Điều kiện để ngân hàng giảm lãi suất cho vay do dịch Covid? mới nhất

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Bài viết hiện tại: Điều kiện để ngân hàng giảm lãi suất cho vay do dịch Covid? mới nhất



KINH NGHIỆM MUA BÁN NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN


Bài viết liên quan: Các nhà môi giới cần làm gì khi thị trường bất động sản “nóng”? mới nhất


Hiện có nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid kéo dài. Điều này ít nhiều hỗ trợ mọi người vượt qua được khó khăn. Tham khảo danh sách các ngân hàng giảm lãi suất cho vay và mức giảm. Tìm hiểu các điều kiện/đối tượng nào được xem xét miễn, giảm lãi suất cho vay.

1. Các ngân hàng giảm lãi suất cho vay

Đợt dịch Covid-19 thứ 4 gây ảnh hưởng tới nguồn thu nhập của nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Không ít người đứng trước nguy cơ không đủ khả năng chi trả lãi, gốc cho các khoản nợ vay từ trước. Thắc mắc đặt ra là các ngân hàng có giảm lãi suất cho vay mùa dịch không?

16 ngân hàng giảm lãi suất cho vay 2021

Theo chỉ đạo từ chính phủ cũng như nguyện vọng của khách hàng, các ngân hàng đã đồng ý đưa ra chính sách giảm lãi suất cho vay và cơ cấu nợ.

16 ngân hàng lớn nhất đã đưa ra cam kết sẽ giảm lãi suất cho vay từ 0,5 – 2,5% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân đang gặp khó khăn bởi dịch bệnh.

Danh sách 16 ngân hàng giảm lãi suất cho vay gồm có: Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, MB, ACB, SHB, VPBank, VIB, LienVietPostBank, TPBank, SeABank, Sacombank, MSB và HDBank.

Lần hỗ trợ lãi suất này ưu tiên các doanh nghiệp và người dân chịu tác động nặng nề của đại dịch. Tùy theo đối tượng và mức độ ảnh hưởng mà sẽ có mức giảm lãi suất phù hợp.

Chính sách giảm lãi suất cho vay áp dụng với doanh nghiệp/cá nhân bị ảnh hưởng
Chính sách giảm lãi suất cho vay áp dụng với doanh nghiệp/cá nhân bị ảnh hưởng

Ngoài ra, 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước cũng đưa ra mức hỗ trợ lãi suất thêm cho các địa phương chịu tác động lớn. Chẳng hạn là Tp.HCM, Bình Dương và một số tỉnh thực hiện giãn cách kéo dài theo Chỉ thị 16.

2. Điều kiện được ngân hàng giảm lãi suất cho vay?

Sau khi có thông tin về việc ngân hàng giảm lãi suất cho vay, rất nhiều đơn thư đã được gửi đến ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, rất nhiều người trong số đó không đủ điều kiện mà vẫn nộp đơn. Để tránh việc mất thời gian và công sức, bạn hãy tìm hiểu các điều kiện được ngân hàng giảm lãi suất cho vay.

Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 và Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021 (sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN) quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Theo đó, khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá đáp ứng các điều kiện như:

– Không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.
– Có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại;
– Về thời gian trong hợp đồng vay cần đảm bảo:
+ Phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
+ Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 – 31/12/2021.
– Về mặt số dư nợ:
+ Còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán trừ các khoản bên dưới.
+ Khoản nợ phát sinh trước ngày 23/01/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 29/03/2020.
+ Khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021.
– Khoản nợ do vi phạm pháp luật (bản án, bồi thường…) thì không được xem xét.
– Thời gian hoãn, miễn, giảm nợ không được quá 12 tháng kể từ khi được chấp nhận.
– Phần được giảm, miễn, hoãn sẽ áp dụng theo quy định nội bộ của mỗi tổ chức.”

Các ngân hàng, tổ chức tín dung có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi suất… Vì vậy, nếu đủ điều kiện kể trên khách hàng tự liên hệ với các ngân hàng để được xử lý. 

Xem thêm:   Năm 2021, cho thuê bất động sản chưa phải nộp thuế

Làm việc với ngân hàng để thảo luận về điều kiện, hồ sơ xin giảm lãi suất
Làm việc với ngân hàng để thảo luận về điều kiện, hồ sơ xin giảm lãi suất

3. Mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng

Trong đơn xin giảm lãi suất ngân hàng, bạn cần chú ý những điểm sau.

Nội dung đơn xin giảm lãi suất ngân hàng cho cá nhân, doanh nghiệp

– Đưa ra các căn cứ để phía ngân hàng làm cơ sở xem xét:
+ Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 03 năm 2020.
+ Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02 tháng 04 năm 2021.
– Đối tượng hỗ trợ:
Là ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
– Đối tượng nhận hỗ trợ:
Doanh nghiệp và cá nhân.
– Nội dung:
Doanh nghiệp, cá nhân cần cung cấp chính xác, đầy đủ, rõ ràng và chi tiết nhất về thông tin cá nhân và doanh nghiệp. Đồng thời cam kết toàn bộ nội dung được trình bày trong đơn là sự thật. Cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của những nội dung kể trên.  

Trong đơn xin giảm lãi suất ngân hàng, các cá nhân, doanh nghiệp cần nêu rõ lý do để xin giảm lãi suất ngân hàng. Cam kết sẽ thực hiện đúng quy định trả lãi, gốc sau khi hết hạn miễn, giảm lãi suất.

Mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng

Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng sau đây. Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy từng trường hợp cụ thể để làm đơn cho phù hợp.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————————

                                                                            ……, ngày…. tháng…. năm….

ĐƠN XIN MIỄN GIẢM LÃI SUẤT

(V/v: miễn giảm lãi suất ngân hàng do dịch bệnh)

Kính gửi: Giám đốc Ngân hàng……………- Chi nhánh…………

Căn cứ Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid – 19;

Căn cứ Hợp đồng cho vay tín dụng số……ngày… tháng… năm…

Tôi tên là:…………………             Sinh ngày:…………

Chứng minh nhân dân:……………   Nơi cấp:…………….     Ngày cấp:…………..

Địa chỉ thường trú:…………………………

Nơi ở hiện nay:……………………………

Số điện thoại:…………………….

Vào ngày… tháng… năm…, tôi có ký kết một hợp đồng vay tín dụng với ngân hàng………., chi nhánh…….. Trong hợp đồng, tôi vay ngân hàng số tiền……. với lãi suất cho vay là…………, chính sách trả trong vòng…. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian trả nợ từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…, dịch Covid – 19 đã bùng phát và lan rộng cùng với đó là giai đoạn cách ly xã hội, phòng chống Covid. Dịch bệnh này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của gia đình tôi. Do thu nhập bị sụt giảm nên việc trả khoản lãi suất……. hàng tháng là một gánh nặng rất lớn cho gia đình tôi.

Căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về miễn, giảm lãi, phí:

“Điều 5. Miễn, giảm lãi, phí

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid -19 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid – 19…”

Do đó, tôi làm đơn này kính xin quý ngân hàng xem xét vấn đề miễn giảm lãi suất ngân hàng nhằm hỗ trợ cho tôi và gia đình trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn này.

Tôi xin cam đoan những thông tin nêu trên đều là đúng sự thật và tôi xin chịu mọi trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trình tự nộp đơn xin miễn giảm lãi suất ngân hàng

Trình tự, thủ tục xin miễn giảm lãi suất sẽ tùy thuộc vào từng ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn sẽ theo quy trình:

Xem thêm:   Thiết kế phòng tắm Bohemian tạo cảm giác thư giãn tối đa mới nhất

– Doanh nghiệp/Cá nhân liên hệ với nhân viên tín dụng hoặc số hotline.
– Hoàn thiện đơn xin miễn giảm lãi suất ngân hàng.
– Nộp đơn và chờ đợi phía ngân hàng xem xét.

Ngân hàng sẽ xem xét việc giảm lãi suất đối với từng cá nhân, doanh nghiệp
Ngân hàng sẽ xem xét việc giảm lãi suất đối với từng cá nhân, doanh nghiệp

4. Giải đáp về các ngân hàng giảm lãi suất và mức giảm

Batdongsan.com.vn sẽ giải đáp cho bạn một số thông tin về các ngân hàng giảm lãi suất và mức giảm cho cá nhân/doanh nghiệp đảm bảo điều kiện.

Ngân hàng VIB có giảm lãi suất không?

VIB đã kịp thời đưa ra gói hỗ trợ không chỉ cho các khoản vay hiện hữu mà còn khoản vay mới. Theo Thông tư 01 và 03 của NHNN, các khách hàng của VIB được giảm lãi suất từ 0,5 – 2%.

Ngoài ra, VIB còn triển khai các chương trình hỗ trợ khách hàng như: mở thẻ, mở tài khoản thanh toán, gửi tiết kiệm…ngay tại nhà. Bổ sung thêm ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng thanh toán qua thẻ hoặc tài khoản thanh toán.

Các khỏa chi tiêu thẻ tín dụng trên 3 triệu đồng được trả góp trong 3 tháng với lãi suất 0%.

Ngân hàng Agribank có giảm lãi suất không?

Với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5% trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất 7% trở lên, ngân hàng Agribank giảm 10% lãi suất.

Xem thêm:   Xu hướng “Đầu tư cho sức khỏe và không gian sống” mới nhất

Với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp sở hữu thẻ tín dụng thì lãi suất thẻ giảm còn 11.7%.

Ngân hàng ACB có giảm lãi suất không?

Ngân hàng Á Châu (ACB) giảm lãi suất tối đa là 0,8%/năm cho khoản vay ngắn hạn. Còn khoản vay trung, dài hạn thì mức giảm tối đa là 1%/năm.

Ngoài ra, ACB cũng xem xét điều chỉnh lãi vay cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp phát sinh hợp đồng vay trong khung thời gian từ 15/7 – 15/10/2021.

Ngân hàng BIDV có giảm lãi suất không?

Ngân hàng BIDV sẽ giảm lãi suất cho vay bình quân khoảng 1%/năm. Với các đối tượng khách hàng khó khăn thì mức giảm tối đa là 2%/năm.

Như vậy, ngoài một số ngân hàng kể trên, các ngân hàng lớn như Vietcombank, Sacombank, MB, TPBank, VietCapital Bank… đều thực hiện giảm lãi suất cho vay với mức giảm trung bình từ 1 – 1,5%/năm. Nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn.

>> [Cập nhật] Lãi suất ngân hàng vay mua nhà tháng 8/2021

Bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ thông tin về các ngân hàng giảm lãi suất cho vay trong mùa đại dịch. Lưu ý là chính sách này chỉ áp dụng cho các cá nhân, doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện mà thông tư của NHHN đã đề ra.

Như Trang

Bài viết liên quan: Nhà đầu tư bỏ tiền vào đâu để sinh lời nhưng vẫn an toàn? mới nhất



ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT


Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Gợi ý thông tin BĐS và các lĩnh vực liên quan


Theo ThanhnienViet: https%3A%2F%2Fthanhnienviet.vn%2F2021%2F08%2F19%2Fdieu-kien-de-ngan-hang-giam-lai-suat-cho-vay-do-dich-covid%2F

error: Alert: Content is protected !!