Ôm mộng làm giàu khi mua vàng tích trữ

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

‘Nhiều người mua vàng với hy vọng sau vài năm bán đi sẽ lãi hơn gửi tiết kiệm, nhưng tôi chỉ đầu tư tối đa 20% tài sản vào vàng’.

“Về dài hạn do lạm phát nên giữ vàng sẽ đỡ mất giá hơn gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, không phải nói vậy là chúng ta cứ mua vàng dự trữ và hy vọng sau vài năm bán đi sẽ lãi nhiều hơn gửi tiết kiệm. Mua, bán, kinh doanh gì cũng đòi hỏi cần có kiến thức, kinh nghiệm và sự nhanh nhạy về thị trường.

Bài viết hiện tại: Ôm mộng làm giàu khi mua vàng tích trữ

Vàng tăng giá khi thế giới có những bất ổn về chính trị, kinh tế, có chiến tranh, dịch bệnh… nhưng sẽ giảm giá nếu kinh tế đi vào ổn định vì các nhà đầu tư sẽ bán bớt vàng để đầu tư vào những tài sản rủi ro lớn hơn như cổ phiếu, nhưng lại cho lợi nhuận lớn hơn và nhanh hơn.

Mua vàng cũng là một dạng đầu tư. Vấn đề là tại thời điểm hiện nay, giá vàng đang cao do Covid-19 bùng phát ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế thế giới nên mua vàng sẽ bất hợp lý. Khi Covid-19 được khống chế, kinh tế thế giới ổn định trở lại thì giá vàng sẽ điều chỉnh giảm và phải đợi một khoảng thời gian không xác định để bạn có thể hoà vốn và có lãi. Nguyên tắc của đầu tư là mua rẻ (khi mọi người ít quan tâm đến vàng) và bán đắt”.

Đó là quan điểm của độc giả Dinh Vang về câu chuyện “Có nên rút tiết kiệm mua vàng trữ dài hạn?”. Giá vàng trong tuần qua liên tục liên tục tăng nóng, phá ngưỡng 1.903,5 USD/ounce. Nhiều người kỳ vọng giá vàng có thể xô đổ mức giá cao nhất 1.950 USD/ounce lập được đầu năm 2021, thậm chí, đạt ngưỡng 2.000 USD/ounce nhờ hàng loạt yếu tố hỗ trợ. Giới đầu tư quốc tế và chuyên gia phân tích cũng tỏ ra khá tin tưởng với đà đi lên của giá vàng trong các phiên gần đây. Điều đó vô tình tác động đến tâm lý của nhiều người khi đổ xô mua vàng tích trữ với hy vọng kiếm lời nhanh.

Bài viết liên quan: Cách trả lời câu hỏi điểm mạnh, điểm yếu khi phỏng vấn

Xem thêm:   rút kinh nghiệm in English – Vietnamese-English Dictionary

Tuy nhiên, chỉ ra những rủi ro khi mua vàng thời điểm này, bạn đọc Thiên Chương nhấn mạnh: “Đừng đầu tư quá nửa vào vàng. Vàng cũng biến động rất lớn, không để ý là mua lỗ luôn. Tôi tính thử, trong năm vừa qua, cùng tầm tiền đó, nếu gửi ngân hàng 13-15 tháng thì thu lãi nhiều hơn là mua bán vàng. Vàng biến động thất thường, nhất là đợt lên đỉnh, nhiều người đu đỉnh rồi ôm luôn, biết bao giờ nó lên lại giá đó?

Tôi lời cũng được một chút, nhưng không đáng kể so với gửi tiết kiệm. Đó là tôi là không rành gì về đầu tư, nên chỉ tập trung vào gửi ngân hàng, mua vàng, mua đất giá rẻ vùng ven rồi chờ tăng giá. Dù thu ít nhưng ăn chắc mặc bền. Đầu tư mỗi thứ một ít, bạn sẽ không lo lỗ hết vốn. Miễn đừng đi đầu tư tiền ảo là được’.

Đồng quan điểm, độc giả Nguyễn Minh Đức nhận định vàng không còn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này: “Hiện tại, vàng không còn là kênh đầu tư tốt nữa, do tỷ lệ lời quá thấp với 6 %/năm trong ít nhất một năm (theo chuyên gia nhận định). Tôi bắt đầu đầu tư chứng khoán từ cuối năm 2018, với lượng ít kiến thức về nó (gần như là bằng “0”). Năm ngoái, tài khoản của tôi sinh lời hơn 200%. Vấn đề là đầu tư vào chứng khoán rủi ro không hề cao, trừ khi bạn xác định là chơi chứng khoán (trader).

Vì vậy, nếu bạn muốn đầu tư mà sinh lợi cao hơn thì chỉ có đầu tư chứng khoán thôi, trừ phi bạn có vốn lớn thì đầu tư vào bất động sản. Trường hợp bạn không có chuyên môn về chứng khoán thì phải tự tìm tòi, học hỏi thôi, chứ không có gì là dễ dàng đâu.

>> Năm nguyên tắc mua vàng tích trữ

Lịch sử từng ghi nhận giá vàng có thời điểm tăng kỷ lục, sau đó lại lao dốc nhanh chóng. Đầu năm 2011 giá vàng tăng 24,09% so với thời điểm cuối 2010, cán mốc 36 triệu đồng/lượng. Chỉ đến 23/8/2011, giá vàng vượt 49 triệu đồng/lượng. Nhưng cuối tháng 9/2011, giá vàng giảm mạnh, chỉ còn 41 triệu đồng/lượng. Tương tự, năm 2020 cũng chứng kiến đà tăng giảm không kiểm soát của giá vàng do một loạt bất ổn kinh tế, chính trị, dịch bệnh gây ra. Có thời điểm vàng tăng vọt lên mức 62 triệu đồng/lượng. Từ cuối năm 2020 đến hiện tại, giá vàng xoay quanh mốc 56 triệu đồng/lượng.

Nói về tư duy mua vàng tích trữ của nhiều người, bạn đọc Hieu Truong cảnh báo: “Nhiều người thích mua vàng để trữ và chờ sau này tăng giá. Nhưng nếu ta vẽ ra bài toán gửi ngân hàng, để đó dài hạn (hơn ba năm trở lên), áp dụng lãi kép chứ không rút lãi để tiêu xài, thì sau tầm 5 năm rút ra, có thể được số lãi ngang ngửa với tiền giá vàng tăng lúc bấy giờ. Đấy là chưa kể việc, bạn chắc chắn có số tiền lãi khi gửi tiết kiệm, còn giá vàng có lên như kỳ vọng hay không thì chẳng có gì đảm bảo”.

Xem thêm:   4 Bài học kinh nghiệm của sinh viên thực tập

“Quan trọng tầm nhìn đầu tư của bạn đến đâu? Những người để dành vàng cả đời, thì kiểu gì cũng lãi rất lớn. Nhưng đôi khi dù ôm tận 5-10 năm, lãi vẫn chẳng được bao nhiêu, mà tính ra mất khá nhiều chi phí, cơ hội đầu tư cái khác. Vì vốn cứ cứ phải nằm đó, bạn không dám rút ra làm cái khác sinh lời hơn. Cho nên, nếu bạn lười, không muốn tìm hiểu thêm kiến thức để đầu tư thì tốt nhất là gửi ngân hàng, kỳ hạn trung đến dài hạn. Cứ đáo hạn, bạn lại lấy lãi gộp vào gốc rồi gửi tiếp, sinh lời kép”, độc giả Tân bổ sung.

Bài viết liên quan: Kinh nghiệm cho bé 1 tuổi đi du lịch: Chuẩn bị đồ, lịch trình, lưu ý

Khẳng định sai lầm khi đổ toàn bộ tiền vào mua vàng tích trữ, bạn đọc Le Cao Thang cho rằng: “Theo ý kiến của tôi, nên làm một danh mục đầu tư với số tiền của bản thân đang có để vừa có có hội gia tăng được thu nhập, vừa có cơ hội hiểu biết thêm một kênh đầu tư và vừa năng động hơn trong suy nghĩ của bản thân.

Nếu là tôi, tôi sẽ đầu tư như sau: 40% cho tiết kiệm thời hạn (1-3 năm); 20% vào vàng hoặc đôla (nếu bạn hiểu và muốn đầu tư), vì khi bạn để số lượng tiền và vàng lớn ở trong nhà thì rủi ro về ăn trộm và tính mạng có khi lại còn cao và nguy hiểm, lúc đó có khi bạn còn lo lắng hơn; 20% sẽ dùng để mua các loại chứng chỉ quỹ để đảm bảo lợi nhuận và an toàn vốn; 20% còn lại đầu tư dài hạn vào các cổ phiếu của công ty trong lĩnh vực: ngân hàng, hàng tiêu dùng, công nghệ…”.

Xem thêm:   Cách viết mail hỏi kết quả phỏng vấn HIỆU QUẢ nhất

Lê Phạm tổng hợp

>> Các ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Kinh nghiệm đời sống tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!