Cảnh giác với những cạm bẫy trong đầu tư bất động sản mới nhất

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Bài viết hiện tại: Cảnh giác với những cạm bẫy trong đầu tư bất động sản mới nhất



KINH NGHIỆM MUA BÁN NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN


Bài viết liên quan: Thương hiệu trang sức đình đám bậc nhất thế giới xây nhà máy hơn 100 triệu USD tại Bình Dương mới nhất


Tại Quảng Nam và Đà Nẵng, tình hình tội phạm liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang có xu hướng gia tăng. Trong số các vụ án về lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói trên có nhiều vụ liên quan đến việc đầu tư bất động sản.

DSC 9969

Sập bẫy kêu gọi góp vốn đầu tư bất động sản

Những tháng cuối năm 2022, Công an tỉnh Quảng Nam và Công an thành phố Đà Nẵng liên tục khởi tố nhiều vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến việc mua bán, góp vốn đầu tư bất động sản.

Ngày 22/12/2022, Phòng Cảnh sát hình sự – Công an tỉnh Quảng Nam đã phát đi thông báo tìm bị hại liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức đầu tư bất động sản, lên đến hàng trăm tỉ đồng tại huyện Thăng Bình.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Thi Thị Thu Ái, sinh năm 1993, trú tại xã Bình Lãnh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam để điều tra hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo kết quả điều tra của cơ quan công an, trong thời gian năm 2022, bà Thi Thị Thu Ái kêu gọi góp vốn mua bán bất động sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và tỉnh Đắk Lắk trong thời gian 7 đến 10 ngày để hưởng lợi nhuận cao.

Nhiều người đã chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của bà Ái để mua bất động sản và bị bà này chiếm đoạt.

Sau khi chiếm đoạt tiền của các bị hại, bà Ái đã sử dụng để trả lãi tiền vay nóng của nhiều người và tiền lợi nhuận mà bà này đã đưa ra thông tin trước đó với các bị hại.

Xem thêm:   Eco Garden: Khu đô thị tại Huế mới nhất

Qua điều tra ban đầu của cơ quan công an, số tiền giao dịch qua tài khoản ngân hàng của bà Ái thông qua hình thức trên là hơn 100 tỉ đồng.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam và Công an thành phố Đà Nẵng cũng đã khởi tố nhiều vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến việc mua bán nhà đất.

Điểm chung của các vụ việc này là lợi dụng lòng tin của người dân, các đối tượng đã lừa đảo bán đất.

Trong đó có vụ việc, đối tượng bán đất rồi hứa hẹn sẽ làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang đất ở. Thậm chí có đối tượng hứa làm các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tách thửa, làm thủ tục giao đất có thu tiền sử dụng đất để người dân tin tưởng giao tiền, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chiếm đoạt.

BAN LUA NON 1Cần cảnh giác trước những cạm bẫy trong đầu tư bất động sản.

Gia tăng số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Báo cáo thống kê từ các cơ quan tư pháp tại tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng cho biết, trong năm 2022, số vụ án liên quan đến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có xu hướng gia tăng.

Báo cáo số 490/BC-VKS của Viện trưởng viện kiểm soát nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết, tội ‘’lừa đảo chiếm đoạt tài sản’’ có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ.

Cụ thể, từ ngày 1/12/2021 đến ngày 31/10/2022, tại Quảng Nam đã khởi tố 62 vụ án với 55 bị can, tăng 10 vụ và 2 bị can so với cùng kỳ.

Báo cáo của Viện trưởng viện kiểm soát nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng cho biết, tính chất các vụ án rất phức tạp, số tiền bị chiếm đoạt có giá trị rất lớn.

Xem thêm:   ​​​​​​​FLC: Doanh thu bán niên tăng hơn 10%, lợi nhuận biến động không đáng kể sau kiểm toán mới nhất

Đáng lưu ý, trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây xảy ra hàng loạt vụ vay, mượn tiền cá nhân để giao dịch bất động sản, hợp tác kinh doanh, chơi hụi, đáo hạn ngân hàng rồi sau đó chiếm đoạt hoặc sử dụng không đúng với mục đích vay mượn dẫn đến vỡ nợ.

Điển hình như vụ Bùi Thị Tuyết Trang đưa ra nhiều thông tin gian dối với nhiều công dân trên địa bàn xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành về việc vay mượn tiền để làm ăn, kinh doanh bất động sản nhưng không thực hiện, sau đó chiếm đoạt số tiền hơn 13 tỉ đồng.

Tại thành phố Đà Nẵng, Báo cáo số 2148/BC-VKS của Viện kiểm sát nhân dân thành phố cho biết, trong năm 2022 đã khởi tố mới 436 vụ/ 527 bị can liên quan đến tội phạm về kinh tế, sở hữu, môi trường, tăng 114 vụ và 135 bị can so với kỳ trước.

Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là tội trộm cắp tài sản với 205 vụ/378 bị can, kế tiếp là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với 79 vụ/87 bị can.

Báo cáo số 975/BC-TA, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng cho biết, so với năm 2021, tội phạm về lừa đảo chiếm đoạt tài sản có xu hướng tăng. 

Tại các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hầu hết là các bị cáo lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết pháp luật của người dân và nhất là nhu cầu muốn có nhà đất trong thời kỳ giá nhà đất không ngừng tăng cao.

Cụ thể, các đối tượng tạo ra các thông tin giả để lừa đảo chiếm đoạt tiền như lừa đảo chiếm đoạt tiền đặt cọc, một lô đất bán cho nhiều người, lập các dự án “ma” lừa bán lô đất nền,… Điển hình như vụ án Nguyễn Thị Châu Sa và đồng phạm, vụ án Nguyễn Thành Hòa, vụ án Huỳnh Thị Châu.

Xem thêm:   Cách chọn môi giới bất động sản dựa trên giá niêm yết và hoa hồng mới nhất

Lưu Bang

Bài viết liên quan: Ông lớn bất động sản vào cuộc giải “cơn khát” nhà ở xã hội mới nhất



ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT


Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Gợi ý thông tin BĐS và các lĩnh vực liên quan


Theo ThanhnienViet: https%3A%2F%2Fthanhnienviet.vn%2F2022%2F12%2F24%2Fcanh-giac-voi-nhung-cam-bay-trong-dau-tu-bat-dong-san%2F

error: Alert: Content is protected !!