Hướng dẫn thủ tục giải thể chi nhánh và văn phòng đại diện

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Pham Law xin hướng dẫn thủ tục giải thể chi nhánh công ty/Văn phòng đại diện và những trách nhiệm liên quan khi doanh nghiệp tiến hành giải thể chi nhánh công ty theo Luật Doanh nghiệp 2014 và Thông tư số 20/2015/TT-BKH ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ kế hoạch và Đầu tư như sau:

>>> xem thêm: Thủ tục giải thể công ty.

Bài viết hiện tại: Hướng dẫn thủ tục giải thể chi nhánh và văn phòng đại diện

I/ Thủ tục giải thể chi nhánh/Văn phòng đại diện công ty

– Cơ quan thực hiện: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục giải thể Chi nhánh công ty: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi Chi nhánh/Văn phòng đại diện đặt trụ sở.

–  Hồ sơ giải thể chi nhánh hoặc văn phòng đại diện Công ty, gồm có:

  1. Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh/VPĐD (Phụ lục II-22 Thông tư số 20/2015/TT-BKH ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ kế hoạch và Đầu tư)
  2. Biên bản họp và Quyết định của doanh nghiệp về giải thể chi nhánh (hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
  3. Xác nhận không nợ thuế theo Quyết toán đã duyệt đến thời điểm giải thể chi nhánh, VPĐD (nếu trụ sở chi nhánh, VPĐD ở khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp): Trước khi nộp hồ sơ giải thể chi nhánh phải nộp số hoá đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng chưa sử dụng; Nộp các khoản nợ Thuế … (nếu có) => xin giấy xác nhận tại cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế;
  4. Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

Để hồ sơ được giải quyết nhanh, chi nhánh bạn nên làm trước các thủ tục như:

+ Đối chiếu công nợ với khách hàng (nếu có).

+ Chốt sổ BHXH … (nếu có)

+ Xác nhận nợ với Ngân hàng (nếu có)

Các thủ tục khác liên quan tùy vào mô hình, loại hình đơn vị Quý khách hàng

  1. Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
  2. Bản chính Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh;
  3. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp.
  4. Giấy chứng nhận đã nộp con dấu hoặc văn bản xác nhận chưa khắc dấu chi nhánh, VPĐD (đối với trường hợp chưa khắc dấu): trước khi nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ nộp con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (nếu có) cho cơ quan công an và đồng thời xin giấy xác nhận huỷ con dấu)
Xem thêm:   Cách Đăng ký và cách Nộp thuế điện tử qua mạng mới nhất

II/ Nội dung công việc chính cần thực hiện:

– Xác nhận tại cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế (thủ tục quyết toán thuế khi giải thể chi nhánh được thực hiện như với giải thể doanh nghiệp);

– Làm thủ tục hủy dấu của chi nhánh (nếu có);

– Thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh tại sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động chi nhánh.

* Đặc biệt lưu ý:

– Trong trường hợp, Nhà đầu tư ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác làm thủ tục đầu tư thì khi nộp hồ sơ tại Sở KHĐT phải xuất trình Giấy CMND/hộ chiếu/Chứng thực cá nhân hợp pháp và Văn bản ủy quyền.

Bài viết liên quan: Mẫu 08-MST theo Thông tư 105/2020/TT-BTC mới nhất

 – Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.

– Số lượng hồ sơ nộp:  01 bộ hồ sơ gốc được đóng thành quyển

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và Giám đốc chi nhánh bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ giải thể chi nhánh.

– Doanh nghiệp có chi nhánh đã bị giải thể chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.

– Trong thời hạn 7 – 15 ngày làm việc (theo quy định của Sở KHĐT), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ giải thể chi nhánh, cơ quan đăng ký kinh đoanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền thông báo với cơ quan thuế và cơ quan công an về việc giải thể chi nhánh doanh nghiệp; đồng thời xóa tên chi nhánh trong sổ đăng ký hoạt động chi nhánh, nếu cơ quan thuế và cơ quan công an không có yêu cầu khác.

Xem thêm:   Trốn thuế thu nhập cá nhân sẽ bị phạt gấp 3 lần

Trên đây là nội dung các công việc mà Quý khách hàng sẽ phải triển khai khi tiến hành thủ tục giải thế chi nhánh/văn phòng đại diện; Thủ tục đóng cửa chi nhánh.. Thực tế khi thực hiện các thủ tục nêu trên Quý khách hàng có thể sẽ gặp phải những trở ngại và khó khăn nhất định. Hãy liên hệ với tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu hoặc số Hotline tư vấn updating để được hỗ trợ và giải đáp.

Mẫu thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh ban hành kèm theo thông tư số 20/2015/TT-BKH ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ kế hoạch

Phụ lục II-22

TÊN DOANH NGHIỆP

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Số: …………..

……, ngày…… tháng…… năm ……

THÔNG BÁO

Về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố ………….

Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ………………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………….

Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế): .

Thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/

địa điểm kinh doanh sau:

1. Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ………………………

Mã số chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh hoặc mã số thuế chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh: ………………………………………………………………………………………………………………………….

Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (chỉ kê khai nếu không có mã số chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh và mã số thuế chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh): ……………………………………..

Bài viết liên quan: Cách phân biệt địa điểm đích vận chuyển bảo thuế và địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan – Hội Xuất Nhập Khẩu

2. Địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:

Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn: ………………………………………………………………

Xã/Phường/Thị trấn: ………………………………………………………………………………………………………..

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ……………………………………………………………………………..

Tỉnh/Thành phố: ………………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………………………………… Fax: ………………………………………..

Email: …………………………………………………………………………. Website: ………………………………….

3. Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):

Tên chi nhánh: ………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ chi nhánh: ……………………………………………………………………………………………………………

Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh: ………………………………………………………………………….

Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh): ……………………………………………………………………………………………………………………………………

Do Phòng Đăng ký kinh doanh: ………………………………………………………………………………………….

cấp ngày: ………………. /………… /……………..

Doanh nghiệp cam kết sẽ chịu trách nhiệm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.



Các giấy tờ gửi kèm:

-…………………..

-…………………..

-…………………..

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

CỦA DOANH NGHIỆP/NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHI NHÁNH

(Ký, ghi họ tên)

xem thêm:

  • Chi phí giải thể doanh nghiệp mới nhất
  • Doanh nghiệp giải thể nhưng không phải quyết toán thuế khi nào?

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hướng dẫn tất tần tật về các loại thuế tại Việt Nam

error: Alert: Content is protected !!