Đối tượng nộp, thuế suất, cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là những đối tượng nào? Thuế suất thuế TNDN? Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định mới nhất?

Thuế Thu nhập doanh nghiệp có thể được hiểu là thuế trực thu, thu vào phần thu nhập của các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Bài viết hiện tại: Đối tượng nộp, thuế suất, cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung 2013

1. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 thì:

“1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam ;

b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

c) Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;

d) Ðơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam ;

Xem thêm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp?

đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập”.

Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể Điều 1 Nghị định 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Mục 1 Phần A Thông tư 130/2008/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.  Theo đó, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

1.1. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn;  Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp Nhà nước; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.

Bài viết liên quan: Mẫu bảng kê nộp thuế – Mẫu 01/BKNT

1.2. Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực.

Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực nộp thuế giống như doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Xem thêm:   Phụ cấp nhà ở là gì? Phụ cấp nhà ở có tính thuế TNCN không?

1.3. Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã.

Cũng giống như các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực thì tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã cũng nộp thuế giống như doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Xem thêm: Kinh doanh cọc tre thì chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?

1.4. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:

– Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;

– Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

– Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác;

– Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

– Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.

Xem thêm: Đặc điểm và các đặc trưng của thuế thu nhập doanh nghiệp

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: updating    

Theo đó đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Đối với doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam: Nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó; Nộp thuế đối với đối tượng chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.

Đối với doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

1.5. Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ và có thu nhập chịu thuế.

Theo đó, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

– Đối tượng nộp thuế đối với các khoản tiền tài trợ từ nước ngoài;

Xem thêm: Ưu điểm của các quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

– Đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế;

Xem thêm:   Kê khai quyết toán thuế TNCN năm 2017 ĐẦY ĐỦ NHẤT hiện nay

– Đối tượng được giảm thuế;

Bài viết liên quan: Hồ sơ, thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế 2021

– Doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức nước ngoài sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài Chính.

Để hiểu rõ hơn về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần làm rõ khái niệm thu nhập chịu thuế. Theo đó thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập khác ở đây bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.

2. Mức thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:

a. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 20% và thuế suất từ 32% đến 50% quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này và đối tượng được ưu đãi về thuế suất quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định này.

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% quy định tại Khoản này áp dụng thuế suất 20%.

b. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.

Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp của năm trước liền kề.

c. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, căn cứ vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đối với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm áp dụng thuế suất là 50%, trường hợp các mỏ có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%.

3. Căn cứ tính thuế

3.1 Công thức tính thuế

Thuế TNDN

=

Doanh thu tính thuế

x

Thuế suất thuế TNDN

Thu nhập chịu thuế

= Doanh thu Chi phí được trừ +

Các khoản thu nhập khác

Ví dụ: Hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả chậm, trả góp là tiền bán hàng hóa, dịch vụ đó trả tiền một lần, không gồm tiền lãi; Với hàng hóa, dịch vụ trao đổi, là giá bán của hàng hóa, dịch vụ cùng loại, tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi;Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp được hưởng. Với mỗi trường hợp mà cách tính Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định khác nhau.

Các khoản chi được trừ và không được trừ

Các khoản chi được trừ là các khoản sau sau khi đáp ứng các điều kiện theo quy định: Khoản chi thực tế liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ; Khoản chi nếu có hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có chứng từ không dùng tiền mặt.

Các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp khi tính thuế TNDN bao gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chứng khoán, bất động sản., dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật. Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ…

Các khoản chi không được trừ bao gồm: Những khoản chi không đáp ứng những điều kiện kể trên; Chi khấu hao với tài sản cố định- dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định.

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hướng dẫn tất tần tật về các loại thuế tại Việt Nam

error: Alert: Content is protected !!