Cơ cấu vốn (CAPITAL STRUCTURE) là gì ? Phân tích các chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Cơ cấu vốn là Hhỗn hợp gồm nợ dài hạn, cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, vốn chủ sở hữu tài trợ cho một doanh nghiệp. Các nhà phân tích nghiên cứu tỉ lệ nợ dài hạn đối với nợ ngắn hạn, và số nợ được phát sinh khi phân tích cơ cấu vốn.

Một công ty được tài trợ chủ yếu bằng nợ, được thể hiện bởi tỷ lệ nợ trên vốn sở hữu cao, đem lại hiểu biết về rủi ro của công ty. Các công ty tài trợ nhiều bằng nợ được cho là có rủi ro hơn khi nộp đơn vay ngân hàng.

Bài viết hiện tại: Cơ cấu vốn (CAPITAL STRUCTURE) là gì ? Phân tích các chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn

1. Cơ cấu vốn (capital structure) là gì ?

Cơ cấu vốn (capital structure) là khái niệm này thường dùng để chỉ tỷ trọng các loại vốn hay nguồn vốn của một công ty, Công ty cổ phần có vốn cổ phần thông thường, vốn cổ phần ưu đãi, vốn trái khoán hay vốn vay dài hạn. Cơ cấu vốn cho chúng ta biết tỷ trọng của các loại vốn khác nhau trong tổng số vốn sử dụng. Các Công ty cần hiểu rõ cơ cấu vốn để quyết định tỷ lệ vốn vay và vốn sở hữu. Có nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề là có thể có một tỷ lệ nợ/vốn sở hữu (gọi là tỷ lệ đòn bẩy) tối ưu cho phép tối thiểu hoá chi phí vốn nói chung của một Công ty không. Quan điểm truyền thống cho rằng với tỷ lệ đòn bẩy rất thấp, vốn vay sẽ rẻ hơn vốn sở hữu vì mức rủi ro thấp khi lãi suất là chi phí trả trước. Vì vậy, có thể cắt giảm chi phí vốn nói chung bằng cách sử dụng vốn vay, Khi tỷ lệ đòn bẩy tăng lên, lãi suất chiếm tỷ lệ lớn hơn trong lợi nhuận dự kiến thu được. Cả người nắm vốn sở hữu và người chủ nợ đều nhận thức được điều này và cả hai đều muốn thu được lợi tức lớn hơn. Mặc dù lãi suất là chi phí trả trước, nhưng nó vẫn tồn tại rủi ro là khi tỷ lệ đòn bẩy cao, lợi nhuận có thể giảm và không đủ để trả lãi suất. Như vậy, chi phí vốn có hình chữ u khi tỷ lệ đòn bẩy tăng.

Xem thêm:   Thanh lý hợp đồng là gì?

Modigliani và Miller phản đối quan điểm này, Trong tác phẩm của mình, hai ông cho rằng chi phí chung của vốn không thay đôi khi tỷ lệ đòn bẩy tăng, đặc biệt trong tình huống mà hai công ty có cùng mức lợi nhuận dự kiến hoặc cùng mức rủi ro, nhưng có tỷ lệ đòn bẩy khác nhau.

2. Ý nghĩa của cơ cấu vốn

Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng của doanh nghiệp bởi lẽ:

– Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của doanh nghiệp.

– Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần (EPS) và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay công ty cổ phần.

Bài viết liên quan: Hàng quá cảnh là gì? Quy định quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam?

3. Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn

Khi xem xét cơ cầu nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp.

Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

(1) Hệ số nợ

Hệ số nợ = Tổng nợ / Tổng nguồn vốn (hoặc Tổng tài sản)

Xem thêm:   Sử dụng Chuỗi khóa iCloud để lưu giữ an toàn thông tin trên máy Mac

Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả.

(2) Hệ số vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn (hoặc Tổng tài sản)

Hệ số này phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nhìn trên tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Do vậy có thể xác định

Hệ số nợ = 1 – Hệ số vốn chủ sở hữu

hay

Bài viết liên quan: Cầu thang cắt góc là gì? Phương pháp hóa giải cầu thang cắt góc

Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 – Hệ số nợ

Cơ cấu nguồn vốn còn được phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (kí hiệu D/E)

(3) Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / Nguồn vốn chủ sở hữu

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Cảm ơn bạn đã nhận xét!

Like fanpage Luật Minh Khuê để nhận tin mới mỗi ngày

Xem thêm:   Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Direct Materials Cost) là gì?

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!