Thủ tục kiểm toán (Audit procedures) là gì? Đặc trưng và phân loại

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Thủ tục kiểm toán (tiếng Anh: Audit procedures) là công việc cụ thể được kiểm toán viên thực hiện để thu thập một bằng chứng kiểm toán xác định gắn với mục tiêu kiểm toán.

Định nghĩa

Thủ tục kiểm toán trong tiếng Anh là Audit proceduresThủ tục kiểm toán là công việc cụ thể được kiểm toán viên thực hiện để thu thập một bằng chứng kiểm toán xác định gắn với mục tiêu kiểm toán.

Phân loại thủ tục kiểm toán

a. Thủ tục đánh giá rủi ro

Bài viết liên quan: Truyện ngụ ngôn là gì? Lịch sự phát triển và những đặc điểm cơ bản

Chuẩn mực kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên phải thu thập hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động, bao gồm cả kiểm soát nội bộ, để từ đó đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu trên các báo cáo tài chính của khách hàng.

b. Thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát 

Hiểu biết của kiểm toán viên về kiểm soát nội bộ được sử dụng để đánh giá rủi ro kiểm soát cho mỗi nghiệp vụ – Mục tiêu kiểm toán liên quan.

c. Thủ tục kiểm toán cơ bản 

– Thủ tục kiểm toán cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp, đầy đủ.

Xem thêm:   Siren Head là gì? Quái vật đầu loa này có đáng sợ hơn Slenderman?

– Có ba thủ tục kiểm toán cơ bản gồm: Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ; Thủ tục phân tích; Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư.

+ Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ 

Loại thủ tục này được sử dụng để xác định liệu các mục tiêu kiểm toán các nghiệp vụ liên quan có bị vi phạm hay không tương ứng với mỗi nghiệp vụ.

+ Thủ tục phân tích 

Bài viết liên quan: Những Điều Cần Biết Về Phô Mai Tươi – Ottima Cheese

Thủ tục phân tích liên quan tới sự so sánh giữa số tiền đã ghi nhận với dự tính/kế hoạch hay số liệu kì vọng nói chung được kiểm toán viên đưa ra.

+ Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư

Kiểm tra trực tiếp số dư là một thủ tục giúp kiểm toán viên thu thập được bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao.

Đặc trưng

– Mỗi một thủ tục kiểm toán sử dụng đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định nên kiểm toán viên cần xem xét trong quá trình sử dụng chúng để thực hiện cam kết kiểm toán.

– Mục đích của kiểm toán viên là xác định những thủ tục kiểm toán để thu thập được bằng chứng đáng tin cậy, để đạt được sự hiểu biết nhất định về rủi ro kiểm toán với chi phí ít nhất.

– Kiểm toán viên tìm kiếm bằng chứng kiểm toán đầy đủ, đáng tin cậy từ ba giai đoạn khác nhau trong qui trình kiểm toán. Tuy nhiên, khi thực hiện các thủ tục kiểm toán sẽ phát sinh những mâu thuẫn cần được kiểm toán viên xem xét, giải quyết (chẳng hạn, chi phí kiểm toán với độ tin cậy và số lượng bằng chứng).

Xem thêm:   Tài trợ – Wikipedia tiếng Việt

(Tài liệu tham khảo: Chiến lược kiểm toán và chương trình kiểm toán, Tổ hợp giáo dục Topica)

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hỏi đáp bách khoa toàn thư với Thống Kê Nhà Đất

error: Alert: Content is protected !!