Cách lập tờ khai quyết toán thuế TNCN

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Theo quy định, doanh nghiệp trả lương cho bao nhiêu nhân viên thì phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho tất cả những người đó, dù họ có phải nộp thuế TNCN hay không. Trong bài viết này, công ty kế toán thuế TinLaw sẽ hướng dẫn các bạn kế toán trong doanh nghiệp cách lập tờ khai quyết toán thuế TNCN mẫu 05/QTT-TNCN trên phần mềm HTKK. Cùng theo dõi nhé!

Hồ sơ quyết toán thuế TNCN

  • Tờ khai quyết toán: Mẫu 05/QTT-TNCN (Ban hành theo thông tư 92/2015/TT-BTC)
  • Phụ lục 05-1BK/QTT-TNCN: Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần.
  • Phụ lục 05-2BK/QTT-TNCN: Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần.
  • Phụ lục 05-3BK/QTT-TNCN: Bảng kê thông tin người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh.

Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN

Thời hạn nộp Tờ khai Quyết toán thuế TNCN cũng là thời hạn nộp Tiền thuế (nếu có). Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. (Tức là 30/3 hàng năm, nếu là năm nhuần thì là ngày 31/3)

Bài viết hiện tại: Cách lập tờ khai quyết toán thuế TNCN

Cách lập tờ khai quyết toán thuế TNCN – Mẫu 05/QTT-TNCN

Bước 1: Đăng nhập phần mềm HTKK

Để đăng nhập vào phần mềm HTKK các bạn dùng mã số thuế của doanh nghiệp. Lưu ý là phải dùng phần mềm HTKK mới nhất nhé!

>> Tải: Phần mềm HTKK mới nhất

Cách lập tờ khai quyết toán thuế TNCN
Để đăng nhập vào phần mềm HTKK các bạn dùng mã số thuế của doanh nghiệp

Tiếp đó chọn mục “Thuế thu nhập cá nhân” -> Chọn tiếp “05/QTT-TNCN Tờ khai quyết toán của tổ chức, CN (TT92/2015)” -> Chọn “Kỳ tính thuế”

Thực hiện xong các thao tác chúng tôi hướng dẫn, màn hình sẽ xuất hiện như hình dưới:

Cách lập tờ khai quyết toán thuế TNCN
Tờ khai quyết toán thuế TNCN – Mẫu 05/QTT-TNCN

* Lưu ý 1: Nếu quyết toán không tròn năm thì các bạn click vào ô: “Quyết toán không tròn năm” và phải nhập vào ô lý do nhé.

-> Để click chọn được vào đây thì các bạn phải quay lại bước trên: Khi chọn “Kỳ tính thuế” -> Các bạn phải nhập từ tháng mấy -> Thì khi vào trong tờ khai các bạn mới cick được vào đây. Những doanh nghiệp mới thành lập sẽ phải làm bước này.

Lưu ý 2: Trên tờ khai quyết toán thuế TNCN – Mẫu 05/QTT-TNCN các bạn không cần nhập gì cả. Khi nhập đầy đủ vào các Phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN, 05-2BK-QTT-TNCN và 05-3BK-QTT-TNCN, phần mềm sẽ tự động cập nhật lên Tờ khai 05-QTT-TNCN. Cụ thể các bạn thực hiện theo các bước tiếp theo dưới đây:

Bước 2: Cách kê khai quyết toán thuế 05/QTT-TNCN:

1. Cách lập PL 05-1BK-QTT-TNCN:

Để nhập vào Phụ lục này các bạn cần chú ý:

Những người lao động là: Cá nhân cư trú và ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên (Tức là những cá nhân tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần) thì mới được kê khai vào phụ lục 01-BK này.

Lao động thử việc, có 2 trường hợp như sau:

  • Nếu đủ điều kiện ủy quyền: Thì tổng tất cả thu nhập đều nhập vào PL 05-1BK.

VD: Vinh ký hợp đồng thử việc 2 tháng, sau đó ký hợp đồng chính thức. Cuối năm đủ điều kiện ủy quyền thì nhập toàn bộ Tổng thu nhập (Cả 2 tháng thử việc và Các tháng chính thức) vào phụ lục này.

  • Nếu Không đủ điều kiện ủy quyền: Thì phải tách thu nhập từng phần để nhập vào 2 PL là 05-1BK và 05-2BK.

VD: Tú ký hợp đồng thử việc 2 tháng, sau đó ký hợp đồng chính thức. Cuối năm Không đủ điều điện ủy quyền quyết toán thuế thì phải tách thu nhập của 2 tháng thử việc cho vào 05-2BK còn thu nhập của các tháng chính thức thì nhập vào 05-1BK.

>> Xem thêm: Các trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Trường hợp người nộp thuế chưa được cấp mã số thuế thì doanh nghiệp khẩn trương lảm thủ tục để được cơ quan thuế cấp MST trước khi thực hiện quyết toán thuế TNCN năm.

>> Xem thêm: Cách đăng ký mã số thuế cá nhân

Cách lập tờ khai quyết toán thuế TNCN
Cách lập PL 05-1BK-QTT-TNCN

Các bạn nhập thông tin vào các chỉ tiêu trong PL 05-1BK-QTT-TNCN như sau:

  • Chỉ tiêu [07] đến [09]: Các bạn nhập theo từng cá nhân. Nếu muốn thêm dòng thì các bạn ấn phím “F5” nhé.
  • [07] Họ và tên: Ghi rõ ràng, đầy đủ họ và tên của cá nhân cư trú nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, kể cả cá nhân nhận thu nhập chưa đến mức khấu trừ thuế hoặc cá nhân đã thôi việc tính đến thời điểm lập tờ khai.
  • [08] Mã số thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ mã số thuế của cá nhân theo Thông báo mã số thuế hoặc thẻ mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân.
  • [09] Số CMND/Hộ chiếu: Ghi số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân chưa có mã số thuế.
  • [10] Cá nhân ủy quyền quyết toán thay: Cá nhân đủ điều kiện được ủy quyền cho doanh nghiệp bạn trả thu nhập quyết toán thuế thay thì bạn đánh dấu “x” vào chỉ tiêu này.

Phần “Thu nhập chịu thuế”:

  • Chỉ tiêu [11] Tổng số: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công đã trả trong kỳ cho cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Kể cả các khoản tiền lương, tiền công nhận được do làm việc tại khu kinh tế và thu nhập được miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Cách tính:

Thu nhập chịu thuế  = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế

Trong đó:

Tổng thu nhập: Là tổng số các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân như: các khoản phụ cấp, trợ cấp…

Các khoản được miễn thuế bao gồm:

− Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về các khoản được miễn thuế như sau:

− Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không vựt quá: 730.000/tháng (Nếu DN tự nấu ăn hoặc mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho nhân viên thì được miễn toàn bộ)

Bài viết liên quan: Mã số thuế, mã số doanh nghiệp có phải là một?

− Tiền phụ cấp trang phục không quá updating/năm. (Nếu nhận được bằng hiện vật thì được miễn toàn bộ)

Xem thêm:   Lịch nộp các loại tờ khai thuế năm 2018 đối với doanh nghiệp

− Tiền khoán chi công tác phí, điện thoại không vượt quá quy định trong quy chế của DN. (Các bạn tự xây dựng quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp… và không được vượt quá mức đó. Nếu vượt quá sẽ tính vào thu nhập tính thuế).

− Tiền thuê nhà trả thay không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà)

− Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với ngày bình thường. Ví dụ: Làm ban ngày được 40.000 đ/h nhưng làm thêm giờ ban đêm được 60.000 đ/h. Thì thu nhập được miễn thuế là: updating = 20.000đ/h.

VD: Trong năm 2020 nhân viên Nguyễn Văn A có Tổng thu nhập là updating. Trong đó: Tiền ăn ca: updating. Tiền trang phục là: updating.

=> Nhập vào chỉ tiêu 11 (Tổng thu nhập chịu thuế) = updating – (updating + updating)

  • Chỉ tiêu [12] Làm việc trong KKT: Là các khoản thu nhập chịu thuế mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập trả cho cá nhân do làm việc tại khu kinh tế trong kỳ, không bao gồm thu nhập được miễn, giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có).
  • Chỉ tiêu [13] Theo hiệp định: Là các khoản thu nhập chịu thuế làm căn cứ xét miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Phần: “Các khoản giảm trừ”:

  • Chỉ tiêu [14] Số lượng NPT tính giảm trừ: Là số người phụ thuộc mà cá nhân đã đăng ký tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Và nhớ là phải kê vào Phụ lục 05-3BK-QTT-TNCN nhé

>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh online

  • Chỉ tiêu [15] Tổng số tiền giảm trừ gia cảnh: Là các khoản giảm trừ cho bản thân người nộp thuế và các khoản giảm trừ cho người phụ thuộc.

Trong đó:

Giảm trừ cho bản thân = 09 triệu đồng/tháng  x Tổng số tháng đã tính giảm trừ trong năm.

Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán cho DN thì giảm trừ cho bản thân được tính đủ 12 tháng là 108 triệu đồng/năm.

  • Ví dụ: Chị Nguyệt ký hợp đồng lao động từ tháng updating tháng) -> Mức giảm trừ = 9 x 5 = 45tr.
  • Ví dụ: Anh Tuấn ký hợp đồng lao động từ updating tháng) và thực tế vẫn còn làm tại công ty. Anh Tuấn Ủy quyền cho Công ty quyết toán thuế -> Mức giảm trừ bản thân = 108tr

Giảm trừ cho người phụ thuộc =  3,6 triệu đồng/người x Tổng số tháng  đã tính giảm trừ cho người phụ thuộc trong kỳ.

Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán cho doanh nghiệp thì giảm trừ cho người phụ thuộc được tính đủ theo thực tế phát sinh nêu cá nhân có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc theo quy định.

Ví dụ 1: Giả sử tháng 3/2020 nhân viên A sinh con. Tháng 8/2020 nhân viên A đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

-> Tại Mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN khai chỉ tiêu “thời điểm tính giảm trừ” là tháng 3/2020 thì trong năm nhân viên A được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng 8/2020.

Khi quyết toán thuế TNCN nhân viên A được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ tháng 3/2020 đến hết tháng 12/2020 mà không phải đăng ký lại.

Ví dụ 2: Giả sử tháng 3/2020 nhân viên A sinh con. Tháng 8/2020 nhân viên A đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

-> Tại Mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN khai chỉ tiêu “thời điểm tính giảm trừ” là tháng 8/2020 thì trong năm nhân viên A được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng 8/2020.

-> Khi quyết toán để được tính lại theo thực tế phát sinh từ tháng 3/2020 thì phải đăng ký lại theo thực tế phát sinh tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế.

  • Chỉ tiêu [16] Từ thiện, nhân đạo, khuyến học: Là các khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa; các khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận (nếu có).
  • Chỉ tiêu [17] Bảo hiểm được trừ: Là các khoản đóng góp bảo hiểm gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc. Cụ thể: BHXH: 8%,  BHYT: 1,5%,  BHTN: 1%

Ví dụ: Nhân viên B làm từ tháng 1 – tháng 12 (tức 12 tháng) với mức lương tham gia BHXH là updating.  Như vậy hàng tháng Công ty trích bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên B là: = 5tr x 10,5% = 525.000/tháng

=> Như vậy: Số tiền nhập vào chỉ tiêu [16] = 525.000 x 12 tháng = updating

  • Chỉ tiêu [18] Quỹ hưu trí tự nguyện được trừ: Là các khoản đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng, kể cả trường hợp đóng góp vào nhiều quỹ.
  • Chỉ tiêu [19]: Thu nhập tính thuế: Phần mềm sẽ tự động cập nhật. Tuy nhiên, TinLaw cũng xin chia sẻ thêm để các bạn hiểu rõ hơn cách điền thông tin cho chỉ tiêu này.

Khi thực hiện Quyết toán thuế TNCN năm thì Thu nhập tính thuế bình quân tháng được xác định bằng tổng thu nhập cả năm (12 tháng) trừ (-) tổng các khoản giảm trừ của cả năm sau đó chia cho 12 tháng, cụ thể như sau:

Thu nhập tính thuế bình quân tháng = (Tổng thu nhập chịu thuế – Tổng các khoản giảm trừ)/12 tháng

Ví dụ: Năm 2020, Chị Hằng là cá nhân cư trú có thu nhập 12 tháng là 10 triệu đồng/tháng , không có các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN.

Chị Hằng thuộc trường hợp được ủy quyền nên được giảm trừ cho bản thân trong năm là: 10updating đồng.

Như vậy, cuối năm quyết toán thuế TNCN cho chị Hằng thì thu nhập tính thuế bình quân tháng trong năm 2020 được xác định như sau:

– Tổng thu nhập chịu thuế năm 2020: 10 triệu đồng x 12 tháng = 120 triệu đồng.

– Tổng các khoản giảm trừ năm 2020: 9 triệu đồng x 12 tháng = 108 triệu đồng.

– Thu nhập tính thuế năm 2020: 120 triệu đồng – 108 triệu đồng = 12 triệu đồng

– Thu nhập tính thuế bình quân tháng năm 2020: 12 triệu đồng: 12 tháng = 1 triệu đồng.

– Như vậy là thuộc bậc 1: =  Thu nhập tính thuế X 5% = updating X 5% = 50.000

=> Thuế TNCN phải nộp cả năm = 50.000 x 12 tháng = 600.000

  • Chỉ tiêu [20] Số thuế TNCN đã khấu trừ: Là số thuế thu nhập cá nhân mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ của cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên trong kỳ.
Xem thêm:   Khu phi thuế quan là gì? Danh sách các khu phi thuế quan ở Việt Nam

VD: Trong năm 2020 TinLaw đã kê khai và nộp thuế TNCN hàng tháng/quý của nhân viên Trần.T.Thủy như sau:

Qúy 1: 300.000

Qúy 2: 150.000

Qúy 3: 150.000

Qúy 4: 100.000.

=> Như vậy Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ của nhân viên Trần.T.Thủy = updatingupdating = 700.000. => Thì nhập Chỉ tiêu 20: 700.000

  • Chỉ tiêu [21] Số thuế TNCN được giảm do làm việc trong KKT: Số thuế được giảm bằng 50% số thuế phải nộp của thu nhập chịu thuế cá nhân nhận được do làm việc trong khu kinh tế.
  • Chỉ tiêu [21] = ([19] x thuế suất biểu thuế lũy tiến) x {[12]/([11] – [13])} x 50%.

>> Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Phần “Chi tiết kết quả quyết toán thay cho cá nhân nộp thuế”

Lưu ý: Chỉ những cá nhân ủy quyền quyết toán thuế TNCN thay cho doanh nghiệp thì mới xuất hiện phần này nhé.

  • Chỉ tiêu [22] Tổng số thuế phải nộp: Là tổng số thuế phải nộp của cá nhân uỷ quyền quyết toán thay. Phần mềm sẽ tự động cập nhật
  • Chỉ tiêu [23] Số thuế đã nộp thừa: Nếu xuất hiện chỉ tiêu này thì các bạn có thể làm thủ hoàn thuế hoặc chuyển kỳ sau.
  • Chỉ tiêu [24] Số thuế còn phải nộp: Nếu xuất hiện chỉ tiêu này thì DN các bạn phải thông báo cho nhân viên đó để thu thêm và nộp vào ngân sách ngay nhé.

Lưu ý: Trường hợp có nhiều người lao động, các bạn có thể làm trên Excel rồi tải vào HTKK nhé

>> Xem thêm: Cách tải File Excel vào phần mềm HTKK mới nhất

Sau khi nhập xong bên Phụ lục 05-1BK-TNCN phần mềm HTKK sẽ tự động cập nhật số liệu sang bên Tờ khai 05-QTT-TNCN -> Các bạn bấm vào Tờ khai 05-QTT-TNCN để xem số liệu nhé.

Bài viết liên quan: Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc 2021: Hồ sơ và thủ tục đăng ký

2. Cách lập Phụ lục 05-2BK-TNCN:

Căn cứ để lập Phụ lục 05-2BK-TNCN:

  • Những cá nhân ký hợp đồng lao động thời vụ, hợp đồng < 3 tháng hoặc những cá nhân không cư trú (Tức là những cá nhân tính thuế theo Biểu Toàn phần) các bạn kê khai vào phụ lục nhé.
  • Dù có làm cam kết 02/CK-TNCN, tức là chưa khấu trừ thuế TNCN của cá nhân đó thì cũng phải kê khai vào đây nhé.

>> Xem thêm: Mẫu cam kết 02/CK-TNCN và điều kiện làm bản cam kết không bị khấu trừ thuế TNCN

  • Lao động thử việc: Thời điểm thử việc khấu trừ 10% -> Sau đó Không được vào làm chính thức -> Các bạn nhập vào Phụ lục này.
  • Trường hợp thử việc xong vào làm chình thức (Nhưng không đủ điều kiện ủy quyền -> Thì nhập tháng thử việc vào đây nhé -> Còn những tháng chính thức sẽ nhập vào 05-1BK)
  • Chỉ tiêu [07] đến [09]: Các bạn nhập theo từng cá nhân. (Nhập tương tự như cách lập PL 05-1BK nhé). Nếu muốn thêm dòng thì các bạn ấn phím “F5”.
  • [07] Họ và tên:

Ghi rõ ràng, đầy đủ họ và tên của từng cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc cá nhân không cư trú được tổ chức, cá nhân trả thu nhập

Kể cả các cá nhân có thu nhập chưa đến mức khấu trừ thuế; hoặc cá nhân (bao gồm cả cá nhân có hợp đồng lao động và cá nhân không ký hợp đồng lao động) được tổ chức, cá nhân trả thu nhập mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam trong kỳ.

Lưu ý:

Trường hợp 1 cá nhân nhận hộ thu nhập chịu thuế cho nhiều cá nhân đề nghị các tổ chức trả thu nhập tách riêng thu nhập chịu thuế của từng cá nhân khi thực hiện kê khai quyết toán thuế TNCN nhằm phản ánh đúng thu nhập chịu thuế của từng cá nhân.

  • [08] Mã số thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ mã số thuế của cá nhân theo Thông báo mã số thuế hoặc Thẻ mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân.
  • [09] Số CMND/Hộ chiếu:  Ghi số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân chưa có mã số thuế.

Lưu ý: Những cá nhân lao động thời vụ mà không khấu trừ thuế TNCN (tức là làm cam kết 02/CK-TNCN) -> Thì bắt buộc phải có MST nhé.

  • [10] Cá nhân không cư trú: Nếu là cá nhân không cư trú thì đánh dấu “x” vào chỉ tiêu này.

>> Xem thêm: Cách phân biệt cá nhân cư trú và không cư trú

Phần: Thu nhập chịu thuế (TNCT)

  • Chi tiêu [11] Tổng số: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công đã trả trong kỳ cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng và cá nhân không cư trú trong kỳ, kể cả các khoản tiền lương, tiền công nhận được do làm việc tại khu kinh tế và thu nhập được miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần; và các khoản phí mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động.

Lưu ý: Các khoản phụ cấp cho cá nhân lao động thời vụ không được giảm trừ, miễn thuế. Tức là Tổng thu nhập bao nhiêu các bạn nhập vào chỉ tiêu 11 bấy nhiêu nhé. Tham khảo chi tiết quy định này tại Công văn 4217/CT-TTHT ngày 26/5/2015 của Cục thuế TP.HCM.

VD: Anh Huy có hợp đồng thời vụ < 3 tháng, mức lương 3 tr, phụ cấp tiền ăn 300.000 thì tổng tiền chịu thuế là updating

  • Chỉ tiêu [12] TNCT từ phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động: Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động.
  • Chỉ tiêu [13] Làm việc trong KKT: Là các khoản thu nhập chịu thuế làm căn cứ được giảm thuế mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập trả cho cá nhân do làm việc tại khu kinh tế trong kỳ, không bao gồm thu nhập được miễn giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có).
  • Chỉ tiêu [14] Theo hiệp định: Là các khoản thu nhập chịu thuế làm căn cứ được miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Xem thêm:   Cách đăng ký mã số thuế cá nhân 2020 qua mạng mới nhất

Phần “Số thuế TNCN đã khấu trừ”:

  • Chỉ tiêu [15] Tổng số: Là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ của từng cá nhân trong kỳ.

Lưu ý: Trường hợp những nhân viên nào mà làm bản cam kết 02/CK-TNCN (Tức là không khấu trừ 10% thuế TNCN) thì các bạn nhập số 0 vào đây.

  • Chỉ tiêu [16] Số thuế từ phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động: Là số thuế thu nhập cá nhân mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ trên khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động.

Chỉ tiêu [16] = [12] * 10%

  • Chỉ tiêu [17] Số thuế TNCN được giảm do làm việc trong KKT: Số thuế được giảm bằng 50% số thuế phải nộp của thu nhập chịu thuế cá nhân nhận được do làm việc tại khu kinh tế.

Chỉ tiêu [17] = {([11] – [14]) x Thuế suất toàn phần} x {[13]/([11] – [14])} x 50%

3. Cách lập PL 05-3BK-TNCN:

Người phụ thuộc đã đăng ký được cấp MST và có đầy đủ hồ sơ chứng minh Người phụ thuộc thì được tính giảm trừ gia cảnh trong năm tính thuế TNCN. Nói cách khác, doanh nghiệp bạn phải Căn cứ vào hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và Thông tin trên mẫu Tờ khai đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh (Mẫu 02TH) để khai vào Phụ lục 05- 3/BK-QTT-TNCN.

>> Xem thêm: Mẫu tờ khai đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh

Doanh nghiệp khai đầy đủ (100%) số lượng người phụ thuộc đã tính giảm trừ trong năm vào Phụ lục 05-3/BK-QTT-TNCN, như:

  • [06] “STT”
  • [07] “Họ và tên người nộp thuế”
  • [08] “MST của người nộp thuế”
  • [09] “Họ và tên người phụ thuộc”
  • [11] “MST của người phụ thuộc”
  • [14] “Quan hệ với người nộp thuế”
  • [21] “Thời gian tính giảm trừ từ tháng”
  • [22] “Thời gian tính giảm trừ đến tháng”.

Lưu ý:

  • Trường hợp thông tin NPT chỉ có năm sinh nhưng không có ngày, tháng thì lấy ngày 01 tháng 01 nhập vào chỉ tiêu “Ngày sinh” (01/01/năm sinh).
  • Trường hợp trẻ mới sinh trên Giấy khai sinh không có ghi “Quyển số” -> Nhập vào là “X”
  • Người phụ thuộc từ đủ 14 tuổi trở lên thì nhập cột chứng minh nhân dân (người nước ngoài nhập hộ chiếu), NPT dưới tuổi trên thì nhập các chỉ tiêu trên giấy khai sinh.
  • Chỉ tiêu quốc tịch người Việt Nam mặc định là “Việt Nam”, người nước ngoài chọn “Khác”, chỉ tiêu quốc gia nhập tương tự.

*** Cách nhanh nhất để làm PL 05-3BK-TNCN:

Khi doanh nghiệp bạn đăng ký người phụ thuộc, các bạn nên làm trên phần mềm HTKK rồi nộp qua mạng (Mục đích là kết xuất 1 bản đó ra file Excel).

Tiếp đó, đến cuối năm khi Lập Tờ khai quyết toán thuế TNCN đến phần Làm Phụ lục 05-3BK-TNCN, các bạn chỉ cần Tải mẫu phụ lục 05-3BK file Excel trên phần mềm HTKK về máy tính. Sau đó copy số liệu từ file Excel mẫu 02TH rồi paste vào file Excel 05-3BK đó rồi tại lại trên phần mềm HTKK là xong.

Lưu ý trường hợp khi đăng ký người phụ thuộc khai từ thời điểm đăng ký:

Ví dụ: Giả sử tháng 3/2020 nhân viên D sinh con.

Tháng 8/2020 nhân viên D đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

Tại Mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN (Mẫu 02TH) khai chỉ tiêu “thời điểm tính giảm trừ” là tháng 8/2020 thì trong năm nhân viên D được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng 8/2020.

Khi quyết toán để được tính lại theo thực tế phát sinh từ tháng 3/2020 thì phải đăng ký lại theo thực tế phát sinh tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN (Mẫu 02TH) (tức là phải làm phải Bổ sung lại Mẫu 02TH) và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế (tức là trên Phụ lục 05-3BK chỉ tiêu “Thời điểm tính giảm trừ” phải ghi từ tháng 3/2020)

4. Cuối cùng:

=> Sau khi đã kê khai xong 3 phụ lục các bạn ấn: “Ghi” -> Bấm sang bên Tờ khai 05-QTT-TNCN để kiểm tra số liệu.

  • Nếu xuất hiên chỉ tiêu [45] thì các bạn phải nộp thêm tiền thuế đó
  • Nếu xuất hiện chỉ tiêu [46] thì các bạn theo dõi bù trừ kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế TNCN

>> Xem thêm: Cách đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử qua mạng

Cần biết: Khi kết xuất, các bạn nên Kết xuất 1 bản Excel để lưu tại doanh nghiệp và 1 bản XML để nộp qua mạng. Vì trên thuedientu không có chức năng tải Tờ khai Quyết toán thuế TNCN nên khi có vấn đề gì thì rất khó để xử lý.

Trên đây là cách lập tờ khai quyết toán thuế TNCN trên phần mềm HTKK. Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến thuế thu nhập cá nhân vui lòng liên hệ chúng tôi để được hướng dẫn giải quyết.

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hướng dẫn tất tần tật về các loại thuế tại Việt Nam

error: Alert: Content is protected !!