“Cải cách tư pháp chính là quá trình đề cao quyền con người, quyền công dân”

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

“Cải cách tư pháp chính là quá trình đề cao quyền con người quyền công dân trong hoạt động tư pháp, coi con người là chủ thể là nguồn lực chủ yếu và là mục đích của sự phát triển” – Đây là nội dung được TS Đỗ Xuân Lân – Chánh Văn phòng Đảng, Đoàn thể, Bộ Tư pháp nhấn mạnh tại Hội nghị phổ biến các chủ trương, quan điểm mới về cải cách tư pháp được thể hiện trong các bộ luật, luật mới ban hành. Hội nghị do Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật TP Hà Nội tổ chức ngày 21-9.

Theo TS Đỗ Xuân Lân, cải cách tư pháp được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, được Đảng ta đề ra tại các văn kiện Đại hội từ năm 1991 đến nay, đặc biệt là tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày updating của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Bài viết hiện tại: “Cải cách tư pháp chính là quá trình đề cao quyền con người, quyền công dân”

Nghị quyết xác định rõ mục tiêu cải cách tư pháp thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Trong đó cải cách tòa án và hoạt động xét xử là trung tâm của cải cách tư pháp với khâu đột phá là mở rộng tranh tụng dân chủ trong xét xử.

“Cải cách tư pháp chính là quá trình đề cao quyền con người, quyền công dân”

TS Đỗ Xuân Lân thông tin những quan điểm mới về cải cách tư pháp đến các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh Phương Tâm

Bài viết liên quan: 35 Mẫu Thiết Kế Nhà Nhỏ Đẹp Đơn Giản Từ 16m2 Đến 50m2

Đến Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XII, mục tiêu này tiếp tục có sự kế thừa. Theo đó, hướng đến “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; bảo vệ pháp luật, công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, lợi ích của Nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân”. Nghị quyết Đại hội XII đã tách bạch mục tiêu “bảo vệ công lý” thành “bảo vệ pháp luật” và “bảo vệ công lý”. Đồng thời bổ sung mục tiêu “bảo vệ quyền con người, quyền công dân”.

Xem thêm:   Ngân hàng – Wikipedia tiếng Việt

Với những điểm mới, quan trọng về quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp gắn liền với bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp, đã có hơn 70 luật, bộ luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa án và các cơ quan tham gia thực hiện quyền tư pháp đã được sửa đổi một cách toàn diện hoặc ban hành mới. Tiêu biểu như các luật về tổ chức tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, các bộ luật rường cột của hệ thống pháp luật – Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, các luật, bộ luật về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; các luật liên quan đến bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp – Luật Tạm giữ, tạm giam, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước…

Việc hoàn thiện chính sách trong các luật nói trên đã thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn những chủ trương, định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của việc thực hiện quyền tư pháp đã được quy định tại Hiến pháp 2013. Chẳng hạn, việc hoàn thiện pháp luật hình sự trong Bộ luật Hình sự, sửa đổi, bổ sung năm 2015 và năm 2017 đã hướng tới nâng cao tính nhân đạo, hướng thiện và bảo vệ quyền con người trong việc xử lý người phạm tội.

Xem thêm:   Lé mắt với mẫu thiết kế nhà 6x8m đẹp 3 tầng 1 tum 2021

Trong đó, để hiện thực hóa quy định “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” của Hiến pháp năm 2013 – các luật, bộ luật về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và các luật về tổ chức tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra đã bổ sung và cụ thể hóa nguyên tắc tranh tụng thông qua các quy định về trách nhiệm pháp lý và quy trình, thủ tục buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo việc tranh tụng dân chủ, công khai trong mọi giai đoạn của quá trình thực hiện quyền tư pháp.

Cùng với đó, Luật Luật sư, Luật Trợ giúp pháp lý đã được sửa đổi, bổ sung với những chính sách pháp luật có tính đột phá nhằm thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia vào cải cách tư pháp. Tạo sự bứt phá về số lượng và chất lượng đội ngũ luật sư, trợ giúp pháp lý để hỗ trợ bị can, bị cáo, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam thực hiện quyền bào chữa và các đương sự trong các vụ án dân sự, hành chính thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bảo đảm mọi công dân có nhu cầu đều được trợ giúp pháp lý và được bào chữa khi xét xử về hình sự, bảo đảm công lý, công bằng xã hội…

Bài viết liên quan: Cấu trúc must, have to và have got to

Trên cơ sở những nội dung được báo cáo viên trao đổi, Hội nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về địa phương nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp. Góp phần tạo chuyển biến tích cực và thống nhất trong nhận thức của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp. Đồng thời, triển khai đồng bộ, sâu rộng, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm các chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp đến cán bộ công chức và Nhân dân. Qua đó, nâng cao nhận thức trách nhiệm trong các chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp.

Xem thêm:   Đại sứ quán là gì? Lãnh sự quán là gì? Phân biệt Đại sự quán và Lãnh sự quán?

Theo Báo Pháp luật & Xã hội

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!