Đèn xi nhan tình huống khẩn cấp: Sử dụng hay lạm dụng?

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

(VOH) – Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay trong giao thông đô thị là sử dụng chưa đúng đèn xi nhan của người điều khiển xe ô tô/mô tô, đó là: nút màu đỏ hoặc màu vàng có hình tam giác.

Do nút tam giác có dây đấu nối trực tiếp vào bình điện của xe, không phụ thuộc khóa công tắc, nên dù động cơ có đang chạy hay tắt thì khi nhấn, bật nút hình tam giác này cả 4 đèn xi nhan đều nhấp nháy sáng cho đến khi được người điều khiển tắt hoặc… hết điện bình.

Bài viết hiện tại: Đèn xi nhan tình huống khẩn cấp: Sử dụng hay lạm dụng?

Đèn xi nhan tình huống khẩn cấp: Sử dụng hay lạm dụng?

Nút bật đèn cảnh báo nguy hiểm (Hazard Light) trên xe ô tô. Cũng do công dụng điều khiển cùng lúc 4 đèn xi nhan cùng nhấp nháy, nên nhiều người lầm tưởng đây là tín hiệu về “quyền ưu tiên” hay “khẩn cấp” trong giao thông đường bộ. Ảnh: autopro

Cũng do công dụng điều khiển cùng lúc 4 đèn xi nhan cùng nhấp nháy, nên khiến nhiều người điều khiển xe ô tô và thậm chí có cả ở một số người lái mô tô nhận thức nút điều khiển tam giác này là tín hiệu về “quyền ưu tiên” hay “khẩn cấp” trong giao thông đường bộ (?!).

Vì vậy, không ít trường hợp người lái xe nhấn, bật nút tam giác cho sáng 4 xi nhan và băng băng vượt tốc độ quy định trong khu dân cư, có lúc còn sử dụng để vượt qua giao lộ ngã ba, ngã tư, vòng xoay; thậm chí… vượt cả đèn đỏ giao thông một cách nghênh ngang, nhiều lần làm người đi đường hú vía, kinh hoàng, có trường hợp va chạm, gây tai nạn cho người khác.

Một số trường hợp người lái xe ô tô dừng, đậu trong hẻm dân cư hoặc đậu xe trên đường phố cũng bật nút tam giác cho nhấp nháy 4 đèn xi nhan và… bỏ đi đâu làm gì đó nhiều giờ. Có thể người lái xe yên tâm đã thực hiện việc phát tín hiệu cảnh báo xe dừng, đậu đúng quy định pháp luật và đúng chức năng của nút tam giác.

Thực tế, có thể hiểu thuật ngữ xi nhan là phiên âm từ chữ “signal” (phát âm theo tiếng Pháp), nghĩa từ trong tiếng Anh, Pháp và quy ước quốc tế đều đồng nghĩa là “tín hiệu”. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ nước ta cũng tương tự Luật Giao thông ở các quốc gia khác, xi nhan là đèn tín hiệu được sử dụng “Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ” (Khoản 1, Điều 15 Luật Luật Giao thông đường bộ).

Xem thêm:   Điệp viên 007 là phụ nữ da đen - cuộc cách mạng hay chiêu làm màu?

Bài viết liên quan: (Review) Kiếm tiền Shopee Affiliate – Chương trình tiếp thị liên kết mới từ Shopee

Các trường hợp khác là: Vượt bên trái xe khác (có thể kết hợp với tín hiệu còi); Khi điều khiển xe chuyển bánh từ vị trí đậu tham gia giao thông, hoặc đang lưu thông cần áp sát từ từ phần lề đường bên phải để dừng, đỗ xe.

Đèn xi nhan tình huống khẩn cấp: Sử dụng hay lạm dụng?

Đèn hậu được quy định sử dụng màu đỏ. Ảnh: autopro

Luật Giao thông đường bộ (Điều 16, 18, 19) và Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không quy định cụ thể cách thức sử dụng đèn xi nhan, mà chỉ quy định: “Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết”; khi dừng, đỗ xe phải: “có tín hiệu báo cho người điều khiển khác biết”; “Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn; Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái”; Không dừng, đỗ “Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức”; “Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đậu xe ở vị trí cách xe ô tô đang đậu bên kia đường tối thiểu 20 mét”.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại các trường đào tạo lái xe hiện nay và theo thông lệ thì khi dừng, đỗ người điều khiển chỉ bật một bên đèn xi nhan phía bên phải để báo cho người điều khiển phương tiện khác biết xe đang dừng, đậu bên lề phải, không phải xe đang lưu thông. Điều này đặc biệt quan trọng trong tình huống trời mưa, bão lớn, hạn chế tầm nhìn từ người giao thông khác.

Trường hợp xe ô tô có nút hình tam giác (thiết kế bắt buộc từ nhà sản xuất), theo hướng dẫn sử dụng và theo thông lệ quốc tế, khi xe ô tô đang dừng, đậu bên lề đường mà bật, nhấn nút 4 đèn xi nhan cùng nhấp nháy là báo hiệu xe đang có sự cố cần giúp đỡ, xe bị nạn, hoàn toàn không phải là nút đèn hiển thị quyền khẩn cấp, ưu tiên đi gấp, yêu cầu các phương tiện giao thông khác nhường đường; hoặc được phép dừng, đậu khóa xe bỏ đi làm việc khác hay được quyền dừng sát nhau dưới 20 mét trên đường hẹp, hay trước cửa, cổng cơ quan, tổ chức dưới 5 mét… như cách hiểu của một số trường hợp người điều khiển xe nêu trên.

Xem thêm:   Hướng dẫn khắc phục iPhone bị nóng máy khi sử dụng

Theo Luật Giao thông đường bộ (Điều 22) về quyền ưu tiên, khẩn cấp đã nêu rõ: “Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

Bài viết liên quan: 3 cách làm rượu nho ngon miễn chê – tốt cho sức khỏe

đ) Đoàn xe tang.

2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên”.

Như vậy, luật quy định xe ô tô thông thường không có quyền ưu tiên, khẩn cấp cũng như coi việc bật, nhấn cho 4 đèn xi nhan cùng sáng là quyền ưu tiên, khẩn cấp trong lưu thông hay dừng, đậu.  

Đồng thời, đèn tín hiệu cho những quyền ưu tiên, khẩn cấp phải do Chính phủ quy định, hoàn toàn không phải là nút điều khiển hình tam giác được mặc định bởi nhà thiết kế, sản xuất xe.

Mặt khác, trong sổ tay hướng dẫn sử dụng thiết bị của các loại xe ô tô lắp ráp hay thiết kế tại Việt Nam hiện nay, không có thiết kết sản xuất nào chỉ dẫn nhấn, bật nút tam giác cho 4 đèn xi nhan cùng sáng là quyền ưu tiên hay quyền đi khẩn cấp.

Xem thêm:   Cách làm cơm cuộn tại nhà cực kỳ đơn giản và ngon miệng

Những trường hợp người điều khiển xe sử dụng nút bật 4 đèn xi nhan và tự cho phép phóng nhanh, vượt ẩu, đi quá tốc độ hoặc dừng, đậu không đúng – dù vô ý do nhận thức sai hay cố ý – đều là hành vi lạm dụng đèn tín hiệu để vi phạm luật giao thông và đều phải bị xử phạt theo luật định.

Theo Khoản 13, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi “sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất”. Chính là nhằm nghiêm cấm những hành vi lạm dụng nêu trên.

Vậy nên, cần có quy định cụ thể hơn và có biện pháp xử lý nghiêm hơn việc lạm dụng các thiết bị tín hiệu của phương tiện khi tham gia giao thông?

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Cách làm

error: Alert: Content is protected !!