Thảo luận thiết bị điện công nghiệp

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Thanh cái là từ ngữ qui ước trong ngành điện để chỉ phần dây dẫn (hay thanh dẫn) đặt ngoài trời trong các TBA từ 35kV đến 500kV (22kV trở xuống thường dùng các tủ phân phối trọn bộ – nhưng cũng có người gọi các thanh dẫn cứng trong các tủ 22kV, 380V là thanh cái tùy theo số lượng các thiết bị đấu nối vào đó) có nhiệm vụ chính để đấu nối với các phần tử trong hệ thống điện như: đường dây, máy biến áp, máy cắt, dao cách ly, biến điện áp, biến dòng, … Như vậy, thanh cái của 1 cấp điện áp trong 1 TBA dài hay ngắn, nhiều ngăn hay ít ngăn phụ thuộc vào số lộ đường dây và thiết bị đấu nối vào thanh cái đó.

Thông thường, các đường dây đấu nối vào 1 TBA ( hoặc trạm cắt) phải thông qua thanh cái của trạm đó; (vì có trường hợp đường dây đấu nối trên tuyến – gọi là rẽ nhánh). Tuỳ theo số lượng các lộ đường dây đấu nối ra vào các TBA (hoặc trạm cắt) và mức độ tin cậy cung cấp điện mà người thiết kế tính toán lựa chọn sơ đồ cho phù hợp ( 1 TC, 2 TC, có TC vòng, có máy cắt nối, sơ đồ tam giác, tứ giác, …).

Bài viết hiện tại: Thảo luận thiết bị điện công nghiệp

Trong một TBA có thể có nhiều hệ thống thanh cái với các cấp điện áp khác nhau, ví dụ tại 1 TBA 500kV (như TBA 500kV Pleiku – trên Gia Lai) sẽ có:

Xem thêm:   Tổng nợ phải trả (Total Liabilities) là gì? Đặc điểm, phân loại và ưu điểm

Bài viết liên quan: PP là gì? Từ viết tắt, nghĩa của PP trên Facebook và các lĩnh vực khác

– Hệ thống thanh cái 500kV để các đường dây đấu nối ra, vào, và quan trọng hơn là để cấp điện vào MBA 500kV, từ MBA này sẽ đưa xuống cấp điện áp 220kV.

– Lộ tổng 220kV từ MBA 500/220kV sẽ phải đấu nối lên hệ thống thanh cái 220kV cũng ở trong trạm đó (thông qua hệ thống đóng cắt) để cấp nguồn cho phụ tải thông qua các ĐD 220kV đấu nối vào trạm. (gọi là hệ thống thanh cái vì số lượng nó lớn hơn 1)

– Cũng từ thanh cái 220kV trong TBA 500/220kV này, có thể đấu nối thêm các MBA 220/110kV để đưa xuống cấp điện áp 110kV qua hệ thống thanh cái 110kV, …. Trình tự cứ tiếp tục đến khi đưa xuống TBA 110/35/22kV cũng trong cùng khu vực đó với hệ thống thanh cái 35kV.

– Vì lí do đấu nối ra vào nhiều như vậy, nên thanh cái trong các TBA thường nằm vuông góc với các lộ đường dây (nôm na là nằm ngang) theo thứ tự từng ngăn. Khoảng cách ngang giữa các ngăn tuân thủ theo cách điện pha – pha; pha – đất của các thiết bị lắp đặt trong ngăn đó với các kiến trúc xung quanh.

Bài viết liên quan: Sâm tố nữ là gì, bao nhiêu tiền? Sâm tố nữ có tác dụng gì?

Xem thêm:   Opportunity Cost là gì? Những thông tin cần nắm rõ | TaxPlus

– Nhìn vào các TBA, các bạn có thể dễ dàng biết thanh cái của trạm. Ngoài ra, cũng có thể dễ dàng đoán biết cấp điện áp và khoảng cách giữa các ngăn trong các TBA thông qua (nghe lóm) như sau:

– Cấp điện áp 35kV: đếm cách điện thấy khoảng từ 3 – 5 bát sứ; khoảng cách từng ngăn trong trạm khoảng 4 – 6m.

– Cấp điện áp 110kV: đếm cách điện thấy khoảng từ 8 – 12 bát sứ; khoảng cách từng ngăn trong trạm khoảng 9 – 12m.

– Cấp điện áp 220kV: đếm cách điện thấy khoảng từ 16 – 22 bát sứ; khoảng cách từng ngăn trong trạm khoảng 16 – 22m.

– Cấp điện áp 500kV: đếm cách điện thấy … nhức hết cả mắt (khoảng 40 bát sứ); khoảng cách từng ngăn trong trạm khoảng 30 – 40m.

– Có thể xem sơ đồ để hiểu thêm các thanh cái tại diễn đàn này với sơ đồ: “sơ đồ hệ thống điện VN mới toanh 2010” – mục : Truyền tải và phân phối điện của tác giả Combui_viahe

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hỏi đáp bách khoa toàn thư với Thống Kê Nhà Đất

error: Alert: Content is protected !!