Cơ sở dẫn liệu (Management Assertions) là gì? Ý nghĩa của cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Cơ sở dẫn liệu (tiếng Anh: Management Assertions) là một thuật ngữ thông dụng trong kiểm toán. Khái niệm cơ sở dẫn liệu tác động đến kiểm toán viên trong toàn bộ quá trình thực hiện kiểm toán.

Cơ sở dẫn liệu

Khái niệm

Bài viết liên quan: Nghiệp vụ an ninh là gì? Tìm hiểu về một số nghiệp vụ an ninh cơ bản

Cơ sở dẫn liệu trong tiếng Anh là Management Assertions.

Định nghĩa về cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính: “Là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức khác về các khoản mục và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính và được kiểm toán viên sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra;”

(Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315)

Các căn cứ để giải trình một cơ sở dẫn liệu

Sự hiện hữu: Tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu hoặc nợ phải trả trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo phải thực tế tồn tại tại thời điểm đó.

Quyền và nghĩa vụ: Doanh nghiệp có quyền sở hữu hầu hết tài sản được phản ánh trên báo cáo tài chính phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, trừ một số loại tài sản mà doanh nghiệp có quyền kiểm soát lâu dài và đáp ứng các chuẩn mực kiểm toán liên qua. Với mọi khoản nợ được phản ánh thì doanh nghiệp phải thực sự có nghĩa vụ trả nợ.

Xem thêm:   Bảo lãnh là gì? Khái niệm và đặc điểm của hoạt động bảo lãnh

Sự phát sinh: Một nghiệp vụ hoặc sự kiện kinh tế được ghi chép thì phải thực sự đã phát sinh và liên quan đến kỳ báo cáo.

Bài viết liên quan: 35 Mẫu Thiết Kế Nhà Nhỏ Đẹp Đơn Giản Từ 16m2 Đến 50m2

Sự tính toán và đánh giá: Các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế phải được ghi nhận theo giá trị thích hợp trên cơ sở nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán hoặc được chấp nhận phổ biến. Các số liệu và phép toán khi thực hiện phải chính xác về mặt toán học và không có sai sót

Sự phân loại và hạch toán: Toàn bộ tài sản, khoản nợ, doanh thu, chi phí, nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra có liên quan tới kì báo cáo phải được ghi chép đầy đủ và phân loại một cách đúng đắn theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán. Các nghiệp vụ mà sự kiện kinh tế phát sinh phải được ghi nhận theo kế toán dồn tích.

Tổng hợp và công bố: Số liệu cộng dồn trên tài khoản và sổ kế toán phải được tính toán một cách chính xác. Các chỉ tiêu, bộ phận và khoản mục trên báo cáo tài chính phải được xác định, trình bày và công bố theo đúng yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính)

Xem thêm:   kinh bang tế thế – Wiktionary tiếng Việt

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!