

Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại ngân hàng BIDV

Bảo lãnh đối ứng Vietcombank

Với dịch vụ này, Vietcombank (bên bảo lãnh đối ứng) sẽ phát hành bảo lãnh cho một ngân hàng khác (bên bảo lãnh), trong đó đề nghị ngân hàng này phát hành bảo lãnh cho các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh (doanh nghiệp) đối với bên nhận bảo lãnh. 

Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh,  Vietcombank sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng đối với bên phát hành bảo lãnh.

Bảo lãnh đối ứng Agribank

Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại Agribank được triển khai cho đối tượng khách hàng là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Loại tiền bảo lãnh có thể là VND hoặc ngoại tệ.

Khách hàng được linh hoạt lựa chọn thời gian bảo lãnh: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tùy theo mục đích sử dụng và theo thỏa thuận. 

Xem thêm:   `Hi em` là gì và tại sao 'Hi em' lại hot trên MXH đến vậy?

Khách hàng thực hiện bảo lãnh đối ứng Agribank sẽ được lựa chọn trả phí 1 lần hoặc nhiều (tùy theo quy định từng thời kỳ).

Bảo lãnh đối ứng VPbank

Bảo lãnh đối ứng VPbank là dịch vụ cấp bảo lãnh do VPBank triển khai với mục đích cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải trả thay cho doanh nghiệp. Dịch vụ áp dụng với tất cả các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài.

Lợi ích của dịch vụ:

  • Được bảo đảm nghĩa vụ bởi một Ngân hàng có uy tín, thương hiệu tốt trên thị trường
  • Được tư vấn miễn phí về thủ tục, các loại bảo lãnh và hình thức bảo lãnh phù hợp với nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện tối đa để khách hàng có phương án bảo lãnh tối ưu nhất
  • Được áp dụng mức phí bảo lãnh cạnh tranh
  • Được phục vụ nhanh chóng với thủ tục đơn giản, thuận tiện

Thủ tục đăng ký:

– Mẫu Cam kết bảo lãnh:

  • Cam kết bảo lãnh do VPBank phát hành được in trên phôi đặc biệt do VPBank quy định
  • Phôi Cam kết bảo lãnh được thiết kế với 03 yếu tố bảo an chống làm giả, bao gồm: Logo VPBank in chìm
  • Số serial in sẵn trên từng tờ phôi cam kết bảo lãnh;
  • Số giao dịch tham chiếu duy nhất đối với mỗi cam kết bảo lãnh được phát hành.

– Thẩm quyền ký văn bản bảo lãnh: Văn bản bảo lãnh của VPBank được ký đồng thời bởi 03 cấp có thẩm quyền, cụ thể bao gồm:

Bài viết liên quan: Toàn bộ thông tin về Quy hoạch cây xanh chính xác nhất (2020)

  • Người đại diện theo pháp luật của VPBank;
  • Người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh của VPBank;
  • Người thẩm định khoản bảo lãnh của VPBank.

– Xác nhận hiệu lực của Cam kết bảo lãnh: Khi nhận được Cam kết bảo lãnh do VPBank phát hành, khách hàng lưu ý kiểm tra kỹ thông qua các dấu hiệu nhận biết nêu trên để đảm bảo tính hiệu lực và pháp lý của Cam kết bảo lãnh.

Bảo lãnh đối ứng Sacombank

Dịch vụ bảo lãnh đối ứng của Sacombank là dịch vụ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Đặc tính của dịch vụ:

  • Loại tiền bảo lãnh: VNĐ, Ngoại tệ
  • Hình thức phát hành bảo lãnh: bằng giấy hoặc điện tử.
  • Tài sản đảm bảo linh hoạt: bất động sản, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, số dư tiền gửi hoặc tiền tạm ứng/tiền bảo hành…
  • Khách hàng có thể tra cứu chứng thư bảo lãnh trực tuyến tại đây hoặc bằng QR code.

Các câu hỏi liên quan đến bảo lãnh đối ứng

Xin mẫu giấy bảo lãnh đối ứng?

Đối với đơn đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng, mỗi ngân hàng sẽ sử dụng một mẫu giấy khác nhau. Dưới đây là mẫu phát hành bảo lãnh đối ứng của một số ngân hàng mà bạn có thể tham khảo:

  • Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh của Vietinbank
  • Đơn đề nghị phát hành bảo lãnh VPBank

Bảo lãnh đối ứng ngân hàng là gì?

Bảo lãnh đối ứng ngân hàng là dịch vụ bảo lãnh đối ứng do các ngân hàng xây dựng và triển khai. Đây thực chất là một hình thức cấp tín dụng mà bên bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết ban đầu với bên nhận bảo lãnh.

Bảo lãnh đối ứng là gì? Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại một số ngân hàng

Bảo lãnh đối ứng ngân hàng là gì?

Bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh là gì?

Theo quy định tại Thông tư số 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh trong bảo lãnh đối ứng được giải thích như sau:

  • Bên được bảo lãnh: Là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng.
  • Bên nhận bảo lãnh: Là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành.
Xem thêm:   Ho mọc tóc - mẹ bầu khỏi lo

Bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng có nghĩa là gì?

Bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng thực chất chính là bảo lãnh gián tiếp, là bảo lãnh mà trong đó ngân hàng bảo lãnh đã phát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng.

So sánh bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh

Bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh là hai dịch vụ thuộc bảo lãnh ngân hàng. Hai dịch vụ này có những điểm giống và khác nhau như sau:

Tiêu chí so sánh Bảo lãnh đối ứng Xác nhận bảo lãnh
Giống nhau Đều là dịch vụ thuộc bảo lãnh ngân hàng
Khác nhau Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng

Xác nhận bảo lãnh (tiếng Anh Confirm Guarantee), là cam kết của ngân hàng (bên xác nhận bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh đối với khách hàng.

Trường hợp ngân hàng bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình như đã cam kết với người thụ hưởng thì ngân hàng xác nhận sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho ngân hàng bảo lãnh.

Hồ sơ đề nghị bảo lãnh đối ứng gồm những gì?

Khoản 1, Điều 13 Thông tư số 07/2015/TT-NHNN Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng quy định hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các loại tài liệu chủ yếu sau:

  • Văn bản đề nghị bảo lãnh;
  • Tài liệu về khách hàng;
  • Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
  • Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
  • Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).

Trên đây là các nội dung về bảo lãnh đối ứng và dịch vụ này tại một số ngân hàng. Hy vọng qua đây bạn đã nắm rõ khái niệm, nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh đối ứng cũng như các thông tin liên quan.

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!