Dàn ý phân tích cảm nhận về nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Dàn ý chi tiết 1

Mở bài

Bài viết hiện tại: Dàn ý phân tích cảm nhận về nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình

Những đứa con trong gia đình thuộc số những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi. Thành công nổi trội của truyện là nghệ thuật xây dựng các tính cách nhân vật với cá tính đậm nét, đặc biệt là hai nhân vật Việt và Chiến.

2.   Thân bài.

* Hai nhân vật có nhiều nét giống nhau về bản chất vì họ đều xuất thân từmột gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.

+ Thương cha thương mẹ, căm thù giặc sâu sắc, cùng một ýchícầm súng đánh giặc trả thù cho ba má.

  • Giành nhau ghi tên tòng quân.
  • Khiêng bàn thờ má gửi sang nhà chú Năm trước khi lên đường nhập ngũ “Nào, đưa má sang.. .đè nặng ở trên vai”.

+ Dũng cảm gan góc và từng lập nhiều chiến công.

  • Bắn tàu chiến của giặc ừên sông, phá xe tăng địch trong trận đánh giáp lá cà.
  • Cuộc đối thoại giữa hai chị em trước lúc lên đường đánh giặc: (Chú Năm nói vậy à!)

+ Tuổi đời còn rất trẻ, ngây thơ như con trẻ.

  • Chị mười tám, em mười bảy.
  • Giành nhau mọi thứ như trẻ con: trong việc bắt ếch, ghi tên tòng quân, bắn tàu chiến Mĩ.

* Hai nhân vật có những nội tâm khác nhau

+ Chị kiên trì: ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình của chú Năm.

  • Em hiếu động: thích bắt ếch, câu cá, bắn chim…

+ Chị chưa hết tính trẻ con, có lúc còn trang nhau với em nhưng vì thương em nên cuối cùng cũng nhường em: nhường phần ếch nhiều, nhường cả vết đạn bắn tàu giặc trên sông Định Thuỷ.

  • Em thì hiếu thắng: còn trẻ con hơn, là em nên không chịu nhường.

+ Chị đảm đang, tháo vát, khôn ngoan, già dặn trước tuổi: lo toanviệc nhà chu đáo trước khi lên đường, khiến Việt thấy chị giống hệt Má ngày trước và chú Năm cũng phải khen chị.

  • Em thì phó mặc tất cả, ừ ào khi nghe chị bàn việc nhà, rồi “ngủ quên lúc nào không biết”, đi bộ đội vẫn giữ chiếc ná thun, đánh giặc không sợ chết nhưng lại sợ ma…
  • Chị là cô gái mới lớn, bắt đầu thích soi gương, đi đánh giặc vân có cái gương trong túi.

3.   Kết bài

–  Chiến và Việt, hai nhân vật trung tâm của truyện Những đứa con trong gia đình, bản chất có nhiều nét giống nhau, nhưng cá tính thì thật phong phú, mỗi người đều mang nét riêng và cả hai đều đáng yêu, đáng mến.

–  Họ mang những vẻ đẹp tiêu biểu cho thếhệ trẻ Miền Nam cầm súng diệt Mĩ, cứu nước cứu nhà.

Dàn ý 2

Giới thiệu khái quát về tác phẩm: “Những đứa con trong gia đình” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Thi. Thành công của truyện chủ yếu là nghệ thuật xây dưng tình cách nhân vật. Trong đó tác giả tập trung phần lớn ở hai nhân vật Việt và Chiến.

Hai nhân vật có rất nhiều nết giống nhau vì họ la hai chị em ruột. Tuy nhiên ở mỗi nhân vật có nét riêng của mỗi người.

Thân bài

Những nét tính cách chung

Bài viết liên quan: So sáng ngang bằng (Equal comparison)

 Thương cha thương mẹ, căm thù giặc sâu sắc, cùng một ước nguyện được cầm súng đánh giặc trả thù cho ba, má. Tình cảm này thể hiện rõ nhất trong đêm hai chị em giành nhau ghi tên tòng quân, cùng khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm “ đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về” “mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy đươc, vì nó đang đè nặng ở trên vai”.

Hai chị em đều là những chiến sĩ dũng cảm, gan góc và từng lập được nhiều chiến công; bắn tàu chiến giặc, Chiến là tiểu đội trưởng của đội nữ địa phương. Việt thì tiêu diệt được một xe tăng địch trong một trận đánh giáp lá cà. Vì cha mẹ là dũng sĩ nên dường như họ sinh ra là để cầm súng đánh giặc.

Xem thêm:   Khác nhau giữa abstract class và interface khi nào dùng chúng

Hai chị em còn rất trẻ , hơn nhau 1 tuổi (chị 18, em 17). Vì thế ở hai nhân vật này có những nét rất trẻ con: chẳng hạn, tuy thương yêu nhau nhưng lại hay giành nhau, giành phần bắt ếch nhiều hay ít, giành nhau thành tích bắn tàu chiến Mĩ, giành nhau ghi tên tòng quân đánh giặc…

Những nét riêng giữa hai chị em:

Tài nghệ của Nguyễn Thi trong xây dựng nhân vật là đã tạo ra những nét riêng của hai nhân vật này. Mỗi người một vẻ, không lẫn với nhau được. Những nét tính cách của Việt và Chiến xét đến cùng là do một người là gái, một ngưòi là trai, một ngưòi là chị, một người là em.

Nhân vật Chiến có cái gan góc riêng của phụ nữ. Việt có thể dũng cảm trong chiến đấu nhưng không thể có cái gan kiên trì ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình của chú Năm như Chiến. Việt hiếu động, chỉ thích bắt ếch, câu cá, bắn chim, lúc nào cũng có cái ná thun trong mình. Là chị nên Chiến tuy chưa hết tính trẻ con , có lúc cũng tranh với em, nhưng cũng có lúc lại biết nhường nhịn em, như khi tranh công bắt ếch. Tuy nhiên khi ghi tên tòng quân thì Chiến nhất định không nhường em.

Như vậy ở Chiến có sự hoà lẫn giữa tính trẻ con và niềm khát khao đánh giặc, có tấm lòng thương em của một người chị biết suy nghĩ chính chắn. Không chịu nhường em ở những nơi đạn bom nguy hiểm. Chiến là cô gái đảm đang tháo vát, sớm biết lo nghĩ. Vả lại cha mẹ mất cả, là ngưòi chị lớn, phải sớm làm chủ gia đình. Vì thế ở Chiến có cái gì đó tỏ ra khôn ngoan, già dặn trước tuổi. Điều này chính Việt đã nhận xét về chị trong cái đêm trước khi tòng quân “Chà, chị Chiến bữa nay nói in như má vậy!”. Bởi vì đây là giờ phút Chiến phải đứng ra thu xếp việc nhà chu đáo trước khi lên đường. Và chú Năm cũng khen khi Chiến trình bày ý kiến của mình “Khôn! việc nhà nó thu don được gọn thì việc nước nó được mở rộng…”. Ngoài ra Chiến là cô gái mới lớn nên bắt đầu thích soi gương, thích làm duyên làm dáng, đi đánh giặc mà vẫn có cái kiềng trong túi…

Còn ở Việt thì trẻ con hơn, hiếu thắng. Vả lại là em nên không cần phải nhường nhịn ai. Công việc trong gia đình Việt đều phó mặc tất cả cho chị Chiến, nghe chị bàn việc gia đình thì cứ ừ ào cho qua, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay” “rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Việt còn trẻ con quá nên đã đi bộ đội rồi mà vẫn dắt theo ná thun, yêu quý chị mà cứ giữ kín vì sợ mất chị, đánh giặc không sợ chết mà lại sợ ma, khi gặp lại đồng đội thì vừa khóc vừa cười…Tuy nhiên khi xung trận thì Việt là một chiến sĩ dũng cảm, tinh thần cảnh giác và chiến đấu rất cao.

Kết bài

Tóm lại hai nhân vật Việt và Chiến đúng là có nhiều đức tính giống nhau, nhưng đồng thời lại là hai cá tính khác nhau. Tuy thế cả hai đều rất đáng yêu, dễ mến. Hai nhân vật để lại ấn tượng đậm nét trong lòng ngưòi đọc.

Nhận xét: Nguyễn Thi rất tinh tế, sắc sảo trong bút pháp xây dựng nhân vật, tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn ngưòi đọc.

Dàn ý 3

Mở bài

– Nguyễn Thi là nhà văn gắn bó sâu sắc với mảnh đất Nam Bộ, tác phẩm của ông khắc họa vẻ đẹp của con người nơi đây: hồn nhiên, bộc trực, yêu quê hương, …

– Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình là hai nhân vật kết tính những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Xem thêm:   So sánh iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max: Đâu là sự lựa chọn hoàn hảo

II. Thân bài

1. Nhân vật Chiến

– Có những nét giống mẹ: mang vóc dáng của má “hai bắp tay tròn vo … chắc nịch”, giống má từ cái lối nằm với thằng út em, biết lo liệu mọi việc một cách chu đáo (đặc biệt trước đêm sắp xa nhà), Chiến tự thấy mình như hòa vào má “ Tao cũng đã lựa ý … nên tao cũng tính vậy”

– Là cô gái mới lớn nên khi thì người lớn (nhường em, tháo vát, …) nhưng có lúc vẫn rất trẻ con (vào chiến trường vẫn không quên mang gương nhỏ).

– Chiến cũng có những nét khác biệt so với má: trẻ trung hơn, được tự tay cầm súng để trả thù cho người thân, cho quê hương.

– Là một cô gái kế thừa được sự kiên cường từ người thân trong gia đình: “nếu giặc còn thì tao mất”

2. Nhân vật Việt

– Có nét riêng của cậu con trai mới lớn: hiếu động, ngây thơ, trẻ con

    + Luôn tranh giành phần hơn từ chị: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội, …

    + Thích những trò chơi hiếu động: bắn chim, câu cá, đi bộ đội vẫn mang ná thun, …

    + Đêm trước khi lên đường đi bộ đội, Việt vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết.

    + “Giấu chị như giấu của riêng” trước những lời trêu đùa của các anh trong đội.

    + Bị thương trên chiến trường, không sợ địch, không sợ chết mà chỉ sợ con ma cụt đầu, gặp lại anh em thì vừa khóc vừa cười như đứa trẻ.

– Việt cũng là một chiến sĩ dũng cảm:

    + Khi còn nhỏ đã dám xông vào đá thằng giặc giết cha mình

    + Khi lớn lên tranh giành đi tòng quân với chị Chiến dù chưa dủ tuổi. Trong quân ngũ Việt chiến đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc.

    + Dù đang bị thương nặng nhưng vẫn luôn trong tư thế chiến đấu, không hề run sợ: “Tao sẽ chờ mày … mày là thằng chạy”.

3. Hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ ba má gửi nhà chú Năm

Bài viết liên quan: So sánh nhanh iPhone 12 và iPhone 12 Pro: Bạn nên mua cái nào? – VnReview – Tin nóng

– Đó là sự tôn trọng, hiếu thảo với cha mẹ đã khuất

– Không khí thiêng liêng đã khiến Việt cảm thấy mình trưởng thành hơn: biết thương chị, cảm nhận sâu sắc mối thù đè nặng trên vai.

– Thể hiện sự trưởng thành của hai chị em, đã biết tự lo toan mọi điều, gánh vác những công việc qaun trọng trong gia đình.

– Nhận xét: Việt và Chiến chính là khúc sông sau, kế thừa những tinh hoa của khúc sông trước và chảy xa hơn khúc sông trước, cả hai chị em đã dần trưởng thành sau những biến cố, những lần tham gia đánh giặc.

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, kể theo mạch hồi tưởng đứt nối của nhân vật Việt, ngôn ngữ đạm chất Nam Bộ, giọng kể giàu chất sử thi, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí sắc sảo, …

– Tác phẩm cho thấy sự gắn bó sâu sắc giữa tình cảm gia đình, tình yêu nước, yêu cách mạng, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc. Đó là sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.

Dàn ý 4

Mở bài

– Giới thiệu về tác phẩm và dẫn dắt giới thiệu các nhân vật

Thân bài

Nhân vật chị Chiến

– Có vóc dang người lao động:2hai bắp tay tròn vo xạm màu đỏ cháy nắng…

– So sánh Chiến và mẹ:

+ Giống mẹ (3 lần Việt thấy Chị CHiến giống mẹ), giống ở điệu bộ, cử chỉ, lời nói cách lo liệu công việc, chính Chị cũng cảm giác hòa vào với mẹ(thì tao cũng liệu ý má lúc còn sông chắc….)

Xem thêm:   Mạng 5G là gì? Có những ưu điểm gì so với 4G?

+ Khác lúc nào cũng có chiếc gương nhỏ trong túi,ngậm một ít tóc trông nữ tính, quan trọng nhất là có cơ hội cầm súng(sự phát triển thời đại)

– Phần nhiều giống chị Út Tịch với câu nói nổi tiếng “đánh giặc sương như tiên chứ cực gì”, “còn cái cũng đánh”, (những hình tượng trong văn Nguyễn Thi), chị Chiến ra trận với tinh thần”giặc còn thì tao mất”

+ Nhân vật Việt:

– Tính cách trẻ con, thích dành phần hơn(chiến tích sông Định Thủy, dành đi lính), thu hút người đọc,nhất là độc giả trẻ ở vẻ lộc ngộc, vô tư, trong khi chị Chiến bàn bạc việc nhà thì ‘lăn ra cười khì”, lúg lại “chụp một con đom đóm”, đi lính vẫn mang theo súng cao su, dấu thư chị sợ các anh trong trung đoàn biết sẽ mất chị, bị thương ko sợ chết mà sợ ma”

– Là người anh hùng thực thụ, (chiến đấu ngoan cường, khi bị thương giữa sự sống và cái chết ko hề sợ hãi, tê liệt vẫn có tinh thần chiến đấu “trên trời có mày, dưới đất có tao,…”)

– Việt coi việc đánh giặc như thú bắt ếch, bắn chim, liên tưởng tơi những nhân vật trong “khi mẹ vắng nhà”may bay địch ném bom chị quấy bột ko run tay thằng em đòi ra khỏi hầm, người Việt Nam kiên cường trước chiến tranh bom đạn kẻ thù, ko run sợ trước kẻ thù, điều này lí giải 1 phần tại sao người VN thắng Pháp Mỹ

* Kết luận về hai chị em Việt – Chiến

– Là nhữn người anh hùng, thế hệ tiếp nối cha ông đánh giặc và truyền thống vẻ vang của gia đình, nếu cha mẹ luôn ở thê bị động thì Chiến Việt ở thế chủ động luôn đi tìm giặc để đánh, phát triển chủ nghĩa anh hùng cách mạng,đồng thời phải thấy được họ là sản phẩm của gia đình, từ đây thấy được giá trị bền lâu của tác phẩm:giá trị gia đình đặc biệt trong đời sống hiện nay(mở rộng về giá trị tág phẩm)

– Để lại dấu ấn đậm sâu về nhân vật và nhà van về đối tượng văn học và ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật…..

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): So sánh kiến thức hữu ích

error: Alert: Content is protected !!