Doanh nghiệp ở TP.HCM nên hoạt động như thế nào sau ngày 15/9? mới nhất

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Bài viết hiện tại: Doanh nghiệp ở TP.HCM nên hoạt động như thế nào sau ngày 15/9? mới nhất



KINH NGHIỆM MUA BÁN NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN


Bài viết liên quan: Thông tin tổng quan về huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương mới nhất


Sau những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 vào nền kinh tế, TP.HCM đang tính đến việc thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả vừa phục hồi nền kinh tế vốn đang kiệt quệ. Đây thực sự là bài toán khó cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Những con số không nói dối về sự đi xuống của nền kinh tế. Trong khảo sát mới nhất của Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) và Báo điện tử VnExpress thực hiện, 42.754 trong tổng  số 69.132 người lao động tham gia khảo sát mất việc (tỷ lệ 62%).

Trong khi đó, báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2021của Tổng cục Thống kê cho biết, trong 8 tháng qua cả nước có đến 85.500 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020…

Cột mốc 15/9 kiểm soát dịch bệnh đang đến rất gần. Có lẽ, đã tới lúc chuyển từ định hướng “không COVID-19” sang từng bước sống chung với dịch bệnh trong mọi hoạt động của nền kinh tế.

Doanh nghiep o TP HCM nen hoat dong nhu the nao sau ngay 159

Vaccine và giấy thông hành

Để có thể mở cửa lại nền kinh tế, chiến lược phủ vaccine là điều tất yếu cần lưu ý. Theo nhiều chuyên gia, để nới lỏng các hoạt động tiến tới mở cửa trở lại, TP.HCM cần phải đạt tỷ lệ phủ 70% vaccine cho người dân từ 18 tuổi trở lên. Cùng với đó tiến tới cấp giấy thông hành vaccine cho người dân.

Sau hai tuần kể từ thời điểm tiêm mũi vaccine thứ 2 hoặc nhiễm SARS-COV-2 và tiêm một mũi vaccine sau hai tuần, cá nhân sẽ đủ điều kiện được cấp giấy thông hành vaccine.

Xem thêm:   Hà Nội: giá đền bù mở rộng đường mặt phố chùa Bộc là hơn 47 triệu/m2 mới nhất

Một cá nhân tuy chưa được cấp giấy thông hành vaccine nhưng vẫn có thể được tham gia các hoạt động tương tự như người có giấy thông hành vaccine nếu đáp ứng được một trong các điều kiện dưới đây: đã tiêm một mũi vaccine sau bốn tuần và được xét nghiệm định kỳ hoặc đã nhiễm SARS-COV-2 sau bốn tuần và được xét nghiệm định kỳ.

Doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao?

Tuy vậy, cũng không thể vội vàng mở cửa ngày sau ngày 15.9, khi dịch vẫn còn trong giai đoạn phức tạp. Các doanh nghiệp (DN) có thể hoạt động theo hướng nâng công suất hoạt động dần dần theo các mức 30% – 50% – 70% và cao hơn.

Cùng với đó, ưu tiên việc trở lại làm việc trước hết cho người lao động sống ở vùng xanh hoặc không bị phong tỏa, không bố trí công việc cho người có mức độ rủi ro phơi nhiễm cao (phụ nữ có thai, bệnh nền, đang sống chung với F0).

Doanh nghiệp có thể chia thành 3 giai đoạn sau khi thành phố cho phép hoạt động lại.

Cụ thể, giai đoạn 1, doanh nghiệp đã đáp ứng tất cả các yêu cầu cần thiết để hoạt động trở lại. Mức độ sử dụng lao động trong giai đoạn này tương ứng với tỷ lệ người lao động đã tiêm mũi 2 được hai tuần hoặc đã tiêm mũi 1 được bốn tuần và được xét nghiệm định kỳ. Hơn nữa, để đảm bảo an toàn, số lượng người lao động trong giai đoạn này nên được giới hạn (ví dụ như 30% so với bình thường) và kéo dài ít nhất 5 ngày để ổn định hoạt động trước khi chuyển sang giai đoạn 2.

Xem thêm:   Năng lực tài chính Công ty TNHH Abodos không đảm bảo để thực hiện dự án Khu nghỉ dưỡng gần 700 tỷ đồng tại Đà Lạt mới nhất

Ngay khi các doanh nghiệp/nhà máy đã sẵn sàng phương án bước vào giai đoạn 1 và nhận được sự chấp thuận của Chính quyền, họ có thể bắt đầu ngay lập tức.

Doanh nghiệp có thể xin mở cửa trở lại bất cứ khi nào họ sẵn sàng. Khi doanh nghiệp nào đã xây dựng phương án đáp ứng tất cả các yêu cầu một cách bền vững, họ có thể chuyển qua giai đoạn 2.

Doanh nghiệp sẽ không được bước vào giai đoạn 2 cho đến khi xác định được rằng hoạt động ở mức 30% đang vận hành tốt và sẵn sàng để tăng mức sản xuất.

Ở giai đoạn 2, nâng công suất hoạt động của doanh nghiệp/ nhà máy lên tối đa 50%. Các doanh nghiệp/nhà máy có thể tiếp tục giai đoạn 1 lâu hơn nếu họ muốn hoặc chưa sẵn sàng chuyển sang giai đoạn 2.

Thêm vào đó, ở giai đoạn 3, doanh nghiệp sẽ  nâng công suất lên tối đa 70% cho đến khi được phép hoạt động lại 100% công suất. Với những doanh nghiệp/nhà máy chưa sẵn sàng, có thể tiếp tục với công suất như giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi quay lại hoạt động, chủ doanh nghiệp/nhà máy phải ký cam kết với người lao động và chính quyền địa phương về cách thức hoạt động, quyền lợi của người lao động khi tham gia sản xuất trở lại. Không những vậy, bản thân doanh nghiệp phải có những biện pháp tuân thủ 5K và đảm bảo phòng chống dịch trong khuôn viên doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất.

Liên Thượng

Bài viết liên quan: Chủ đầu tư sai phạm, cư dân khu nhà giàu ở TP. Thủ Đức bất an mới nhất



ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT


Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Gợi ý thông tin BĐS và các lĩnh vực liên quan

Xem thêm:   Hà Nội: Huyện nào sắp được lên quận? mới nhất

Theo ThanhnienViet: https%3A%2F%2Fthanhnienviet.vn%2F2021%2F09%2F04%2Fdoanh-nghiep-o-tp-hcm-nen-hoat-dong-nhu-the-nao-sau-ngay-15-9%2F

error: Alert: Content is protected !!