Quản lý nhà nước hoạt động xúc tiến đầu tư

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Về nguyên tắc, các hoạt động xúc tiến đầu tư tại trong nước và nước ngoài (bao gồm: xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và xúc tiến đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài) phải được xây dựng, tập hợp thành chương trình xúc tiến đầu tư.

Ngày 14 tháng 1 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư.

Bài viết hiện tại: Quản lý nhà nước hoạt động xúc tiến đầu tư

Hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm 8 nội dung, trong đó có nội dung hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Về nguyên tắc, các hoạt động xúc tiến đầu tư tại trong nước và nước ngoài (bao gồm: xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và xúc tiến đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài) phải được xây dựng, tập hợp thành chương trình xúc tiến đầu tư, sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tập hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư hàng năm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật trong đó xác định rõ nội dung, địa điểm, thời gian, tiến độ, kinh phí và đầu mối thực hiện). Chú trọng các hoạt động xúc tiến đầu tư đối với các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (xúc tiến đầu tư tại chỗ) thông qua các hình thức hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy triển khai dự án hiệu quả. Khuyến khích kết hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư với các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và các chương trình tuyên truyền đối ngoại, văn hóa.

Nội dung quản lý nhà nước hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện định hướng xúc tiến đầu tư trong từng thời kỳ và hàng năm;

2. Hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư;

Bài viết liên quan: Tú lơ khơ là gì? Nắm bắt rõ cách chơi bài tú lơ khơ hiệu quả

Xem thêm:   Thanh toán bù trừ (Clearing) là gì? Qui định trong thanh toán bù trừ

3. Điều phối các hoạt động xúc tiến đầu tư;

4. Theo dõi, tổng hợp đánh giá tình hình và hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư;

5. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân trong hoạt động xúc tiến đầu tư.

Ở cấp trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư. Ở cấp địa phương: Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư ở cấp địa phương. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định hoặc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư trong cơ cấu tổ chức của mình.

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có Bộ phận xúc tiến đầu tư nước ngoài có nhiệm vụ:

– Hỗ trợ các doanh nghiệp nước sở tại đầu tư vào Việt Nam; hướng dẫn, tham gia và hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư của Việt Nam tại nước sở tại; giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu hợp tác của nước sở tại với cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam;

– Hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư Việt Nam tại nước sở tại; giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu hợp tác đầu tư của Việt Nam với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nước sở tại; phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư tại nước sở tại; theo dõi tình hình hoạt động của các nhà đầu tư Việt Nam tại nước sở tại;

– Phối hợp thẩm tra các nhà đầu tư nước sở tại đầu tư vào Việt Nam và các đối tác của doanh nghiệp Việt Nam ở nước sở tại khi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu; tham gia hội thảo, hội nghị, diễn đàn, sự kiện về hợp tác đầu tư tại nước sở tại; tham gia đàm phán dự án;

– Phối hợp với các bộ phận khác trong Cơ quan đại diện hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hợp tác đầu tư tại nước sở tại;

Xem thêm:   Nợ xấu (Non-Performing Loan – NPL) là gì? Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu

Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào hướng dẫn xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và mục tiêu, định hướng phát triển của ngành, địa phương để xây dựng hoặc đề xuất chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm.

Bài viết liên quan: Dich Vu Di Dong

Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài mà không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài phải đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư trước 30 ngày thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư đó.

Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư không thuộc chương trình xúc tiến đầu tư do các tổ chức, doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư thực hiện bằng nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước nếu hoạt động xúc tiến đầu tư đó đáp ứng các nguyên tắc, yêu cầu quy định.

Trong phạm vi quản lý của mình, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị và triển khai dự án đầu tư.

Nội dung hỗ trợ bao gồm: i) cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế – xã hội; tình hình đầu tư; quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngành và vùng lãnh thổ; pháp luật, cơ chế, chính sách; tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư khi có yêu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư; ii) hướng dẫn thủ tục đầu tư; iii) hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai dự án đầu tư; iv) tiếp nhận, tổng hợp và trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Kinh phí xúc tiến đầu tư của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, được chi cho các hoạt động xúc tiến đầu tư nằm trong chương trình xúc tiến đầu tư đã được phê duyệt.

Xem thêm:   Xe máy chuyên dùng là xe gì và gồm những loại nào?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổng hợp thông tin về tình hình xúc tiến đầu tư trên phạm vi cả nước; hỗ trợ và cung cấp các thông tin có liên quan cho các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý trong việc thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư. Định kỳ 6 tháng và cả năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp, xây dựng báo cáo đánh giá về tình hình xúc tiến đầu tư trên phạm vi cả nước.

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hỏi đáp bách khoa toàn thư với Thống Kê Nhà Đất

error: Alert: Content is protected !!