Việc góp vốn vào công ty Cổ phần chia lợi nhuận thế nào ? Một cá nhân có thể làm giám đốc nhiều công ty không ?

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Quy định về tiến độ góp vốn trong doanh nghiệp ? Tư vấn về thủ tục chuyển phần góp vốn trong công ty TNHH hai thành viên ? Một cá nhân có thể góp vốn thành lập và làm giám đốc của bao nhiều công ty TNHH ? Người đang chấp hành án phạt tù có được góp vốn vào doanh nghiệp không ? và các vấn đề khác liên quan sẽ được Luật Minh Khuê tư vấn cụ thể:

1. Việc góp vốn vào công ty Cổ phần mang lại lợi nhuận như thế nào ?

Kính gửi luật sư, em có việc này muốn nhờ văn phòng luật tư vấn giúp. hiện tại em và một người bạn nữa muốn góp vốn vào 1 công ty để kinh doanh. công ty này hiện nay có 3 mảng hoạt động, tuy nhiên chúng em chỉ hợp tác cùng nhau ở một mảng kinh doanh thôi. người chủ dn hiện tại đồng ý bán cho chúng em mỗi người 10% cổ phần của công ty họ.

Bài viết hiện tại: Việc góp vốn vào công ty Cổ phần chia lợi nhuận thế nào ? Một cá nhân có thể làm giám đốc nhiều công ty không ?

Tuy nhiên, em đang băn khoăn là em số tiền em góp vào chỉ tập trung cho 1 mảng kinh doanh chứ không phải toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty thì sau này lợi nhuận sẽ chia như thế nào? luật sư cho em hỏi là nên góp vốn như thế nào để đảm bảo quyền lợi của người góp vốn ạ? ngoài ra, chủ dn có đề xuất phương án làm hợp đồng hợp tác liên doanh. hợp đồng này sẽ nói rõ là mỗi cá nhân góp bao nhiêu tiền, lợi nhuận chia như thế nào sau khi hạch toán chi phí, v.v.

Luật sư tư vấn giúp em là phương án này có ổn không ạ? vì thực chất là em muốn góp vốn vào công ty để phát triển lâu dài chứ không phải chỉ vào 1 mảng kinh doanh này ?

Em cảm ơn luật sư nhiều ạ!

Trân trọng, DP.

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Tại Điều 111 Luật doanh nghiệp năm 2020 (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) quy định cụ thể về công ty cổ phần như sau:

“Điều 111. Công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty”.

Theo đó Điều 135 Luật doanh nghiệp năm 2020 (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) quy định về việc trả cổ tức, cụ thể như sau:

“Điều 135. Trả cổ tức

1. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.

2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

b) Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

3. Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.

4. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân;

c) Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;

d) Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận;

đ) Thời điểm và phương thức trả cổ tức;

e) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.

5. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.

6. Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các điều 123, 124 và 125 của Luật này. Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức”.

Lợi nhuận ròng (tức là thu nhập trừ đi các chi phí và nộp thuế xong xuôi hết) sẽ đc chia cho 2 bên theo tỷ lệ vốn góp. Số vốn bạn góp chiếm bao nhiêu % trong tổng vốn kinh doanh của Công ty thì chị đc hưởng bấy nhiêu % lợi nhuận.

Vấn đề trả tiền thù lao thì các bên sẽ tiến hành thiết lập hợp đồng và do thỏa thuận của các bên về việc hưởng phần lợi nhuận mà công ty có được sau khi thực hiện các nghĩa vụ luật định.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>&gt Xem thêm:  Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 (hai) thành viên trở lên

2. Thủ tục chuyển phần góp vốn trong công ty TNHH hai thành viên ?

Thưa luật sư, Em có thắc mắc mong luật sư tư vấn giúp: Hải, Hồng và Công cùng tham gia thành lập công ty TNHH Vinh Quang vào tháng 07 năm 2015, ngành nghề kinh doanh là sản xuất và mua bán đồ nhựa với số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng.

Hải vốn là nhân viên của một Công ty TNHH X, Hồng là chủ của một doanh nghiệp tư nhân Y, còn Công là nhân viên hợp đồng của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Z. Trong thỏa thuận góp vốn, các bên thỏa thuận Hải góp vốn 500 triệu đồng (chiếm 25% vốn điều lệ), Hồng góp vốn 1 tỷ đồng (chiếm 50% vốn điều lệ) và Công góp vốn 500 triệu đồng (chiếm 25% vốn điều lệ). Trong bản Điều lệ được các thành viên soạn thảo và nhất trí thông qua thì Hồng giữ chức Giám đốc Công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên. Các nội dung khác của bản Điều lệ tương tự như các quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc góp vốn của các thành viên trong công ty có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Sau khi Công ty TNHH Vinh Quang đi vào họat động được 5 tháng, 3 thành viên ký kết hợp đồng với Dương, trong đó các thành viên thỏa thuận kết nạp Dương làm thành viên của Công ty. Tài sản góp vốn của Dương là chiếc ô tô tải được các bên định giá 300 triệu đồng. Nhưng do khó khăn trong việc làm thủ tục chuyển sở hữu chiếc ô tô sang cho Công ty, giấy tờ xe ô tô lại đang đứng tên vợ chồng Dương nên tất cả các thành viên thỏa thuận rằng khi nào thuận lợi thì sẽ chuyển sở hữu và làm thủ tục đăng ký theo quy định. Công ty đã quyết định chi 100 triệu đồng để sữa chữa xe ô tô đều mang tên Công ty TNHH Vinh Quang. Chiếc xe ô tô cũng được sơn tên và lô gô của Công ty TNHH Vinh Quang. Dương đã trở thành thành viên hợp pháp của công ty chưa? Căn cứ pháp lý ?

Xem thêm:   6 điều cần biết về giao dịch Dầu

Mong nhận được sự phản hồi sớm từ phía luật sư. Tôi chân thành cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài :1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật Minh Khuê, căn cứ vào thông tin bạn cung cấp xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất : Quy định về quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp của các thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Bài viết liên quan: Cách mua Cổ phiếu ở Việt Nam – Lời khuyên Đầu tư cho Người mới

Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 (Bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021), quy định cụ thể như sau:

“Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị”

Căn cứ Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định như sau:

“Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm

1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:

a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;

b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;

d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi”.

Như vậy: thành viên Công nếu là nhân viên hợp đồng bình thường chưa là công chức thì thỏa mãn điều kiện là thành viên; nếu đã là công chức thì sẽ không được là thành viên công ty; thành viên Hải, Hồng thỏa mãn điều kiện là thành viên theo điều 18 quy định.

Vấn đề góp vốn do các thành viên cam kết, nên việc cam kết vốn như trên là hợp pháp ( điều kiện là Công không là công chức).

Thứ hai : Hiện tại công ty bạn có ba thành viên, loại hình là công ty TNHH hai thành viên. Nếu các bạn muốn thêm thành viên góp vốn vào công ty thì thực hiện theo hai bước.

Bước 1: Chuyển nhượng phần vốn góp cho 1 thành viên, thủ tục chuyển nhượng quy định như sau:

“Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp

1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;

b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.

3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng”.

Sau khi xác nhận các thành viên trong công ty đồng ý cho Dương góp vốn vào công ty mình. Tuy nhiên, để Dương trở thành thành viên của công ty, công ty phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư theo quy định của pháp luật. Để tách bạch tài sản cá nhân và tài sản công ty, Dương phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu từ tài sản của cá nhân sang công ty.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900.6162.

Xem thêm:   Đầu tư forex là gì? Hướng dẫn kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam

>&gt Xem thêm:  Có bao nhiêu người được đại diện phần vốn nhà nước trong công ty ?

3. Quy định về tiến độ góp vốn trong doanh nghiệp ?

Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Hiện nay tình hình tài chính em rất khó khăn nên việc góp vốn trước 30/4/2013 là rất khó thực hiện được; Em muốn xin gia hạn góp vốn đến 30/6/2013 có được hay không ?

Và việc chủ tịch hội đồng thành viên gửi công văn yêu cầu như vậy có đúng luật không vì anh Lương nói nếu em không nộp đủ vốn trước 30/4/2013 thì họ sẽ đơn phương thực hiện theo mục 4 điều 8 như vậy có đúng không?

Muốn gia hạn đến 30/6 thì em cần làm những gì?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!

Người gửi: ĐĐ Quí

>> Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số: 1900.6162

Trả lời:

Do bạn chưa nói rõ các thông tin nên chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Việc góp vốn vào công ty TNHH một thành viên được xem là nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021). Theo đó, chủ sở hữu công ty phải “Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty”. Ngoài ra pháp luật chưa có chế tài cụ thể đối với trường hợp chưa góp đủ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên.

Thành viên phải góp vốn đầy đủ, đúng tiến độ đã cam kết trong Danh sách thành viên. Nếu việc góp vốn được thực hiện nhiều hơn một lần, thời hạn góp vốn lần cuối của mỗi thành viên không vượt quá 36 tháng, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên và mỗi lần góp vốn thành viên được cấp một giấy xác nhận số vốn đã góp của lần góp vốn đó.

Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

Sau thời hạn cam kết góp lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp vốn đã cam kết góp, thành viên chưa góp vốn vào công ty theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và không có quyền chuyển nhượng quyền góp vốn đó cho người khác.

Trong thời hạn 15 ngày sau mỗi đơt góp vốn theo cam kết, người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo kết quả tiến độ góp vốn đến cơ quan đăng kí kinh doanh. Trường hợp người đại diện theo pháp luật không thông báo kết quả tiến độ góp vốn theo quy định, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc thành viên sở hữu phần vốn góp lớn nhất tại công ty có quyền nhân danh công ty thực hiênj báo cáo kết quả tiến độ góp vốn.

Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn lần cuối, số vốn chưa góp đủ được xử lý theo thứ tự ưu tiên:

1. Các thành viên còn lại nhận góp một phần hoặc toàn bộ số vốn chưa góp theo tỷ lệ số vốn đã góp vào công ty;

2. Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;

3. Huy động thêm người khác góp đủ số vốn chưa góp.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ. Trân trọng./.

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

>&gt Xem thêm:  Trách nhiệm pháp lý của cổ đông công ty cổ phần dựa trên vốn điều lệ ?

4. Một cá nhân có thể góp vốn thành lập và làm giám đốc của bao nhiều công ty TNHH ?

Thưa luật sư, Cho Em hỏi là: Một cá nhân có thể góp vốn thành lập và làm giám đốc của bao nhiều công ty TNHH?

Em trân trọng cảm ơn.

Người hỏi: Nguyễn Ngọc Bảo

>> Tư vấn pháp luật thành lập doanh nghiệp : 1900.6162

Trả lời:

Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 (Bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) quy định cụ thể như sau:

“Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

Bài viết liên quan: “6 CÁCH ĐẦU TƯ THÔNG MINH” – ĐEM LẠI HIỆU QUẢ CAO

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị”.

Như vậy, theo quy định trên, nếu bạn không thuộc trường hợp quy định tại Điều 17 thì bạn có quyền góp vốn để thành lập Công ty TNHH.

Tiếp theo, căn cứ vào Điều 64 Luật doanh nghiệp năm 2020 (Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) quy định về Tiêu chuẩn và điều kiện để làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty TNHH hai thành viên trở lên; và khoản 3 Điều 70, quy định về Tiêu chuẩn và điều kiện để làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên.

“Điều 64. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc

1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.

2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

3. Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phn vn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ”.

“Điều 63. Giám đốc, Tổng giám đốc

1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;

b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;

g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

h) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;

i) Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

k) Tuyển dụng lao động;

l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động”.

Như vậy có thể thấy về mặt pháp lý thì pháp luật Việt Nam không quy định một cá nhân có thể góp vốn thành lập và làm giám đốc của bao nhiều công ty TNHH (Công ty TNHH một thành viên; công ty TNHH hai thành viên trở lên), pháp luật cũng không cấm việc cá nhân góp vốn thành lập và làm giám đốc nhiều hơn một công ty TNHH, cho nên bạn có thể góp vốn thành lập và làm giám đốc bao nhiêu công ty TNHH tùy ý. Tuy nhiên, tùy từng điều kiện hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, Điều lệ công ty có thể quy định Giám đốc Công ty có được phép làm Giám đốc của công ty khác hay không, do đó, Giám đốc buộc phải tuân thủ Điều lệ công ty.

Xem thêm:   Ai marketing là gì?| Hướng dẫn ai marketing chi tiết từ A đến Z

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm:  Góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên như thế nào ? Thủ tục chuyển nhượng vốn góp cần hồ sơ gì ?

5. Người đang chấp hành án phạt tù có được góp vốn vào doanh nghiệp không ?

Kính gửi công ty Luật Minh Khuê, tôi có một vấn đề mong nhận được sự tư vấn. Bạn tôi đang có ý định góp vốn vào công ty tôi nhưng hiện tại thì anh ấy đang chấp hành án phạt tù 3 năm. Vậy luật sư cho tôi hỏi anh ấy có được góp vốn vào doanh nghiệp không ?

Tôi xin cảm ơn luật sư!

Việc góp vốn vào công ty Cổ phần chia lợi nhuận thế nào ? Một cá nhân có thể làm giám đốc nhiều công ty không ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi ngay số: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) quy định như sau:

“Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng”

Theo căn cứ trên và theo những tình tiết bạn đưa ra chưa rõ nên chúng tôi sẽ chia luận ra các trường hợp như sau:

– Nếu doanh nghiệp của bạn là Công ty cổ phần thì bạn của bạn vẫn có quyền góp vốn vào công ty dưới dạng là cổ đông góp vốn.

– Nếu doanh nghiệp của bạn là Công ty hợp danh thì bạn của bạn vẫn có quyền góp vốn vào công ty dưới dạng là thành viên góp vốn.

– Nếu doanh nghiệp của bạn là Công ty TNHH thì bạn của bạn không thể góp vốn.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty Luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Mẫu bản giải trình tiến độ thực hiện dự án đầu tư và Văn bản đăng ký vốn góp, mua cổ phần (phần vốn góp)

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Cảm ơn bạn đã nhận xét!

Like fanpage Luật Minh Khuê để nhận tin mới mỗi ngày

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Cách đầu tư

error: Alert: Content is protected !!