Sổ địa chính là gì ? Mục đích, nội dung của sổ địa chính là gì ?

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Sổ địa chính là tài liệu tập hợp thông tin chi tiết về tình trạng, hiện trạng pháp lý của việc quản lý và sử dụng các thửa đất, tài sản gắn với đất nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của Nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của cá cá nhân hoặc tổ chức có liên quan và bao gồm những nội dung nhất định.

1. Sổ địa chính là gì ?

Sổ địa chính là tài liệu tập hợp thông tin chi tiết về tình trạng, hiện trạng pháp lý của việc quản lý và sử dụng các thửa đất, tài sản gắn với đất nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của Nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của cá cá nhân hoặc tổ chức có liên quan.

Bài viết hiện tại: Sổ địa chính là gì ? Mục đích, nội dung của sổ địa chính là gì ?

Sổ địa chính được lưu giữ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương theo quy định tại Luật đất đai năm 2013.

Sổ địa chính cho phép tổng hợp nhiều thông tin liên quan về tình hình đất đai và giấy tờ pháp lý.

Dựa vào sổ địa chính có thể tra cứu nhiều phương diện như nghĩa vụ của người sở hữu đất, ký hiệu đất,..

Nó được lập cho từng địa phương, xã, phường, thị trấn để ghi lại người sử dụng đất cùng các thông tin về về việc sử dụng đất của người đó. Sổ là một chế độ thống kê đất đai của Nhà nước bao gồm năm phần: đăng kí sử dụng đất; thống kê diện tích đất đai; thống kê chất lượng đất, nhận định chất lượng đất; đánh giá về mặt kinh tế.

Chính sự chi tiết này mà cơ quan quản lý có thể dễ dàng tìm được thông tin khi có cá nhân/ tổ chức phát sinh yêu cầu về sử dụng đất. Mỗi xã, phường,…sẽ có một sổ địa chính riêng cho phép phần đất thuộc phạm vi lãnh thổ đó.

2. Mục đích của sổ địa chính

Theo quy định về mẫu sổ địa chính, sổ mục kê đất, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai (Ban hành theo quyết định số 499/QĐ-ĐC ngày 27/7/ 1995 của Tổng cục Địa chính ) thì Sổ địa chính được lập nhằm đăng ký toàn bộ diện tích đất đai được Nhà nước giao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và diện tích các loại đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng; làm cơ sở để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đất đai theo đúng pháp luật.

Như vậy mục đích của sổ địa chính là lưu trữ thông tin về người sử dụng đất trên mảnh đất họ đang sử dụng và trước đó có sử dụng và ghi nhận kết quả đăng ký; làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý, giám sát và bảo hộ các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc người được Nhà nước giao quyền quản lý đất theo quy định của Luật đất đai 2013.

căn cứ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì việc lập Sổ địa chính được thực hiện như sau:

1. Sổ địa chính được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.

2. Nội dung sổ địa chính bao gồm các dữ liệu sau:

a) Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;

b) Dữ liệu về người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất;

c) Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất;

d) Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất);

đ) Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền quản lý đất;

Bài viết liên quan: Kim Lâu, Hoàng Ốc, Tam Tai là gì? Bảng tính và cách hóa giải 3 đại hạn năm 2020

e) Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất.

3. Sổ địa chính được lập ở dạng số, được Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, chưa có điều kiện lập Sổ địa chính (điện tử) theo quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định sau đây: (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT)

a) Đối với địa phương đã lập Sổ địa chính dạng giấy theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính thì tiếp tục cập nhật vào Sổ địa chính dạng giấy đang sử dụng; nội dung thông tin ghi vào sổ theo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đối với địa phương chưa lập Sổ địa chính dạng giấy theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm in trang Sổ địa chính (điện tử) chưa ký số ra dạng giấy để thực hiện ký, đóng dấu của Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai phục vụ cho công tác quản lý thường xuyên””.

3. Nội dung của sổ địa chính

Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sử dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó. Sổ địa chính là một chế độ thống kê đất đai của Nhà nước. Sổ địa chính gồm có 5 phần:

Xem thêm:   Khái niệm quan trắc môi trường là gì? Các quy định về quan trắc môi trường hiện nay?

1) Đăng kí sử dụng đất – xác lập về mặt pháp lí quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân;

Đây là phần xác nhận quyền sở hữu đất không thời hạn và có thời hạn (đất được nhà nước cho thuê) của hộ gia đình hoặc doanh nghiệp.

2) Thống kê diện tích đất đai – diện tích chung của người sử dụng đất và các loại đất đai;

đồng thời cũng thể hiện được diện tích chung của người đang sở hữu/ sử dụng đất.

3) Thống kê chất lượng đất – địa hình, thổ nhưỡng và thực vật.

Dựa vào đây có thể biết được dạng đất nhờ vào ký hiệu. Hơn nữa các phần như địa hình và thảm thực vật tại địa phương

4) Nhận định chất lượng đất.

Dựa vào phần này ban quản lý đất đai có thể đánh giá được độ phì nhiêu hay khô cằn của đất. Từ đây đưa ra các phương án cải tạo, canh tác đất đúng mực nhất.

5) Đánh giá về mặt kinh tế. Sổ địa chính; bản đồ địa chính; sổ mục kê đất đai; sổ theo dõi biến động đất đai là các tài liệu cơ bản về đất đai phản ánh hiện trạng sử dụng đất đai ở từng địa phương và phục vụ cho công tác quản lí nhà nước về đất đai.

Nhờ phần 5, các mảnh đất đều sẽ được đánh giá về mặt kinh tế. Đây là việc vô cùng quan trọng trong sự quản lý đất của nhà nước và địa phương.

Xem thêm:   Quốc dân là gì? Ý nghĩa của từ “Quốc dân” trên Facebook | Việt Nam 24h

Chi tiết nội dung của sổ địa chính cũng được quy định trong Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. Cụ thể, tại điều 21, nội dung sổ địa chính bao gồm các mục sau:

+ Dữ liệu về địa chỉ, số hiệu, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;

+ Dữ liệu về quyền sử dụng và quản lý đất;

+ Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất;

+ Dữ liệu về người sử dụng đất hoặc người được Nhà nước giao quản lý đất;

+ Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất;

+ Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền quản lý đất.

4. Hình thức của sổ địa chính

Sổ địa chính được thành lập ở dạng số. Thủ tướng cơ quan đăng ký đất đai sẽ có thẩm quyền duyệt, và duyệt bằng chữ ký điện tử.

Ngoài ra, sổ sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu địa chính theo mẫu số 01/ĐK ban hành theo quy định kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính này.

Nhiều người nhầm lẫn rằng sổ địa chính phải được tồn tại dưới dạng muốn cuốn sổ đúng nghĩa đen. Nhưng trên thực tế sổ địa chính được mã hóa thành dạng số. Và chính người kiểm soát và chịu trách nhiệm quản lý đất đai cao nhất mới có quyền thẩm định và phê duyệt hoạt động trong sổ địa chính.

Bài viết liên quan: Cách để Nhận diện Kẻ Thái nhân cách

Tất nhiên chữ ký điện tử sẽ được ứng dụng thay cho chữ ký thông thường. Hiện nay, sổ địa chính sẽ được thiết lập lưu trên cơ sở dữ liệu chính của địa phương. Quy định này được nêu rõ theo thông tư số 24 ban hành năm 2014.

5. Thành phần của hồ sơ địa chính

Tùy thuộc vào từng trường hợp mà thành phần của hồ sơ sẽ có một số khác biệt.

Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, thành phần hồ sơ bao gồm:

– Sổ theo dõi biến động đất đai dạng giấy;

– Sổ địa chính được lập dưới dạng số hoặc dạng giấy.

– Tài liệu điều tra đo đạc địa chính bao gồm: sổ mục kê đất đai, bản đồ địa chính và Bản lưu Giấy chứng nhận lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có)

Đối với địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, thành phần hồ sơ địa chính bao gồm:

– Sổ địa chính;

– Tài liệu điều tra đo đạc địa chính bao gồm: sổ mục kê đất đai và bản đồ địa chính;

– Bản lưu Giấy chứng nhận.

6. Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính được pháp luật quy định tại Điều 7 Thông tư 24/2014, cụ thể:

1. Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Xem thêm:   Trade coin là gì? Bật mí cách trade coin hiệu quả nhất

2. Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.

3. Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính.

4. Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau:

– Trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới:

+ Đối với trường hợp này, pháp luật quy định xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận

– Trường hợp chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định như sau:

+ Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;

+ Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hỏi đáp bách khoa toàn thư với Thống Kê Nhà Đất

error: Alert: Content is protected !!