Âm nhạc Việt Nam – Hội nhập và phát triển | Tạp chí Tuyên giáo

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Âm nhạc Việt Nam – Hội nhập và phát triển | Tạp chí Tuyên giáo Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ VN nhiệm kỳ X (0916072475).

1. Trong những năm qua, đặc biệt là sau 9 kỳ đại hội, Hội Nhạc sĩ Việt Nam bước vào nhiệm kỳ X (0916072475) với tinh thần: Âm nhạc Việt Nam tiếp tục truyền thống của những thế hệ đi trước. Theo đó, dòng chảy chính thống, chủ đạo vẫn là gắn bó với mạch nguồn dân tộc và những chặng đường phát triển của đất nước; ca ngợi cuộc sống lao động, sáng tạo của nhân dân, ôn lại lịch sử hào hùng, khơi dậy ký ức về các cuộc chiến tranh cách mạng, ca ngợi đất nước, tình yêu, hướng tới những giá trị nhân văn – dân tộc – hiện đại.

Bài viết hiện tại: Âm nhạc Việt Nam – Hội nhập và phát triển | Tạp chí Tuyên giáo

Lĩnh vực sáng tác chủ yếu, cũng là thế mạnh của âm nhạc Việt Nam vẫn là thể loại ca khúc. Bên cạnh các nhạc sĩ lão thành thế hệ chống Pháp, lớp nhạc sĩ trong thời kỳ chống Mỹ tiếp tục khẳng định vị trí của mình. Tiếp theo các thế hệ “đàn anh”, một lực lượng sáng tác trẻ đã xuất hiện góp phần vào đời sống ca nhạc, chiếm được cảm tình của công chúng và có tác dụng tích cực với xã hội.

Từ sau tháng 4/1975, sự phát triển của âm nhạc Việt Nam đã diễn ra trong một bối cảnh lịch sử – xã hội đặc biệt: Tổ quốc thống nhất – non sông liền một dải, sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài, sự giao lưu quốc tế của âm nhạc nước ta được giao lưu mở rộng và có những đặc điểm, xu thế, yêu cầu mới.

Nền âm nhạc Việt Nam chuyển từ thời kỳ chiến tranh sang hòa bình, đòi hỏi có những thay đổi về đề tài – chủ đề, hình ảnh, nhân vật trung tâm không chỉ là người lính, mà còn là những hồi ức, kỷ niệm, dư âm của chiến tranh vọng lại trong lòng người. Chủ đề – đề tài từng bước “chuyển nhịp” hướng về quê hương mới, những công trình xây dựng, về thân phận con người sau chiến tranh… Bên cạnh hàng trăm ca khúc mới ra đời, đã xuất hiện những tác phẩm thể loại lớn, trong đó có thể kể đến Bản Giao hưởng số 9 của Nguyễn Văn Nam, Oratorio “Chiếu dời đô” của Doãn Nho, Opera “Lá Đỏ” của Đỗ Hồng Quân…

Sau thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và trong giai đoạn đổi mới, nhiều nhạc sĩ đã ghi được dấu ấn trong lòng công chúng, bắt đầu hoặc tiếp tục khẳng định được sự trưởng thành của mình với nhiều tác phẩm tiêu biểu như: “Trên đỉnh Phù Vân”, “Về quê” của Phó Đức Phương; “Lời của đá”, “Mái nhà chung màu xanh” của Đỗ Hồng Quân; “Em chọn lối này”, “Mẹ Việt Nam anh hùng” của An Thuyên; “Một đời người, một rừng cây”, “Tình ca đất đỏ miền Đông” của Trần Long Ẩn; “Đất nước”, “Khát vọng” của Phạm Minh Tuấn; “Thời hoa đỏ” (thơ Thanh Tùng) của Nguyễn Đình Bảng; “Đôi mắt Pleiku” của Nguyễn Cường; “Chị tôi”, “Hà Nội đêm trở gió” của Trọng Đài; “Ngày em đến”, “Quê hương tuổi thơ tôi” của Từ Huy; “Mùa xuân làng lúa làng hoa” của Ngọc Khuê; “Huế tình yêu của tôi” (thơ Nguyễn Thanh Bình) của Trương Tuyết Mai; “Ngược dòng Hương Giang”, “Miền xa thẳm” của Đức Trịnh; “Đất nước lời ru” của Văn Thành Nho; “Hạt mưa mùa xuân” của Trương Ngọc Ninh; “Em ơi Hà Nội phố” (thơ Phan Vũ), “Đâu phải bởi mùa thu” của Phú Quang; “Nhớ mùa thu Hà Nội”, “Huyền thoại mẹ” của Trịnh Công Sơn; “Làng quan họ quê tôi” (thơ Nguyễn Phan Hách) của Nguyễn Trọng Tạo; “Họa mi hót trong mưa” của Dương Thụ; “Giai điệu Tổ quốc”,“Chiếc vòng cầu hôn” của Trần Tiến; “Lời tỏ tình mùa xuân” của Thanh Tùng; “Hát mãi khúc quân hành” của Diệp Minh Tuyền; “Trị An âm vang mùa xuân” của Tôn Thất Lập… Cùng với đó là lớp nhạc sĩ trẻ hơn như: Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Trung, Phạm Đăng Khương, Thập Nhất, Lê Quang Vũ, Đỗ Bảo, Giáng Son, Tạ Quang Thắng, Xuân Thủy, Vũ Đức Tân, An Hiếu…

Xem thêm:   Đánh giá Blackberry 9900 Bold giá rẻ - Trải nghiệm...

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập, giao lưu quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng hiện nay, một hiện tượng phổ biến là đông đảo công chúng và không ít người sáng tác, đặc biệt là giới trẻ thường chỉ chú ý vào các ca khúc thị trường. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời một cách vội vàng những sáng tác với ca từ đơn giản, sáo rỗng, âm nhạc lai căng, thậm chí “lấy cắp” từ nhạc nước ngoài; không ít ca sĩ, các “Diva”, các “Sao” dòng nhạc nhẹ nổi lên như cồn trong một thời gian nhờ công nghệ lăng xê. Một bộ phận công chúng trẻ dường như đang quên đi hoặc không biết tới dòng âm nhạc chính thống, kinh điển bác học; thị hiếu “xô bồ” khiến cho thanh nhạc, khí nhạc và dòng âm nhạc cổ truyền đang dần trở nên “xa lạ” với không ít người trẻ.

Bài viết liên quan: [REVIEW] Serum vitamin C Klairs trị thâm mụn có tốt không?

Có thể nói, tình trạng “loạn chuẩn” trong thị trường âm nhạc đã và đang tác động đến tất cả đối tượng, từ nhạc sĩ, ca sĩ, đến công chúng và dần làm thẩm mỹ âm nhạc bị hạ thấp và lệch chuẩn.

Trong nền kinh tế thị trường, âm nhạc trở thành hàng hóa nên mọi hoạt động của guồng quay Showbiz bao trùm lên đời sống âm nhạc. Các phương tiện truyền thông cũng cần thu hút khán giả nên ngày càng có nhiều hơn các sân chơi ca nhạc, biến âm nhạc thành những trò chơi, vô hình chung hạ thấp tính giáo dục, tính thẩm mỹ, nghiêng sang lĩnh vực giải trí đơn thuần.

2. Trong bối cảnh mới, hợp tác quốc tế về văn hóa nghệ thuật ngày càng được vận dụng một cách rộng rãi với nhiều hình thức phong phú và có vai trò quan trọng góp phần trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Với nền văn hóa đa dạng, phong phú, có bản sắc riêng, Việt Nam đã và đang phát huy sức mạnh của văn hóa nghệ thuật trong công tác đối ngoại nhân dân, mà âm nhạc đã thực sự là một mặt trận quan trọng, với thế mạnh hội tụ và lan tỏa các giá trị âm nhạc của dân tộc, đồng thời, giao hòa với các nền âm nhạc của thế giới.

Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã chủ động tham gia vào các sự kiện âm nhạc quốc tế như: Festival Beethoven tại Bonn – Cộng hòa Liên bang Đức, năm 2008; Festival Âm nhạc Mới Âu-Á tại Kazan – Cộng hòa Tatarstan, năm 2011, 2013, 2015, 2017; Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Matxcơva và Sant-Petersburg – Liên bang Nga, năm 2014, 2018; Festival Âm nhạc Trung Quốc – Asean, năm 2015, 2017; Festival quốc tế Âm nhạc Giao hưởng Uzbekistan lần thứ V do Hiệp hội các nhà soạn nhạc Uzbekistan tổ chức, năm 2018; Festival Âm nhạc châu Á tại Nhật Bản, năm 2014, 2017; Hội nghịFestival Âm nhạc lần thứ 32 Hiệp hội các nhà soạn nhạc châu Á tại Nhật Bản, năm 2014; Hội nghịFestival Âm nhạc lần thứ 33 Hiệp hội các nhà soạn nhạc châu Á tại Philippines, năm 2015; Hội nghịFestival Âm nhạc lần thứ 35 Hiệp hội các nhà soạn nhạc châu Á tại Đài Loan, năm 2018… Trong các kỳ liên hoan quốc tế nói trên, nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam đã vang lên, được nghệ sĩ và công chúng thế giới quan tâm đặc biệt. 

Cùng với chủ động làm việc và trao đổi tác phẩm với các tổ chức âm nhạc của Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Na Uy, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Litva, Philippines, Singapore, Tatarstan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Colombia…, Hội Nhạc sĩ Việt Nam cũng đã tích cực tham gia những hoạt động âm nhạc quốc tế diễn ra tại Việt Nam, trong đó có Liên hoan Hợp xướng quốc tế lần thứ I và lần thứ II tổ chức tại thành phố Hội An (2010) và thành phố Huế (2012); Cuộc thi Piano quốc tế Hà Nội lần thứ I (2010), lần thứ II (2012), lần thứ III (2015), lần thứ IV (2018)…

Hơn 60 năm qua, từ khi Hội Nhạc sĩ Việt Nam thành lập và hoạt động, cùng với những nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư của Đảng, Nhà nước cùng sự khích lệ của công chúng, các nhạc sĩ Việt Nam ngày càng có điều kiện làm việc tốt hơn, góp phần thúc đẩy năng lực sáng tạo. Cùng với việc cử các nhạc sĩ trẻ sang các nước tiên tiến, có nền âm nhạc hàn lâm đỉnh cao để học tập, nghiên cứu, Việt Nam đã thành lập các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp như Học viện Âm nhạc, xây dựng các tổ chức âm nhạc chuyên nghiệp bác học như Nhà hát Nhạc vũ kịch, dàn nhạc Giao hưởng quốc gia… nhằm kiến tạo một nền âm nhạc chuyên nghiệp, bác học cả về sáng tác, biểu diễn và công chúng hưởng thụ… Đây là một trong những nền tảng quan trọng để âm nhạc Việt Nam được thế giới biết đến, trong đó có những tài năng được khẳng định trên bầu trời âm nhạc hàn lâm thế giới, tiêu biểu như NSND Đặng Thái Sơn – người đạt giải Nhất cuộc thi Piano quốc tế mang tên Chopin tại Ba Lan năm 1980.

Xem thêm:   9 điều bạn không biết về Nike Kyrie 6

Một sự kiện nổi bật trong hoạt động đối ngoại thời gian gần đây là việc tổ chức thành công Festival quốc tế Âm nhạc mới Á – Âu vào các năm 2014, 2016 và 2018. Đây là lần đầu tiên Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức Festival quốc tế âm nhạc chuyên nghiệp với quy mô lớn với hơn 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ của hơn 40 quốc gia tham dự tại mỗi kỳ Festival. Bên cạnh đó, với tư cách là thành viên chính thức của Hiệp Hội các nhà soạn nhạc châu Á (ACL) và Hiệp hội Âm nhạc đương đại quốc tế (ISCM), Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công Festival và Hội nghị Hiệp hội các nhà soạn nhạc châu Á lần thứ 34 (ACL) tại Hà Nội vào tháng 10/2016.

Qua các lần tổ chức Festival, vị thế âm nhạc chuyên nghiệp của Việt Nam đã được nâng lên tầm cao mới, có điều kiện hội nhập với âm nhạc khu vực và quốc tế. 

Hoạt động đối ngoại nhân dân đã đưa nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam ra thế giới. Nhạc sĩ nhiều nước trên thế giới đã đến Việt Nam, sáng tác về đề tài Việt Nam (về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về lịch sử Hồ Gươm…). Có những nhạc sĩ nước ngoài viết cho nhạc cụ đàn bầu Việt Nam, mời nghệ sĩ  nhạc cụ dân tộc Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn. Nhiều dàn nhạc nổi tiếng thế giới như Boston (Mỹ), NHK (Nhật Bản), dàn nhạc giao hưởng London, dàn nhạc giao hưởng kiểu mẫu của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Liên bang Nga… với những nghệ sĩ quốc tế hàng đầu đã đến Việt Nam giao lưu biểu diễn.

Các nhạc sĩ chuyên nghiệp Việt Nam thực hiện việc tiếp thu và chuyển hóa nhạc Pop quốc tế cho phù hợp với thói quen thẩm mỹ của công chúng Việt Nam. Tiếp thu và phát triển trong sáng tác và cả trong biểu diễn bằng cách tăng cường âm hưởng dân gian – dân tộc trong giai điệu, hòa thanh và tiết tấu. Đây cũng là hướng đi đúng mà một số nhạc sĩ sáng tác nhạc nhẹ hiện đại Việt Nam đã đi vào khai thác và có những kết quả bước đầu.

Tự hào về những điều đã làm được, đã có được, song âm nhạc Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trên nền tảng dân tộc và truyền thống. Ngoài những điều kiện nội tại và nỗ lực tự thân, việc đẩy mạnh giao lưu quốc tế về âm nhạc vẫn là yếu tố không thể thiếu để bồi đắp thêm những thành tựu âm nhạc của đất nước và đóng góp, “ghi dấu ấn” vào kho tàng âm nhạc thế giới.

Bài viết liên quan: Đánh giá công lao của Quang Trung – Nguyễn Huệ?

 3. Để âm nhạc Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế và có được những thành tựu “vươn tầm” hơn, để âm  nhạc Việt Nam “hội nhập mà không hòa tan”, để công chúng trong nước có ý thức hơn trong tiếp thu tinh hoa thế giới nhưng không “quay lưng” với dân tộc – cội nguồn…, một trong những vấn đề căn cốt được Hội Nhạc sĩ Việt Nam chú trọng, quan tâm hiện nay là việc xây dựng đội ngũ kế cận. Bởi, khi mà lớp nhạc sĩ gạo cội đang dần vắng bóng, việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ nhạc sĩ trẻ đã trở thành mối quan tâm lớn không chỉ trong các nhà trường, các học viện âm nhạc, mà còn là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhân dân, là trách nhiệm của tổ chức Hội nói riêng và đội ngũ nhạc sĩ nước nhà nói chung. Bởi, chỉ khi nào có được đội ngũ nhạc sĩ trẻ kế tục con đường âm nhạc dân tộc với kiến thức, tài năng, ý thức xã hội, thì chúng ta mới hy vọng có được những tác phẩm chất lượng cao cả về nghệ thuật và nội dung.

Xem thêm:   Đánh giá iPhone 11: Có còn đáng mua đầu năm 2021 ?
Âm nhạc Việt Nam – Hội nhập và phát triển | Tạp chí Tuyên giáo

Lễ Bế mạc Festival quốc tế Âm nhạc Mới “Á – Âu” lần thứ III tại Việt Nam 2018

Cùng với đó, việc giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ cần được quan tâm, chú trọng; góp phần để mọi đối tượng có thể thưởng thức các loại hình âm nhạc khác nhau trong môi trường âm nhạc lành mạnh, bổ ích, loại trừ những “thị hiếu” lai căng, bắt chước tùy tiện, dễ dãi cả trong việc sáng tác, biểu diễn và hưởng thụ âm nhạc. Cần xác định trách nhiệm và nâng cao hơn nữa ý thức kiên quyết chống xu hướng nghiệp dư hóa trong nghệ thuật. Coi trọng và đề cao tính chuyên nghiệp trong sáng tác, biểu diễn, phê bình lý luận và đào tạo.

Cả ba dòng âm nhạc: Âm nhạc dân gian dân tộc, Âm nhạc kinh điển – hàn lâm và Âm nhạc đại chúng đều phải gắn liền với phương châm đi lên từ dân tộc, từng bước hiện đại, hội nhập với quốc tế, hòa quyện giữa bản sắc dân tộc với nội dung nhân văn, tiến bộ trong thời đại mới.

Hội Nhạc sĩ Việt Nam giữ vững quan điểm, phương châm xây dựng một nền âm nhạc dân tộc hiện đại; kiên định đi theo con đường phát triển ba dòng âm nhạc: Âm nhạc dân gian dân tộc, Âm nhạc kinh điển – hàn lâm và Âm nhạc đại chúng. Đây không chỉ là định hướng mà còn là phương châm đúng đắn của Hội trên con đường hội nhập và phát triển, vừa phù hợp với bước phát triển mới của đời sống âm nhạc, vừa duy trì, hoàn thiện, từng bước nâng cao cái gốc, cái chính thống của nền văn hóa âm nhạc một quốc gia là các dòng nhạc dân tộc, bác học, đồng thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của quần chúng rộng rãi, đặc biệt là thế hệ trẻ./.

PGS. TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân

Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Đánh giá

error: Alert: Content is protected !!