Hoạt động ngân hàng là gì ? Khái niệm hoạt động ngân hàng được hiểu như thế nào ?

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Thực tiễn kinh tế thế giới ngày nay đã chỉ ra rằng sự ồn định và phát triển của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng là một trong những điều kiện cơ bản của sự phát triển. Bài viết phân tích và làm rõ khái niệm hoạt động ngân hàng theo luật ngân hàng hiện nay, cụ thể:

Để tạo lập hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và phát huy vai trò tích cực đối với nền kinh tế và đời sổng xã hội, đòi hỏi nhà nước phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp sử dụng pháp luật.

Bài viết hiện tại: Hoạt động ngân hàng là gì ? Khái niệm hoạt động ngân hàng được hiểu như thế nào ?

Ở nước ta, cùng với quá trĩnh xây dựng và phát triển hệ thổng ngân hàng, tổ chức tín dụng, pháp luật ngân hàng cũng được Nhà nước ta quan tâm xây dựng và hoàn thiện. Pháp luật ngân hàng được Nhà nước sử dụng làm công cụ quản lí và duy trĩ trật tự cho các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế.

1. Ngân hàng là gì?

Như ta đã biết ngân hàng là một tổ chức kinh tế có đối tượng trong các giao dịch nghề nghiệp là tiền tệ.

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 2 thông qua năm 1997, ngân hàng được hiểu là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng không bị hạn chế phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tổ chức tín dụng là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.Còn tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được nhận tiền gửi không kì hạn, không được làm dịch vụ thanh toán.

2. Hoạt động ngân hàng là gì?

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

+ Hoạt động nhận tiền: Theo khoản 13 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

Việc nhận tiền gửi được thực hiện diễn ra liên tục và thường xuyên nhất tại Ngân hàng, việc nhận tiền gửi là một trong những hoạt động giúp cho ngân hàng huy động được nguồn tiền, nguồn vốn để duy trì hoạt động khác của ngân hàng.

+Hoạt động cấp tín dụng: Theo khoản 14 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Đây là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, việc cấp tín dụng cho một tổ chức hay cá nhân được phép sử dụng được hiểu như một giao kết qua lại giữa các bên khách hàng và ngân hàng đó

+ Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: Căn cứ theo khoản 15 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản được hiểu là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

+ Hoạt động cho vay: Căn cứ tại khoản 16 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cho vay được hiểu là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

3. Phân tích hoạt động ngân hàng

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, khi sản xuất hàng hoá phát triển thì kéo theo sự hình thành và phát triển của các quan hệ thương mại giữa các khu vực, giữa các quốc gia sử dụng các đồng tiền khác nhau. Việc mua, bán, trao đổi hàng hoá giữa các khu vực, giữa các quốc gia sử dụng đông tiền khác nhau làm nảy sinh nhu cầu đổi tiền. Các thương nhân phải đổi các loại tiền của mình để lấy các loại tiền khác thích ứng với từng quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Đe đáp ứng nhu cầu đổi tiền của các thương nhân, xã hộỉ xuất hiện tầng lớp thương nhân mới đó là những người làm nghề đổi tiền. Ban đàu tầng lớp thương nhân mới này chỉ thuần tuý làm nghề đổi tiền nhưng dần dần do yêu cầu của khách hàng mà họ thực hiện thêm các dịch vụ khác như nhận tiền gửi, cho vay… Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, nghề đổi tiền và các dịch vụ kinh doanh tiền tệ cũng phát triển trở thành một nghề kinh doanh và được gọi là nghề ngân hàng.

Xem thêm:   Hướng dẫn cách tính lãi ngân hàng Agribank chính xác nhất

Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng, nghề ngân hàng xuất hiện đầu tiên ở miền Bắc Italia vào thời kì trung cổ. Người Italia gọi nghề kinh doanh này bàng từ “Banco”.

Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách chuyển khoản ngân hàng AgriBank

Ngày nay, để đáp ứng sự phát triển đa dạng của nền kinh tể ở mỗi quốc gia và tính toàn cầu hoá của kinh tế thế giới, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hoạt động ngân hàng ngày càng mang tính đa dạng và tinh xảo về các nghiệp vụ kinh doanh. Đồng thời, cơ cấu chù thể hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cũng đa dạng như: ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng V.V.. Tuy vậy, trong các tài liệu nghiên cứu và trong văn bản pháp luật của nhiều nước, khái niệm “hoạt động ngân hàng” thường được dùng để chỉ hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Trong hoạt động xâý dựng và áp dụng pháp luật, việc chuẩn hoá khái niệm “hoạt động ngân hàng” có tác dụng lớn trong việc xác định phạm vi áp dụng đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chính vì vậy, trong đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngân hàng của nhiều nước có điều luật ghi nhận hoạt động nào là hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Ở nhiều nước, pháp luật không đưa ra định nghĩa tổng quát về hoạt động ngân hàng mà liệt kê các hoạt động được coi lả hoạt động ngân hàng. Chẳng hạn, Luật các tổ chức tài chính và ngân hàng của Malaysia năm 1989 liệt kê các dạng hoạt động được coi là hoạt động ngân hàng như:

– Huy động tiền gửi của khách hàng;

– Cấp tín dụng;

– Thực hiện các dịch vụ thanh toán;

Ở Việt Nam, tại Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và tại Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khoá XII, kì họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 giải thích khái niệm hoạt động ngân hàng như sau: Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:

a) Nhận tiền gửi;

b) Cấp tín dụng;

c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Tiền tệ là vật trung gian trong trao đổi hàng hoá, thực hiện chức năng phương tiện thanh toán.

Cấp tín dụng là việc thoả thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (khoản 14 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).

Việc cung ứng dịch vụ thanh toán với tính cách là hoạt động ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức như: thực hiện dịch vụ thanh toán séc, thẻ ngân hàng…

Dịch vụ ngân hàng là các loại công việc tổ chức tín dụng phục vụ khách hàng liên quan tới hoạt động tiền tệ.

Như vậy, hoạt động ngân hàng là loại hình hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế có đối tượng kinh doanh là tiền tệ. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt hoạt động kinh doanh ngân hàng với các hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế như với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, hoạt động kinh doanh dịch vụ đời sống V.V..

4. Các loại hình ngân hàng tại Việt Nam hiện nay

+ Ngân hàng chính sách xã hội :

Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng do Nhà nước thành lập để cho những người thuộc đối tượng chính sách vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng phục vụ người nghèo có chức năng khai thác các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước , tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo và các nguồn vốn khác được Nhà nước cho phép để lập quỹ cho người nghèo vay, thực hiện chương trình của Chính phủ đối với người nghèo. Hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo , không vì mục đích lợi nhuận , thực hiện việc bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí. Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện cho vay trực tiếp đối với hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn, được vay vốn để phát triển sản xuất,không phải thế chấp tài sản, có hoàn trả vốn vay và theo lãi suất quy định.

Ngân hàng phục vụ người nghèo được xét miễn giảm thuế doanh thu (thuế giá trị gia tăng) và thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp) , để giảm lãi suất cho vay đối với người nghèo. Các rủi ro bất khả kháng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo được bù đắp bằng quỹ bù đắp rủi ro theo quy chế tài chính của Bộ Tài chính.

Ngân hàng chính sách xã hội được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay.

Hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

Xem thêm:   Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng năm 2019 cao nhất là 24,75

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân, cố vốn pháp định, tổ chức thành hệ thống tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các văn phòng đại diện ở trong nước, ở ngoài nước và các đơn vị trực thuộc. Theo quy định của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997. Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam là người lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và là thành viên của Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có chức năng ngân hàng trung ương, thực hiện các hoạt động kinh doanh vừa là cơ quan của Chính phủ. Kể từ sau cải cách hệ thống ngân hàng theo cơ chế kinh tế thị trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam không còn thực hiện hai chức năng cơ bản là quản lý nhà nước về ngân hàng và chức năng ngân hàng trung ương của đất nước.

Với chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng như: cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, cấp thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức khác, quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp… Với chức năng là ngân hàng trung ương, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các hoạt động như phát hành, điều hòa lưu thông tiền tệ, cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức tín dụng.

Bài viết liên quan: 19 Tuổi Vay Tiền Ngân Hàng Được Không? Vay Ngân Hàng Nào?

+ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Ngân hàng thương mại Nhà nước chuyên doanh tiền tệ , tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn do Nhà nước đầu tư 100% vốn thành lập và thuộc sở hữu nhà nước. Thực hiện chủ trương cải cách hệ thống ngân hàng một cấp thành hai cấp, ngày updating, Hội đồng Bộ trưởng ban hành nghị định số 53/HĐBT quy định lại cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng chuyên nghiệp được đổi thành ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng nông nghiệp.

Trên cơ sở pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1980, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 400-CT ngày updating về việc thành lập Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam trong đó quy định rõ; Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam là ngân hàng thương mại quốc doanh, có tư các pháp nhân thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư diêm nghiệp.

Chức năng chủ yếu của Ngân hàng này là kinh doanh, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng, cho tập thể, cá nhân vay tiền với lãi suất thấp nhất nhằm phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế hợp tác xã,kinh tế hộ gia đình, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nông dân và nhân dân nói chung, góp phần hiện đại hóa nông nghiệp.

+ Ngân hàng thương mại:

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận.

Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiếu khấu và làm phương tiện thanh toán. Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hoạch toán kinh tế, nhằm mục đích là có lợi nhuận. Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như: nhận tiền gửi có kì hạn, nhận tiền gửi không kỳ hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán ; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ…

Theo quy địnhcủa Luật tổ chức các tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức các tín dụng ban hành năm 2004, ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

+Về loại hình kinh doanh có: ngân hàng thương mại trung tâm, ngân hàng thương mại khu vực, ngân hàng thương mại địa phương.

+Về hình thức tổ chức có: ngân hàng thương mại cơ sở, ngân hàng thương mại chi nhánh, ngân hàng thương mại chấp hữu.

Xem thêm:   Mẫu thông báo số tài khoản đến khách hàng mới nhất năm 2021 – Luật Nhân Dân

+Về hình thức sở hữu có: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại liên doanh.

+Về đối tượng kinh doanh có: ngân hàng thương mại công thương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng ngoại thương…

+ Ngân hàng trung ương:

Ngân hàng thực hiện các hoạt động của Nhà nước về tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, giữ vai trò trung tâm của hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính chính thức của một quốc gia.

Chức năng phổ biến của ngân hàng, trung ương trên thế giới là thực hiện chức năng công quyền về ngân hàng như: phát hành đồng tiền quốc gia, bảo vệ giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền đó, điều hòa lưu thông tiền tệ ở một quốc gia hoặc trong một liên minh giữa một số quốc gia. Khác với các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương hoạt động chủ yếu nhằm mục đích thực hiện chính sách tiền tệ của một quốc gia hoặc của liên minh một số quốc gia. Ngoài ra, ngân hàng trung ương có thể có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, ban hành các quy chế quản lý hoạt động ngân hàng, cũng như chịu trách nhiệm về hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt.

5. Vai trò của ngân hàng nhà nước

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ phát hành giấy bạc, điều hòa sự lưu hành tiền tệ; huy động vốn của nhân dân, điều hành và mở rộng tín dụng để nâng cao sản xuất của nhân dân và phát triển kinh tế nhà nước; quản lý ngân quỹ quốc gia; quản lý ngoại tệ và thanh toán các khoản giao dịch với nước ngoài; quản lý kim dung bằng các thể lệ hành chính: thể lệ bằng vàng bạc, thể lệ về quỹ của các doanh nghiệp, quốc gia. Nói chung, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam làm những công việc để thi hành chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng và chính sách ngân hàng của Chính phủ. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam tổ chức theo mô hình ở trung ương có Ngân hàng Quốc gia Trung ương. Ở mỗi liên khu, có một chi nhánh Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Mỗi tỉnh và thành phố có một chi nhánh Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngoài ra, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có thể mở chi nhánh ở trong nước hay ngoài nước. Tổng Giám đốc có quyền hạn và danh vị như một Bộ trưởng. Điều đó xác định rõ vị thế của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân quỹ quốc gia, vàng bạc. Nhiệm vụ, quyền hạn và mô hình tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam xác định rõ địa vị pháp lý của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là Ngân hàng Trung ương, đồng thời là một ngân hàng thương mại. Ngay từ khi ra đời, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã thực hiện đồng thời cả ba chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, chức năng của Ngân hàng Trung ương và chức năng của ngân hàng thương mại. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương là thực thi chính sách tiền tệ, phát hành tiền và điều hòa lưu thông tiền tệ theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai (tháng 10/1951) về ngân hàng là: “Nắm vững hai việc chính là phát hành giấy bạc và quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất” [1]. Đồng thời, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam còn thực hiện hoạt động của ngân hàng thương mại. Đó là, huy động vốn của nhân dân, điều hòa và mở rộng tín dụng để nâng cao sản xuất của nhân dân và phát triển kinh tế nhà nước.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật ngân hàng, hoạt động ngân hàng Hãy gọi ngay: updating để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng – Công ty luật Minh Khuê

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Thông tin lãi suất, ngân hàng Việt Nam

error: Alert: Content is protected !!