Tin tức

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Trong quan hệ tín dụng, lãi suất do các bên thỏa thuận thực hiện trên cơ sở pháp luật cho phép. Do vậy, cần căn cứ thỏa thuận về lãi suất của các bên trong hợp đồng tín dụng hoặc trong các khế ước nhận nợ để giải quyết các yêu cầu về lãi suất và xác định nghĩa vụ của các đương sự trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng.

1. Quy định của pháp luật về lãi suất cho vay

Bài viết hiện tại: Tin tức

Theo khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng,tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước quy định:

1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Bài viết liên quan: Tiện lợi thanh toán hóa đơn tiền điện qua VietinBank iPay

d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

3. Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.

4. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

5. Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

Do đó, khi giải quyết các vụ án tranh chấp về hợp đồng tín dụng cầnxem xét mục đích, nhu cầu vay vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế mà Nhà nước có những cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng về lãi suất cho vay nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và có cơ hội vay vốn. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về lãi suất do Ngân hàng nhà nước quy định nhưng khi vay, Ngân hàng và doanh nghiệp thỏa thuận lãi suất cao hơn cần yêu cầu Ngân hàng tính lại trên cơ sở quy định do Ngân hàng nhà nước ban hành. Trường hợp đã giải thích nhưng các đương sự không có ý kiến đề nghị xem xét về lãi suất thì cần tôn trọng ý chí tự định đoạt của đương sự.

Xem thêm:   Thông báo tài khoản ngân hàng 2021?

2. Về lãi, lãi suất và phạt vi phạm

Để áp dụng đúng và thống nhất quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm, ngày 11 tháng 01 năm 2019, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất và phạt vi phạm trong hợp đồng tín dụng.

Tại Điều 7 của Nghị quyết quy định: 1. Lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng tại thời điểm xác lập hợp đồng, thời điểm tính lãi suất;2. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, Tòa án áp dụng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng để giải quyết mà không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định lãi, lãi suất.

Về xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng tại thời điểm xét xử sơ thẩm, Điều 8 của Nghị quyết quy định: 1. Tại thời điểm xét xử sơ thẩm, lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng xác lập trước ngày updating được xác định như sau:a) Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả được xác định theo lãi suất các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật quy định về lãi suất áp dụng cho hợp đồng tín dụng tại thời điểm xác lập hợp đồng, thời điểm tính lãi suất tương ứng với thời hạn vay chưa trả;b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng phải phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật quy định về lãi suất áp dụng cho hợp đồng tín dụng tại thời điểm xác lập hợp đồng.

2. Tại thời điểm xét xử sơ thẩm, lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng xác lập kể từ ngày updating được xác định như sau:a) Lãi trên nợ gốc, lãi trên nợ gốc quá hạn được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này; b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi trên nợ gốc theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất giới hạn mà pháp luật quy định tương ứng với thời gian chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn.

3. Thời gian chậm trả tiền nợ gốc bắt đầu kể từ ngày chuyển nợ quá hạn đến thời điểm xét xử sơ thẩm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4. Thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc bắt đầu kể từ ngày tiếp theo liền kề của ngày phải trả lãi trên nợ gốc đến thời điểm xét xử sơ thẩm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Bài viết liên quan: Gửi tiền Agribank

Xem thêm:   Mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng – cách viết trong CV và trả lời phỏng vấn ấn tượng với nhà tuyển dụng

Với các quy định về lãi, lãi suất và phạt vi phạm nêu trên cần lưu ý xem xét đến vấn đề tính lãi và phạt chậm trả lãi quá hạn theo hợp đồng tín dụng có đúng quy định pháp luật không. Hiện nay chưa có quy định pháp luật cho phép phạt nhiều lần về cùng một hành vi vi phạm trong hợp đồng tín dụng. Tại khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP quy định: “1. Hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên vay thì Tòa án xem xét, quyết định theo nguyên tắc chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn”. Do đó, trong hợp đồng tín dụng các bên đã thỏa thuận về lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn nhưng lại thỏa thuận về lãi phạt chậm trả lãi đối với số tiền lãi quá hạn chưa thanh toán là lãi chồng lãi, phạt chồng phạt. Vì vậy, quá trình giải quyết cần giải thích để nguyên đơn rút yêu cầu này. Trường hợp nguyên đơn không rút thì không chấp nhận yêu cầu này.

Đối với hợp đồng tín dụng được ký kết từ ngày 01/01/2017 thì phần lãi chậm trả tính trên số dư lãi chậm trả trong hạnphù hợp với quy định định tại điểm a khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự và được quy định cụ thể tại điểm b khoản 4 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước: “ Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả”.

Tại điểm b, khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP quy định: “Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi trên nợ gốc theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất giới hạn mà pháp luật quy định tương ứng với thời gian chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn”.

Như vậy, đối với hợp đồng tín dụng được ký kết từ ngày 01/01/2017 thì ngân hàng và khách hàng được thỏa thuậnlãi chậm trả tính trên số dư lãi chậm trả trong hạnnhưng không vượt quá mức lãi suất giới hạn mà pháp luật quy định.

Xem thêm:   So sánh lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng năm 2019

3.Về quyết định lãi, lãi suất trong bản án, quyết định của Tòa án

Trước khi có Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP, việc xác định lãi, lãi suất trong bản án, quyết định của Tòa án được áp dụng theo Án lệ số 08/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao:“Đối với các khoản tiền vay của tổ chức Ngân hàng, tín dụng, ngoài khoản tiền nợ gốc, lãi vay trong hạn, lãi vay quá hạn, phí mà khách hàng vay phải thanh toán cho bên cho vay theo hợp đồng tín dụng tính đến ngày xét xử sơ thẩm, thì kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này”.

Nhưng từ ngày 15/3/2019, Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành,tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị quyết quy định: Đối với trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà các bên có thỏa thuận về việc trả lãi thì quyết định kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận về mức lãi suất thì quyết định theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Khi kiểm sát giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng cần nắm chắc các văn bản hướng dẫn nêu trên, bảo đảm việc giải quyết đúng quy định của pháp luật, không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên đương sự.

Tác giả: Nguyễn Thị Đào Hoa – Phòng 10, VKSND tỉnh Vĩnh Phúc – Nguồn: – Số lần được xem: 327

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Thông tin lãi suất, ngân hàng Việt Nam

error: Alert: Content is protected !!