Chứng thư bảo lãnh là gì?

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Pháp luật Dân sự có quy định về các biện pháp bảo đảm đối với các hợp đồng có giá trị tài sản lớn để đảm bảo được việc thanh toán, trong đó có biện pháp “Bảo lãnh”.

Tuy nhiên với nhiều người thì đây vẫn còn là một vấn đề khá xa lạ. Chính vì vậy qua nội dung bài viết dưới đây, Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp giúp Quý khách các thắc mắc về Chứng thư bảo lãnh là gì? Hay làm thế nào để đực cấp chứng thư bảo lãnh theo quy định của pháp luật hiện hành

Bài viết hiện tại: Chứng thư bảo lãnh là gì?

Chứng thư bảo lãnh là gì?

Chứng thư bảo lãnh là một văn bản cam kết giữa hai bên là bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, được lập ra nhằm đảm bảo bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thanh toán nợ đúng hạn hoặc thanh toán nhưng không đầy đủ, không đúng thời hạn cho bên nhận bảo lãnh theo quy định trong hợp đồng bảo lãnh.

Trong đó:

Bên bảo lãnh có thể là quỹ bảo lãnh tín dụng cho các công ty có quy mô vừa và nhỏ, mới được thành lập

Bên được bảo lãnh là các chủ thể được Qũy bảo lãnh tín dụng bảo lãnh về các khoản vay nợ của mình

Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức cho vay được pháp luật công nhận như các ngân hàng, tổ chức tín dụng….

Ngoài việc giải đáp giúp Quý khách về Chứng thư bảo lãnh là gì? Thì Luật Hoàng Phi chúng tôi sẽ cung cấp giúp Quý khách thêm các thông tin về vấn đề này

Nội dung chứng thư bảo lãnh gồm những gì?

Tại Điều 24 Nghị định 34/2018/NĐ-CP có quy định về những nội dung cơ bản của chứng thư bảo lãnh, gồm:

– Các thông tin cụ thể của bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh như tên, địa chỉ. Tùy thuộc vào chủ thể của các bên để cung cấp thông tin phù hợp

Xem thêm:   Chức danh nghiên cứu khoa học là gì?

Bài viết liên quan: Công ty đa quốc gia – Wikipedia tiếng Việt

– Thời điểm phát hành chứng thư bảo lãnh cùng với những nội dung quy định về nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi

– Điều kiện để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

– Thời điểm phát sinh hiệu lực của chứng thư bảo lãnh

– Các văn bản liên quan về việc đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh đối với bên bảo lãnh

– Nội dung quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của ba bên khi thực hiện những điều khoản quy định trong chứng thư bảo lãnh; các nội dung giải quyết khi có các tranh chấp xảy ra

– Các biện pháp thu hồi nợ mà bên nhận bảo lãnh sẽ sử dụng trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết trả nợ hoặc vi phạm về thời hạn thanh toán nợ và các phương thức được dùng để chứng minh cho việc đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ trên trước khi thông báo cho bên bảo lãnh để yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nội dung đã cam kết trước đó

– Nội dung khác nếu các bên liên quan có thỏa thuận.

Chứng thư bảo lãnh là gì?

Quy trình cấp chứng thư bảo lãnh?

Để được cấp chứng thư bảo lãnh thì về cơ bản phải trải qua các bước cơ bản dưới đây như:

Chủ thể có nhu cầu vay nợ sẽ ký kết hợp đồng với bên tổ chức cho vay, trong trường hợp hợp đồng yêu cầu phải có bên bảo lãnh thì chủ thể vay nợ cần chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến bên chủ thể bảo lãnh có thẩm quyền

Hồ sơ đề nghị bảo lãnh sẽ gồm các loại giấy tờ như:

– Văn bản đề nghị bảo lãnh được soạn theo mẫu pháp luật quy định

– Văn bản chứng minh mình đủ điều kiện để được hưởng bảo lãnh theo quy định của quỹ tín dụng đó

– Sau khi chuẩn bị xong thì bên chủ thể được bảo lãnh sẽ nộp hồ sơ đề nghị này đến Qũy bảo lãnh tín dụng nơi có thẩm quyền bảo lãnh cho chủ thể  theo quy định của pháp luật

Xem thêm:   Sinh Năm 2001 Mệnh Gì? Hợp Với Đá Phong Thủy Nào?

Nếu chủ thể được bảo lãnh là các doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiến hành nộp đơn đề nghị này tại Qũy bảo lãnh tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Bài viết liên quan: da phong thuy cho xe o to

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị thì Qũy bảo lãnh tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh lại hồ sơ

Nếu chấp thuận thì Qũy bảo lãnh và phía bên chủ thể được bảo lãnh sẽ ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh và cấp chứng thư bảo lãnh cho chủ thể được bảo lãnh

Rủi ro chứng thư bảo lãnh gồm những gì?

Một số rủi ro có thể gặp trong chứng thư bảo lãnh như:

– Rủi ro đến từ việc các điều kiện thanh toán không khả thi, dễ xảy ra tranh chấp

Do bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ thay cho bên được bảo lãnh khi mà bên nhận bảo lãnh chứng minh được việc họ đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ trước đó nhưng không được, đồng thời chứng minh việc bên được bảo lãnh có hành vi vi phạm hợp đồng

Tuy nhiên, việc xác định có vi phạm hợp đồng hay không thì chỉ tòa án mới có quyền đưa ra phán quyết

Nếu việc xác định vi phạm hợp đồng này chỉ xảy ra giữa hai bên, vậy thì bên thứ ba là bên bảo lãnh không thể xác định được là có hành vi vi phạm hay không. Do vậy bên bảo lãnh rơi vào tình trạng không thể thanh toán nợ bảo đảm cũng không thể “ép buộc” bên được bảo lãnh nhận khoản nợ được

– Rủi ro gặp phải nữa đó là chủ thể ký phát hành bảo lãnh không đúng thẩm quyền, dẫn đến việc bên phát hành có thể đưa ra các căn cứ pháp luật đề từ chối bảo lãnh

– Dễ xảy ra tình trạng giả danh người có thẩm quyền bên phát hành bảo lãnh bằng cách sử dụng con dấu và chữ ký giả

– Bên bảo lãnh có thể gặp nguy cơ lớn khó được thanh toán khoản bảo lãnh trong trường hợp rủi ro khi doanh nghiệp được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản

Xem thêm:   Doanh nghiệp FDI là gì? Cần điều kiện gì để trở thành doanh nghiệp FDI

Trên đây là toàn bộ nội dung về Trên đây là toàn bộ nội dung về Chứng thư bảo lãnh là gì? Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo số tổng đài tư vấn: updating.

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!