HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CLORAMIN B DIỆT KHUẨN – Chuyên Hóa Chất Công Nghiệp – Vật Tư Thiết Bị Thí Nghiệm Trường Học

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Công ty Vật tư & Dịch vụ KHKT Bách Khoa giới thiệu bài hướng dẫn chi tiết sản phẩm Cloramin B:

♥SỬ DỤNG CLORAMIN B XỬ LÝ NƯỚC Ô NHIỄM:

Bài viết hiện tại: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CLORAMIN B DIỆT KHUẨN – Chuyên Hóa Chất Công Nghiệp – Vật Tư Thiết Bị Thí Nghiệm Trường Học

  • Xử lý nước ăn uống:

Việc sử dụng hóa chất xử lý nước được thực tế chứng minh là tiện và lợi hơn rất nhiều. Một số hóa chất khử trùng (như clo, iốt) có thể tồn tại trong nước một thời gian sau khi tiếp xúc. Lượng hóa chất thừa rất cần thiết vì nó có thể hạn chế sự phát triển của vi khuẩn tới mức tối thiểu, cũng như ảnh hưởng của tái nhiễm. Đó là một trong những lý do vì sao clo được coi là hóa chất khử trùng nước uống thông dụng nhất.

Loại hóa chất xử lý nước đang được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam hiện nay là cloramin B. Đây là hóa chất xử lý nước mà Bộ Y tế cấp cho các địa phương để xử lý nước cho nhân dân trong và sau bão lụt. Cloramin B được sử dụng dưới hai dạng: dạng bột 25% thùng 25-35kg và dạng viên nén 0,25g/viên.

-Hàm lượng clo hoạt tính của loại Cloramin B dạng bột thông thường là 25%, liều lượng sử dụng 0,1g/10 lít nước.

-Hàm lượng Cloramin B loại viên mỗi viên 0,25g sử dụng cho 25 lít nước.

-Nếu xứ lý nước bằng bột cloramin B, clorua vôi thì theo tỷ lệ sau: 1 m3 nước cần 10g bột.

Cloramin B 25%. Có thể dùng thìa canh để đong bột hóa chất, mỗi thìa canh đầy tương đương 10g.

-Lưu ý: Lượng hóa chất khử trùng này phải được hòa tan đều trong nước và phải để sau 30 phút mới có thể dùng được nước. Nước này vẫn phải đun mới uống được.

  • Xử lý nước giếng đào:

Vệ sinh giếng:

Nhiều gia đình chủ động dùng ni lông và nắp bịt miệng giếng nhưng mưa lớn, nước lũ vẫn làm ô nhiễm nước trong giếng. Vì thế việc đầu tiên cần làm là thau rửa giếng: khơi thông tất cả các vũng nước xung quanh khu vực giếng; tháo bỏ nắp và ni lông bịt giếng; nạo vét bùn cặn trong giếng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể nạo vét giếng dễ dàng nên có thể tiến hành khử trùng ngay nước trong giếng để sử dụng.

Làm trong nước giếng:

Dùng phèn chua (loại thường dùng là Phèn kép amoni Nhôm Sulfate (NH4)Al(SO4)2.) với liều lượng 50g/1m3 nước, nếu nước đục nhiều có thể cho lượng phèn tối đa tới 100g/m3. Hòa tan hết lượng phèn cần thiết vào một gầu nước, tưới đều lên giếng nước, thả gầu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để sau 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử trùng.

Khử trùng nước giếng:

Về nguyên tắc nước giếng sau khử trùng phải có nồng độ clo thừa là 0,5 – 1,0 mg/lít.

Như vậy lượng cloramin B cần thiết cho giếng nước trên cơ sở nồng độ cần thiết là 10g cloramin B 25%/m3.

  • Xử lý nước giếng khoan:

Vệ sinh giếng:

Bơm hết nước đục và bơm tiếp 15 phút nữa bỏ nước đi sau đó có thể sử dụng được. Cần chú ý làm vệ sinh bơm, sàn giếng.

Làm trong nước giếng:

Bài viết liên quan: Tổ chức Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”

Xem thêm:   5 món chế biến từ dừa sáp cực ngon hấp dẫn - Đại Lý Mua Bán Dừa Sáp Cầu Kè Trà Vinh

Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua cho 20 lít nước. Hoà tan lượng phèn cần thiết cho lượng nước cần làm trong, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng xuống đáy rồi gạn lấy nước trong. Nếu không có phèn chua thì dùng vải sạch để lọc nước giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi nước trong.

Khử trùng bằng hóa chất xứ lý nước:

Có thể dùng cloramin B dạng viên hàm lượng theo tỷ lệ sau : 10 lít nước cần 0,1g cloramin B 25% hoặc 10g Cloramin B cho 1 m3 nước. Có thể dùng thìa canh để đong bột hoá chất, mỗi thìa canh đầy tương đương 10 g, như vậy để khử 1m3 nước cần khoảng 1 thìa canh bột cloramin B. Lượng hoá chất khử trùng này phải được hoà tan đều trong nước và để sau 30 phút là có thể dùng được nước. Nước này vẫn phải đun sôi mới uống được.

  • SỬ DỤNG CLORAMIN B TRONG BỆNH VIỆN:

·        Khử trùng tay ở khu vực điều trị cách ly bệnh nhân: Tại điểm ra, vào khu vực cách ly và cửa ra vào mỗi buồng bệnh, nếu không có các dung dịch diệt trùng nhanh (cồn, lọ dung dịch khử trùng tay) hoặc nước và xà phòng để rửa tay thì phải có chậu đựng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính để ngâm rửa tay (ngâm tay 1 phút, sau đó tráng bằng nước sạch). 

·        Khử trùng bề mặt, vật dụng: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền nhà, bề mặt đồ vật, vật dụng v.v. 

·        Thảm chùi chân và giầy dép: Tẩm đẫm thảm chùi chân và giày dép bằng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính, đặt trong 1 khay kim loại giữ nước và để trước điểm ra vào khu vực cách ly và hướng dẫn tất cả cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân, khách đến thăm phải chùi chân, giầy dép bằng dẫm chân lên thảm tẩm dung dịch này mỗi lần ra vào khu vực cách ly nhằm hạn chế tối đa lây lan mầm bệnh ra bên ngoài.

·        Khử trùng bô, chậu ô nhiễm mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm bô, chậu ô nhiễm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong ít nhất 30 phút trước khi đem rửa bằng nước sạch.

·        Khử trùng các dụng cụ của bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm các dụng cụ, quần áo đã sử dụng của bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong 1 – 2 giờ trước khi đem giặt rửa bằng nước sạch.

·        Khử trùng buồng bệnh điều trị bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm:Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền buồng bệnh, bề mặt đồ vật, vật dụng trong phòng bệnh.

·        Khoa phòng điều trị bệnh nhân sau khi tất cả các bệnh nhân ra viện (khử trùng lần cuối): Phải tổng vệ sinh khử trùng nền nhà, tường nhà nơi bệnh nhân điều trị bằng cách phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính (liều lượng phun 0,3 – 0,5 lít/m2), sau đó mới được sử dụng trở lại cho tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân khác.

Xem thêm:   Tự học Guitar: Luyện chạy âm giai ?

·        Xử lý môi trường ô nhiễm khu vực nhà bệnh nhân, khu vực nhà tiêu, cống rãnh, chuồng trại, đường xá, lối đi… tại khu vực ổ dịch: Phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính tại những nơi này với liều lượng 0,3 – 0,5 lít/m2.

·        Xử lý phân và chất thải của bệnh nhân: Phân và chất thải của bệnh nhân có mang mầm bệnh được khử trùng bằng dung dịch nồng độ 1,25 – 2,5% clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 (ví dụ, 1 lít phân cần xử lý bằng 1 lít dung dịch nồng độ 1,25% clo hoạt tính) trong thời gian ít nhất 30 phút, sau đó đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh hoặc chôn sâu xuống đất cách xa nguồn nước và nhà ở.

·        Khử trùng phương tiện chuyên chở bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính phun khử trùng phương tiện với liều lượng 0,3 – 0,5 lít/m2, để trong 1 giờ sau đó rửa kỹ lại bằng nước sạch.

  • SỬ DỤNG CLORAMIN B TRONG TRƯỜNG MẦM NON:

Các trường mầm non nên vệ sinh hàng ngày đồ chơi, vật dụng mà trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ hàng ngày bằng nước, xà phòng, các chất tẩy rửa thông dụng hoặc bằng dung dịch Chloramin B.

♦Vệ sinh hàng ngày đồ chơi, vật dụng mà trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ hàng ngày bằng nước và xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông dụng hoặc bằng dung dịch Chloramin B 0.25%.

♦Khử khuẩn:

– Khử khuẩn hàng tuần (trường hợp không có trẻ bệnh): ngâm đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ bằng dung dịch Chloramin B 0.25%

– Khử khuẩn hàng ngày (trường hợp có trẻ bị bệnh): khử khuẩn phải được thực hiện hàng ngày trong 10 đến 15 ngày bằng dung dịch Cloramin B 0.5%. Đối với vật dụng, đồ chơi của trẻ bị bệnh phải tiến hành khử khuẩn ngay sau khi trẻ vừa chơi hoặc sử dụng xong.

Các bước khử khuẩn đồ chơi, vật dụng, nhà cửa đúng cách:

+ Bước 1: Lau sạch, rửa sạch bụi, chất bẩn trên bề mặt các vật dụng trẻ thường tiếp xúc, sinh hoạt, ngủ, sàn nhà trước khi khử khuẩn.

+ Bước 2: Lau sàn nhà, vật dụng…, ngâm đồ chơi trong dung dịch khử khuẩn đã pha, để trong 10 – 20 phút.

+ Bước 3: Lau lại bằng nước sạch và lau khô. Với đồ chơi của trẻ thì rửa lại bằng nước sạch và phơi khô.

  • SỬ DỤNG CLORAMIN B TRONG HỆ THỐNG NHÀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC:

Phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính tại hệ thống nhà vệ sinh với liều lượng 0,3 – 0,5 lít/m2. Định kỳ mỗi tuần phun một lần.

CÔNG THỨC PHA DUNG DỊCH CLO loãng:

m = (c% x V/C%) x 1000

Trong đó:

m: lượng hóa chất cần lấy pha (g)

c%: nồng độ dung dịch Clo cần pha (%)

C%: nồng độ hóa chất chứa Clo ban đầu (Cloramin B 25%, Clorin 70%, Clorin 90%…).

V: thể tích dung dịch cần pha (L).

* Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng luôn được nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Bài viết liên quan: Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về vùng sông nước Cà Mau qua văn bản Sông nước Cà Mau của tác giả Đoàn Giỏi

Xem thêm:   Hướng Dẫn Bán Hàng Online Cho người Mới bắt đầu 2021

Ví dụ: Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột cloramin B 25% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 25) x 1000 = 200 gam.

Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột canxi hypocloride 70% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 70 ) x 1000 = 72 gam.

Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột natri dichloroisocianurate 60% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 60)  x 1000 = 84 gam.

Bảng: Bảng liều lượng pha sẵn dung dịch Clo từ các loại hóa chất diệt khuẩn

Tên hóa chất 

(hàm lượng clo hoạt tính)

Lượng hóa chất cần để pha 10 lít dung dịch có nồng độ Clo hoạt tính

Ghi chú

0,25%

0,5%

1,25%

2,5%

Cloramin B 25%

100g

200g

500g

1000g

 
Clorin (70%)

36g

72g

180g

360g

Bột Natri dichloroisocianurate (NADCC 60%)

42g

84g

210g

420g

Cách pha: Hòa tan hoàn toàn lượng hóa chất cần thiết cho vừa đủ 10 lít nước sạch. Các dung dịch khử trùng có clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch khử trùng chứa clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hướng dẫn

error: Alert: Content is protected !!