Đánh giá môi trường là gì ? Hoạt động đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Đánh giá môi trường là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các hoạt động phân tích, đánh giá những ảnh hưởng đến môi trường khi triển khai các hoạt động phát triển. Bài viết phân tích, làm rõ sự hình thành và phát triển của đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, cụ thể:

Đánh giá môi trường bao gồm: Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cam kết bảo vệ môi trường (CBM), trong đó cam kết bảo vệ môi trường có thể được hiểu là đánh giá tác động môi trường ở dạng ở dạng đơn giản.

Bài viết hiện tại: Đánh giá môi trường là gì ? Hoạt động đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược

1. Khái niệm đánh giá tác động môi trường

Căn cứ Khoản 23 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014: ” Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.

-> Đánh giá tác động môi trường là phương thức của một quá trình được sử dụng để dự đoán hệ quả về môi trường ( tích cực hoặc tiêu cực) của một kế hoạch, một chính sách, một chương trình hoặc dự án trước khi ra quyết định thực hiện, đồng thời đề xuất các biện pháp để điều chỉnh tác động đến mức độ có thể chấp nhận ( mức độ do chính quyền quy định thông qua quy chuẩn kỹ thuật) hoặc để khảo sát các giải pháp kỹ thuật mới.

2. Sơ lược quá trình phát triển của hoạt động đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược

Xã hội loài người đang sống trong thời kì công nghiệp với việc gia tăng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều này cũng đồng nghĩa vói việc con người can thiệp vào môi trường, thiên nhiên nhiều hơn trước. Để “chế ngự thiên nhiên”, con người nhiều khi đã tạo nên những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển của mình với những diễn biến mang tính quy luật của thiên nhiên. Bên cạnh đó, xã hội công nghiệp còn tạo ra sự chênh lệch rất lớn về mức độ phát triển kinh tế giữa các nước. Trật tự bất hợp lí về kinh tế thế giới đã làm xuất hiện hai hình thức ô nhiễm chính trên thế giới có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau. Đó là “ồ nhiễm do tiêu thụ” tại các nước công nghiệp phát triển và “ô nhiễm do đói nghèo” tại các nước chậm phát triển.

Như vậy, các hoạt động của con người ngày càng tác động nhiều hơn tới thiên nhiên và môi trường xung quanh. Tác động môi trường tạo ra những thay đổi về chất lượng, biến đổi sự phân bố các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tố chất lượng môi trường. Những tác động đó có thể tích cực nhưng cũng có thể tiêu cực. Chính vì thế con người cần phải xem xét để tìm ra cũng như để dự liệu được những tác động nào là tích cực để phát huy và những tác động nào là tiêu cực để hạn chế. Đòi hỏi này của thực tiễn đã dẫn đến sự hình thành nên khái niệm đánh giá tác động môi trường (ĐMT) và Đánh giá môi trường chiến lược – ĐMC (sau đây gọi chung là đánh giá môi trường).

Vào những năm 60 và 70 của thế ki trước, người dân tại các nước công nghiệp phát triển quan tâm sâu sắc hơn tới nhân tố chất lượng môi trường. Những nguy cơ về thảm họa môi trường do sự phát ttiển công nghiệp mang lại đã biến mối quan tâm về môi trường thành vân đề chính trị rất quan họng tại nhiều quốc gia. Chính phủ nhiều nước phải đề ra những đường lối, chính sách cụ thể về môi trường. Việc cần thiết phải đánh giá toàn diện những hậu quả kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình thực hiện những dự án phát triển đã trờ thành những nghĩa vụ pháp lí. Chính vì vậy thuật ngữ đánh giá tác động môi trường và Đánh giá môi trường chiến lược đã xuất hiện trong chính sách và luật pháp môi trường của một số nước. Đây là những khái niệm pháp lí tương đối mới so với nhiều khái niệm pháp ư truyền thống khác. Tuy nhiên, khác với nhiều khái niệm pháp lí khác phải mất tới hàng trăm năm mới hoàn thành sự nghiệp “toàn cầu hoá” của chúng, khái niệm đánh giá tác động môi trường và Đánh giá môi trường chiến lược chỉ mới xuất hiện vài năm đã trở thành định chế pháp lí phổ biến và xuất hiện nhanh chóng ttong hệ thống pháp luật của đa số các nước trên thế giới.

Xem thêm:   Kiến thức, kinh nghiệm, tài liệu quản trị doanh nghiệp cho kỷ nguyên số - 10000+ subscribers

3. Sơ lược quá trình phát triển của đánh giá tác động môi trường

Có thể nói, Hoa Kì là quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức đưa khái niệm đánh giá tác động môi trường vào trong pháp luật môi trường của nước mình. Năm 1970, Hợp chủng quốc Hoa Kì thông qua Luật vê chính sách môi trường quôc gia. Luật này yêu câu phải tiến hành đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động ở cấp liên bang có khả năng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng môi trường sống của con người. Ngay sau đó, khái niệm đánh giá tác động môi trường đã lan rộng sang nhiều hệ thống pháp luật khác, đầu tiên là Anh, sau đó tới Cộng hoà Liên bang Đức và phần lớn các nước Bắc Âu. Hiện nay, ở nhiều nước đã có các quy định pháp luật tương đối hoàn chỉnh về đánh giá tác động môi trường.

>&gt Xem thêm:  Tự do hóa thương mại và các vấn đề mới sau khi WTO vừa ra đời

Năm 1973 và 1977, các bộ trưởng bộ môi trường các nước thành viên EC đã nhóm họp để xem xét về chương trình hành động môi trường của Cộng đồng. Ngày 27/6/1985 EC ra Hướng dẫn 85/337/EC về đánh giá tác động môi trường như là bước thực hiện những thoả thuận đạt được tại các kì họp ữên. Các nước thuộc Cộng đồng châu Âu đã được yêu cầu đáp ứng các quy định của hướng dẫn ttên. Theo hướng dẫn của EC thì đánh giá tác động môi trường là việc xác định, mộ tả và đánh giá các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của dự án tới con người, hệ động, thực vật, đất, nước, không khí… cũng như sự tác động qua lại lẫn nhau cùa các yếu tố này.

Với vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế đã tích cực thúc đẩy việc tiến hành đánh giá tác động môi trường tại các nước thành viên. Chẳng hạn, Ngân hàng phát triển châu Á đã ban hành một loạt các hướng dẫn về xét duyệt đánh giá tác động môi trường cho các dự án về nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, về công trình xây dựng cơ bản. Năm 1989, Ngân hàng thế giới lần đầu tiên ban hành Chỉ thị hành động về Đ đánh giá tác động môi trường. Theo chỉ thị này, tất cả các dự án có sử dụng vốn của Ngân hàng thế giới đều phải tiến hành đánh giá tác động môi trường. Chỉ thị này đã phát huy tác dụng ngay sau khi nó ra đời. Có thể nhận rõ tác dụng này qua dự án nhà máy thuỷ điện Pakl Mun của Thái Lan. Thông qua quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, thiết kế ban đầu đã được sửa chữa một cách căn bản: Đó là hạ thấp chiều cao của đập nước. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì đã làm giảm số người phải di dời chỗ ở từ khoảng 20.000 xuống chỉ còn khoảng 1.000 và bảo tồn được một vùng tự nhiên rộng lớn.

Bài viết liên quan: Review e impressões gerais sobre o Lumia 950 XL – Geek Blog

Xem thêm:   Đánh giá Canon EOS-R - Phát đại bác vào thị trường Mirrorless

Tư liệu của UNEP cho thấy, tính đến năm 1985, có tới 3/4 các nước phát triển đã có quy định về đánh giá tác động môi trường ở những mức độ khác nhau hoặc ít nhất cũng đã hoàn thành báo cáo về đánh giá tác động môi trường. Đánh giá tác động môi trường cũng đã được hầu hết các nước trong khu vực chính thức đưa vào pháp luật môi trường từ những năm đầu của thập kỉ thứ 9 của thế kỉ XX.

Tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, quá trình xem xét tác động của một hoạt động tới môi trường thường được gọi là quá trình “Đánh giá sinh thái” cũng đã được chính phủ quan tâm sâu sắc. Do đậc thù của nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa có sự quản ư cao của nhà nước nên các đề án và chương trình phát triển đều được xem xét chặt chẽ về nhiều mặt, trong đó có các nội dung về bảo vệ môi trường. Việc kết hợp chặt chẽ quá trình xem xét về khía cạnh môi trường với kế hoạch hoá phát triển kinh tế, quy hoạch và thiết kế các công trình tạo nên những thuận lợi lớn cho bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên sự kết hợp đó nhiều khi cũng có thể mang lại những bất lợi cho việc xem xét, cân nhắc các nội dung bảo vệ môi trường. Do yêu cầu của tăng trưởng kinh tế cho nên việc xét duyệt các khía cạnh kinh tể, kĩ thuật, xã hội thường lấn át khía cạnh môi trường. Không những thế, nhiều trường hợp, quá trình đánh giá tác động môi trường chỉ được thực hiện khi dự án hoặc đã được quyết định hoặc đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn tới môi trường toàn cầu của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây qua việc thực hiện đánh giá tác động môi trường.

4. Sơ lược quá trình phát triển của đánh giá môi trường chiến lược

Cùng với sự xuất hiện của đánh giá tác động môi trường, các hình thức đánh giá môi trường được cho là theo cách tiếp cận Đánh giá môi trường chiến lược đã xuất hiện. Ví dụ: trong Luật về chính sách môi trường quốc gia của Hoa Kì (NEPA), 1969, phần 102 nêu rõ một trong những đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường là các đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Các hình thức đánh giá theo chiều hướng của Đánh giá môi trường chiến lược khác cũng bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 70, đàu những năm 80 của thế kỉ trước, trong đó có thể kể đến yêu cầu rà soát các nội dung bảo vệ môi trường của một số đề xuất có liên quan đến xây dựng chính sách tại Canada (1974-1977), úc (1975-1977).

Trong những năm 80 của thế kỉ trước, một số nước đã thông qua những văn bản pháp luật đật nền tảng cho việc hình thành Đánh giá môi trường chiến lược, chẳng hạn như Hà Lan (Luật đánh giá tác động môi trường, 1987), úc (Luật về hội đồng thẩm định tài nguyên, 1989). Đặc biệt, năm 1989 Ưỷ ban kinh tế Châu Âu của Liên hợp quốc (UNECE) đã thông qua Công ước về đánh giá tác động môi trường đối với các vấn đề xuyên biên giới tong đó chính thức yêu cầu các quốc gia thành viên thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các chính sách, kế hoạch, quy hoạch.

Trong những năm 90 của thế kỉ XX, Đánh giá môi trường chiến lược bắt đầu được tách ra khỏi khuôn khổ của đánh giá tác động môi trường để trở thành quá trinh độc lập tại một số nước, ưong đó mở đầu là Canada (Quyết định của Nội các công bố Quy trình đánh giá môi trường đối với các chính sách, chương trình đệ trình lên Nội các phê duyệt, 1990), Đan Mạch (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đánh giá môi trường chiên lược đổi với các văn bản và chính sách đệ trình lên Quốc hội và Chính phủ, 1993).

Đánh giá môi trường chiến lược cũng đã được chính thức thừa nhận trong hệ thống pháp luật của các nước châu Á, như Trung Quốc (Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2002).

>&gt Xem thêm:  Tội phạm về môi trường là gì ? Tìm hiểu một số tội phạm về môi trường

Xem thêm:   Đánh giá xe Baic Beijing X7 2020: Có gì mà khiến người Việt cuồng đến vậy?

5. Nghị định 40/2019/NĐ- CP đã có nhiều thay đổi

Nghị định đã có nhiều thay đổi về cắt giảm điều kiện kinh doanh, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” như:

Thứ nhất, bãi bỏ và cắt giảm trên 25 thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh, đặc biệt là xóa bỏ cơ chế “xin – cho”, công khai minh bạch, phân cấp mạnh mẽ cho địa phương và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp;

Thứ hai, lồng ghép một số thủ tục hành chínhtrong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản, biển và hải đảo;

Thứ ba, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chínhtừ 15-25 ngày;

Thứ tư, thay đổi phương thức kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu theo Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/02/2019 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật môi trường về đánh giá tác động môi trường, gọi ngay tới số: 1900.6162 để đươc Luật sư tư vấn pháp luật môi trường trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật môi trường – Công ty luật Minh Khuê

Bài viết liên quan: Đánh giá xe máy điện PEGA-S: Giá 40 triệu có đáng?

>&gt Xem thêm:  Sinh thái học là gì ? Cấu trúc, vai trò và ý nghĩa của sinh thái học

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Đánh giá tác động môi trường chiến lược là gì?

Trả lời:

Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.

Câu hỏi: Những đối tượng nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường?

Trả lời:

– Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

– Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;

– Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Câu hỏi: Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án như thế nào?

Trả lời:

– Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

– Dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 18 của Luật này, trừ dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;

– Dự án do Chính phủ giao thẩm định.

Đánh giá môi trường là gì ? Hoạt động đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Đánh giá

error: Alert: Content is protected !!