Thặng dư vốn cổ phần là gì? Quy định về thặng dư vốn cổ phần?

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Thặng dư vốn cổ phần là gì? – là câu hỏi thắc mắc trong việc phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần. Vậy thặng dư vốn cổ phần được định nghĩa như thế nào?,

Trong hoạt động kinh doanh chắc hẳn quý bạn đọc sẽ không còn xa lạ gì với khái niệm thặng dư vốn cổ phần. Nhưng cũng có nhiều người chưa nắm bắt được những nội dung cơ bản của vấn đề thặng dư vốn cổ phần. Chính vì thế, trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp một số kiến thức cơ bản nhất về những vấn đề như thặng dư vốn cổ phần là gì? Khi nào được phép điều chỉnh vốn điều lệ của công ty?

Bài viết hiện tại: Thặng dư vốn cổ phần là gì? Quy định về thặng dư vốn cổ phần?

Thặng dư vốn cổ phần là gì?

Thặng dư vốn cổ phần là một khoản chênh lệch về mệnh giá của cổ phiếu so với giá phát hành, thặng dư vốn cổ phần còn gọi là thặng dư vốn trong công ty cổ phần, nó được hình thành từ phát hành thêm cổ phần và thặng dư sẽ chuyển sang cổ phần, sau chuyển vào vốn đầu tư chính chủ sở hữu của tương lai.

Thặng dư vố cổ phần có thể hiểu là phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu và mức giá công ty cổ phần phát hành. Công thức tính thặng dư vốn cổ phần như sau:

Thặng dư vốn cổ phần = (giá phát hành – mệnh giá) x số phát hành.

Theo quy tại khoản 2 Phần II mục A quy định về việc kết chuyển thặng dư vốn công ty cổ phần để bổ sung tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần như sau:

“2. Việc kết chuyển tặng dư vốn để bổ sung vốn điều lệ của công ty cổ phần (theo quy định tại tiết đ điểm 1 mục A phần II) phải tuân thủ các điều kiện sau:

a) Đối với khoản chênh lệch tăng giữa giá bán và giá vốn mua vào của cổ phiếu quỹ, công ty được sử dụng toàn bộ chênh lệch để tăng vốn điều lệ. Trường hợp chưa bán hết cổ phiếu quỹ thì công ty chỉ được sử dụng phần chênh lệch tăng giữa nguồn tặng dư vốn so với tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa bán để bổ dung tăng vốn điều lệ. Nếu tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa bán bằng hoặc lớn hơn nguồn thặng dư vốn thì công ty chưa được điều chỉnh tăng vốn điều lệ bằng nguồn vốn này.

b) Đối với khoản chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để thực hiện các dự án đầu tư thì công ty cổ phần chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau 03 năm kể từ khi dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

Đối với khoản chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để cơ cấu lại nợ, bổ sung vốn kinh doanh thì công ty cổ phần chỉ được sử dụng để bổ sung tăng vốn điều lệ sau 01 năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành.

Xem thêm:   Bảy mối tội đầu – Wikipedia tiếng Việt

c) Những nguồn thặng dư nêu tại tiết a, b điểm 2 được chia cho các cổ dông dưới hình thức cổ phiếu theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông.”

Số lượng cổ phần dự kiến phát hành thêm trong trường hợp quy định tại tiết c và tiết đ điểm 1 mục A phần II của Thông tư này được xác định theo công thức sau:

Số lượng cổ phần dự kiến phát hành = nguồn vốn dự kiến dùng để tăng vốn điều lệ (mệnh giá 1 cổ phần).

Thắng dư vốn cổ phần tiếng Anh là gì?

Thắng dự vốn cổ phần tiếng Anh là Surplus equity

Bài viết liên quan: Sinh phẩm y tế là gì?

Cách tính thắng dự vốn cổ phần

Thặng dư vốn cổ phần  = ( Giá phát hành cổ phần – Mệnh giá) x SL cổ phần phát hành

Ví dụ: Một công ty cổ phần Anphaco phát hành 12.000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có giá 100.000 đồng, dự kiến huy động 1,2 tỷ. Vì nhu cầu từ thị trường, công ty Anphaco bán mỗi cổ phiếu giá 160.000 đồng, khi bán hết số cổ phiếu nêu trên thì họ thu được 1,92 tỷ. Do đó, phần thặng dư vốn cổ phẩn của công ty ABC là 720 triệu.

Quy định về thặng dư vốn cổ phần

Ngoài thắc mắc về thặng dư vốn cổ phần là gì? thì khách hàng cũng quan tâm về liệu rằng pháp luật có quy định gì về thặng dư vốn cổ phần không?, để hiểu rõ nội dung này, mời quý vị tham khảo nội dung:

– Các khoản chênh lệch tăng do thực hiện việc mua hoặc bán cổ phiếu quỹ, phần chênh lệch do phát hành thêm cổ phiếu mới cao hơn so với mệnh giá mà được hạch toán trong tài khoản về thặng dư vốn, không được hạch toán trong thu nhập tài chính trong doanh nghiệp.

 Trong đó, khoản thặng dư không phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.

– Khi giá bán của cổ phiếu quỹ bị nhỏ hơn so với giá đã mua vào, giá được bán cổ phiếu mới phát hành thêm nhỏ hơn so với mệnh giá, lúc này phần chênh lệch bị giảm sẽ không phải hạch toán trong chi phí, phải dùng vốn thặng dư để bù đắp mà không phải dùng lợi nhuận trước thuế.

Nếu nguồn vốn thặng dư mà không đủ thì cần dùng lợi nhuận sau thuế cùng các quỹ trong công ty để bù đắp.

– Vốn điều lệ tại công ty cổ phần trong các trường hợp sau được điều chỉnh tăng, cụ thể là:

+ Kết chuyển phần nguồn thặng dư vốn với mục đích tăng vốn điều lệ, ngoài ra kết chuyển thặng dư vốn này cần đáp ứng đủ điều kiện về khoản chênh lệch tăng từ giá bán so với giá vốn phải mua vào trong cổ phiếu quỹ. Trong đó, công ty có thể sử dụng toàn bộ phần chênh lệch nhằm tăng vốn điều lệ.

+ Nếu chưa bán hết số cổ phiếu quỹ thì khi đó công ty chỉ được sử dụng khoản chênh lệch tăng trong nguồn thặng dư với tổng giá vốn của cổ phiếu mà chưa bán, từ đó bổ sung tăng khoản vốn điều lệ.

Nếu tổng phần vốn của cổ phiếu quý chưa được bán lớn hơn hoặc bằng với nguồn thặng dư vốn, thì ngay lúc này công ty không thể điều chỉnh để tăng vốn điều lệ từ chính nguồn vốn đó.

Thặng dư vốn cổ phần là gì? Quy định về thặng dư vốn cổ phần?

Khi nào được phép điều chỉnh vốn điều lệ của công ty cổ phần?

Được phép tăng vốn điều lệ của công ty trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Phần II mục A Thông tư 19/2003/TT-BTC thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần):

Xem thêm:   Xe máy chuyên dùng là xe gì và gồm những loại nào?

+ Phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp theo hình thức chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và các chủ nợ.

+ Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần: Việc tăng vốn điều lệ chỉ được thực hiện khi đã đảm bảo đủ các điều kiện để trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần theo quy định của pháp luật và phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi.

+ Thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu.

+ Phát hành cổ phiếu mới để thực hiện sáp nhập một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác vào công ty.

+ Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ.

Được phép điều chỉnh giảm vốn điều lệ của công ty trong các trường hợp quy định tại phần II mục B của Thông tư 19/2003/TT-BTC như sau:

+ Giảm vốn điều lệ khi nhu cầu về vốn của công ty giảm do công ty thay đổi ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn trước hoặc bị buộc phải hủy bỏ cổ phiếu quỹ.

Việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ và thanh toán tiền cho các cổ đông thực hiện theo các hình thức sau:

Bài viết liên quan: Trình duyệt web là gì?

Công ty mua và hủy bỏ một số lượng cổ phiếu quỹ có mệnh giá tương ứng với số vốn dự kiến được điều chỉnh giảm theo phương án được Đại hội đồng cổ đông biểu quyết thông qua hoặc hủy bỏ số lượng cổ phiếu quỹ buộc phải hủy. Theo hình thức này thì công ty không phải trả lại tiền cho các cổ đông.

Công ty thu hồi và hủy bỏ một số cổ phiếu của các cổ dông với tổng mệnh giá tương ứng với số vốn điều lệ giảm. Theo hình thức này thì:

Mỗi cố đông trong công ty bị thu hồi một số lượng cổ phần theo tỷ lệ giữa số vốn dự kiến được điều chỉnh giảm với tổng mức vốn điều lệ của công ty tại thời điểm trước khi điều chỉnh.

Số lượng cổ phần thu hồi của từng cổ đông = (số lượng cổ phần đó đang sở hữu) x ( số vốn dự kiến giảm vốn điều lệ của công ty).

Công ty phải trả cho các cổ đông một khoản tiền tính theo công thức sau:

Số tiền phải trả cho từng cổ đông = (số lượng cổ phần thu hồi của từng cổ đông) x (mệnh giá cổ phần).

Điều chỉnh giảm mệnh giá cổ phần mà không làm thay đổi số lượng cổ phần. Theo hình thức này, công ty thu hồi cổ phiếu của các cổ đông và phát lại cổ phiếu mới với mệnh giá đã được điều chỉnh giảm. Công ty phải trả cho các cổ đông một khoản tiền theo công thức sau:

Số tiền phải trả cho từng cổ đông = (số lượng cổ phần của từng cổ đông) x (chênh lệch giữa mệnh giá cũ và mệnh giá mới)

Hình thức kết hợp: căn cứ vào tình hình cụ thể, công ty cổ phần có thể kết hợp áp dụng các hình thức nêu trên để thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

Xem thêm:   Những kiến thức cơ bản của văn thư lưu trữ – Công ty Cổ phần giáo dục Việt Nam

+ Giảm vốn điều lệ khi công ty kinh doanh thua lỗ 03 năm liên tiếp và có số lỗ lũy kế bằng 50% vốn của các cổ đông trở lên nhưng chưa mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Hình thức giảm vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại tiết b hoặc tiết c điểm 1 mục B phần II Thông tư này, công ty cổ phần không thanh toán lại tiền cho cổ đông.

Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản của vấn đề thặng dư vốn cổ phần.

Ví dụ vốn thặng dư cổ phần

Ví dụ vốn thặng dư cổ phần:

Công ty cổ phần X đã phát hành 120 000 cổ phiếu, trong đó mỗi cổ phiếu có giá trị là 100 000 đồng, dự kiến thu về là 12 tỷ. Do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường, công ty X đã bán mỗi cổ phiếu với giá là 160 000 đồng.

Theo đó, tổng thu được sau khi bán hết được số cổ phiếu là 19,2 tỷ. như vậy ta thu được phần thặng dư vốn công ty cổ phần X là 7,2 tỷ

Như vậy thặng dư vốn cổ phần bắt nguồn hình thành từ việc thực hiện phát hành cổ phần, theo đó khoản thặng dư này được chuyển vào thành cổ phần, sau đó kết chuyển vào phần vốn đầu tư chủ sở hữu ở tương lai. Khoản thặng dư không được coi là vốn cổ phần, và chỉ được coi là vốn cổ phần khi được chuyển sang cổ phần đồng thời kết chuyển sang vốn đầu tư của công ty.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến thặng dư vốn cổ phần là gì?, thặng dư vốn cổ phần có khải nộp thuế không?. Mọi thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ qua hotline updating để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hỏi đáp bách khoa toàn thư với Thống Kê Nhà Đất

error: Alert: Content is protected !!