Investment banking là gì? Nghiệp vụ, vai trò của investment banking

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Hiện nay, dịch vụ ngân hàng đầu tư đang phát triển mạnh mẽ và chiếm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống tài chính ngân hàng. Vậy bạn có thực sự hiểu ngân hàng đầu tư- investment banking là gì hay không? Để hiểu rõ hơn về hoạt động này thì chúng ta hãy cùng timviec365.vn theo dõi bài viết dưới đây để tìm kiếm cho bản thân câu trả lời thuyết phục nhất

Bài viết hiện tại: Investment banking là gì? Nghiệp vụ, vai trò của investment banking

Việc làm Ngân hàng – Chứng khoán – Đầu tư

1. Investment banking là gì?

Investment banking là gì? Nghiệp vụ, vai trò của investment banking
Investment banking là gì?

1.1. Khái niệm về investment banking

Investment banking có nghĩa là ngân hàng đầu tư là một định chế đóng vai trò như một trung gian tài chính để thực hiện hàng loạt các dịch vụ liên quan tới tài chính ngân hàng như bảo lãnh: làm trung gian giữa các công ty chứng khoán, công ty phát hành chứng khoán và nhà đầu tư (investor), tư vấn giúp dàn xếp các thương vụ mua lại và sáp nhập cùng các hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp khác và môi giới cho khách hàng là các tổ chức (định nghĩa của Investopedia). Cần nhấn mạnh rằng, đối tượng khách hàng chính của ngân hàng đầu tư là các tổ chức, công ty và chính phủ không phải là khách hàng cá nhân.

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của investment banking

Investment banking là gì? Nghiệp vụ, vai trò của investment banking
Quá trình hình thành và phát triển của investment banking

 Ngân hàng đầu tư đã thay đổi qua nhiều năm, bắt đầu khi một công ty hợp danh tập trung vào phát hành chứng khoán lần đầu (IPO) và các dịch vụ thị trường thứ cấp, môi giới, sáp nhập và mua lại, và phát triển thành một phạm vi “dịch vụ đầy đủ” bao gồm chứng khoán nghiên cứu, giao dịch độc quyền và quản lý đầu tư . Trong thế kỷ 21, hồ sơ của SEC về các ngân hàng đầu tư độc lập lớn như Goldman Sachs và Morgan Stanley phản ánh ba phân khúc sản phẩm: ngân hàng đầu tư (sáp nhập và mua lại, dịch vụ tư vấn và bảo lãnh chứng khoán), quản lý tài sản (quỹ đầu tư được tài trợ) và giao dịch và đầu tư chính (hoạt động của đại lý môi giới, bao gồm giao dịch độc quyền (Giao dịch “đại lý”) và giao dịch môi giới (giao dịch “môi giới”)). 

 Tại Hoa Kỳ, ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư đã được tách ra bởi Đạo luật Glaseag Steagall, đã bị bãi bỏ vào năm 1999. Việc bãi bỏ đã dẫn đến nhiều “ngân hàng toàn cầu” cung cấp nhiều dịch vụ hơn. Do đó, nhiều ngân hàng thương mại lớn đã phát triển các bộ phận ngân hàng đầu tư thông qua việc mua lại và tuyển dụng. Các ngân hàng lớn đáng chú ý với các ngân hàng đầu tư đáng kể bao gồm JPMorgan Chase, Bank of America, Citigroup, Credit Suisse, Deutsche Bank, UBS và Barclays .

 Hoạt động chủ yếu của ngân hàng đầu tư là trao đổi, mua bán các sản phẩm tài chính. Một ngân hàng đầu tư thường được phân ra làm 3 bộ phận chính: front office( ngân hàng đầu tư, quản lý đầu tư, nghiên cứu thị trường, Tư vấn chiến lược), middle office( quản lý rủi ro, quản lý tài chính, tư vấn luật pháp) và back office,(Operations, kỹ thuật).

Xem thêm:   Cúng Thần Tài nên cúng gì? Cách chuẩn bị lễ cúng vía Thần Tài đầy đủ

 Từ đó ta có thể nhận thấy nhóm các ngân hàng đầu tư (thuât ngữ ngân hàng tiếng Anh: syndicate) là một nhóm bao gồm các ngân hàng đầu tư hợp lại, mỗi ngân hàng là một dealer, mua một phần chứng khoán mà tổ chức phát hành (IPO). Mỗi ngân hàng trong nhóm các ngân hàng đầu tư này sau đó phải có trách nhiệm phân phối lại phần chứng khoán mình đã mua. Đa số chứng khoán phát hành trong thị trường sơ cấp (tiếng Anh: primary market) đều được mua bởi nhóm các ngân hàng đầu tư này bởi vì đây là một cách hiệu quả để phân tán rủi ro trong nhiều ngân hàng đầu tư khác nhau. Lý do đơn giản là vì nếu một ngân hàng đầu tư định giá chứng khoán của tổ chức cao hơn so với giá trị thực của nó và nếu như ngân hàng đầu tư này phải mua toàn bộ chứng khoán ấy trong thị trường sơ cấp và sẽ không là vấn đề nếu chứng khoán đó tăng giá trong tương lai, ngược lại nếu như sau này chứng khoán mất giá khi bán ra thì ngân hàng đầu tư ấy sẽ phải chịu lỗ nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao nhóm các ngân hàng đầu tư được thành lập.

Bài viết liên quan: Một số lưu ý khi mua căn hộ OFFICETEL – Tổng Công ty Xây Dựng Hà Nội

Việc làm giao dịch viên ngân hàng

2. Vai trò quan trọng của investment banking

Investment banking là gì? Nghiệp vụ, vai trò của investment banking
Vai trò quan trọng của investment banking

 Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành tài chính thì investment banking (ngân hàng đầu tư) nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với các công ty quốc tế mà còn với các công ty trong nước .

 Investment banking làm trung gian tài chính: Investment banking không chỉ giúp các công ty phát hành, định giá cổ phiếu mới trong đợt chào bán đầu tiên hoặc chào bán tiếp theo mà còn làm thành viên trung gian tìm kiếm các nhà đầu tư cho trái phiếu doanh nghiệp. Investment banking đồng thời bắt đầu từ việc tư vấn, bảo lãnh phát hành cho đến khi phân phối chứng khoán dưới hình thức tư vấn. Ngân hàng đầu tư cũng đưa báo cáo về kết quả kiểm tra tài chính của công ty đó một cách xác thực, sau đó tiến hành giải thích việc chào bán cho các nhà đầu tư trước khi chứng khoán được mở bán trên sàn giao dịch

 Investment banking – cố vấn tài chính đắc lực: Trong các công ty, doanh nghiệp lớn investment banking đóng vai trò là một cố vấn tài chính đắc lực nhằm cung cấp các giải pháp, nêu ra hướng đi, hướng phát triển, đồng thời định hướng xu thế của thị trường tài chính trong và ngoài nước một cách chính xác, đầy đủ. Từ đó giúp công ty lớn mạnh, có con đường đi đúng đắn nhất. Để có thể hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn này thì các investment banking phải kết hợp giữa sự hiểu biết về mục tiêu, ngành công nghiệp và thị trường toàn cầu và tư duy phân tích, suy luận, tầm nhìn chiến lược để phát hiện, đánh giá các cơ hội ngắn hạn, dài hạn với khách hàng của họ.

 Investment banking – trợ giúp sát nhập và mua lại: Một trong những vai trò vô cùng quan trọng của ngân hàng đầu tư là trợ giúp sát nhập và mua lại. thông qua cái nhìn, đánh giá mang tính khách quan của bản thân, ngân hàng đầu tư sẽ đưa ra mức giá hợp lý, phù hợp với tình hình của hai bên và xu thế thị trường. Từ đó, mang lại thuận lợi to lớn cho các công ty, doanh nghiệp nói riêng và sự ổn định của thị trường tài chính ngân hàng nói chung. Đồng thời, một ngân hàng đầu tư cũng hỗ trợ rất lớn trong việc cấu trúc và tạo thuận lợi để việc đàm phán, trao đổi, hợp nhất được diễn ra suôn sẻ, đáp ứng nhu cầu, quyền lợi, mong muốn của mỗi bên.

Xem thêm:   Luật An ninh mạng là gì? Tìm hiểu nội dung trong luật an ninh mạng -

 Investment banking-bộ phận nghiên cứu: Bộ phận nghiên cứu của ngân hàng đầu tư làm nhiệm vụ tiến hành nghiên cứu các công ty và viết ra báo cáo về khách hàng tiềm năng  cũng như thực hiện nhiệm vụ xếp hạng giữ ”mua”, “giữ”, “bán”. Mặc dù không tạo ra được doanh thu nhưng nó lại đóng góp vô cùng quan trọng đối với việc hỗ trợ các nhà giao dịch và bán hàng. Đồng thời, với bộ phận nghiên cứu này cũng giúp ngân hàng duy trì kiến thức và cập nhật thông tin nhanh chóng để tư vấn chính xác, kịp thời cho khách hàng để tạo uy tín cũng như tạo lợi nhuận.

Việc làm Ngân hàng – Chứng khoán – Đầu tư tại Hà Nội

3. Nghiệp vụ chính của investment banking

Investment banking là gì? Nghiệp vụ, vai trò của investment banking
Nghiệp vụ chính của investment banking

 Ngày nay, ngoài việc duy trì và phát triển các nghiệp vụ truyền thống, ngân hàng đầu tư còn mở rộng các nghiệp vụ của mình sang các lĩnh vực kinh doanh khác, lấy nghiệp vụ ngân hàng đầu tư làm cốt lõi, đa dạng hóa cách thức hoạt động nhằm đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng. Có nhiều các để phân loại các nghiệp vụ của NHĐT, về cơ bản, có thể điểm qua sơ lược các nghiệp vụ chính của một NHĐT như sau:

3.1. Nghiệp vụ ngân hàng điện tử

 Đây là nghiệp vụ hình thành lâu đời nhất gắn liền với quá trình hình thành NHĐT. Nghiệp vụ NHĐT truyền thống bao gồm dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán cho khách hàng (chứng khoán vốn và chứng khoán nợ), do đó, về bản chất thì có thể xem nghiệp vụ NHĐT là một hoạt động của thị trường sơ cấp.

 Ngày nay, không chỉ duy trì và phát triển những hoạt động truyền thống vốn có, nghiệp vụ NHĐT còn mở rộng hoạt động của mình sang các hoạt động tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) và tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp

3.2. Nghiệp vụ đầu tư

Investment banking là gì? Nghiệp vụ, vai trò của investment banking
Nghiệp vụ đầu tư

 Nếu như nghiệp vụ NHĐT chủ yếu hoạt động ở thị trường sơ cấp, thì nghiệp vụ đầu tư lại hoạt động ở thị trường thứ cấp với các hoạt động thuộc hai lĩnh vực chính là môi giới và đầu tư. Nghiệp vụ môi giới chủ yếu được áp dụng đối với các chứng khoán đã niêm yết trên thị trường, từ đó, NHĐT đóng vai trò trung gian như một công ty chứng khoán, đặt lệnh và khớp lệnh cho khách hàng.

 Nghiệp vụ đầu tư của NHĐT bao gồm hoạt động đầu tư cho khách hàng và hoạt động đầu tư tự doanh, NHĐT đóng vai trò như một chủ thể kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản chênh lệch trong các giao dịch với khách hàng hay từ nguồn thu từ vốn mà chính ngân hàng đem đi kinh doanh thu về được.

3.3. Nghiệp vụ nghiên cứu

 Nghiệp vụ nghiên cứu được thực hiện bởi đội ngũ chuyên viên phân tích đầu tư của các NHĐT đối với các loại chứng khoán được niêm yết trên thị trường nhằm xác định xu hướng tăng giảm của chứng khoán, ra quyết định mua hay bán kịp thời, đảm bảo giảm hạn mức rủi ro của khách hàng xuống mức thấp nhất và đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của NHĐT.

Xem thêm:   Tìm hiểu về ngân sách nhà nước

Bài viết liên quan: Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu – Wikipedia tiếng Việt

Việc làm Ngân hàng – Chứng khoán – Đầu tư tại Hồ Chí Minh

3.4. Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn

Investment banking là gì? Nghiệp vụ, vai trò của investment banking
Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn

 Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn cũng là hoạt động đầu tư, tuy nhiên, đối tượng đầu tư ở đây không phải là các loại chứng khoán mà là các sản phẩm thay thế khách như bất động sản, vay sử dụng đòn bẩy tài chính, các thỏa thuận tín dụng lớn,… nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm rủi ro và góp phần thúc đẩy hoạt động tài chính của NHĐT bên cạnh các hoạt động đầu tư vào các sản phẩm truyền thống (cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu…).

3.5. Nghiệp vụ quản lý đầu tư

 Nghiệp vụ quản lý đầu tư cũng là một mảng kinh doanh quan trọng của ngân hàng bởi mức rủi ro thấp và thu nhập ổn định. Quản lý đầu tư của NHĐT bao gồm hai hoạt động chính là quản lý tài sản và quản lý gia sản (hay dịch vụ ngân hàng cá nhân) hằng năm luôn mang đến những nguồn thu nhất định cho NHĐT mà không bị ảnh hưởng nhiều bởi các biến động của thị trường.

3.6. Nghiệp vụ môi giới chính phủ

 Nghiệp vụ nhà môi giới (stockbroker, amibroker…) được hình thành chủ yếu để cung cấp các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ cho các quỹ đầu cơ đang ngày càng phát triển ở các quốc gia trên thế giới hiện nay. Ngày nay, cùng với sự phát triển ngày càng tinh vi của nền kinh tế, nghiệp vụ nhà môi giới chính cũng ngày càng mở rộng hơn phạm vi hoạt động nhằm tạo điều kiện để NHĐT thích nghi tốt nhất với môi trường.

Tuyển dụng việc làm

 Mong rằng, với những chia sẻ của timviec365.vn trên đây hy vọng sẽ giúp người đọc biết investment banking là gì và tầm quan trọng của nó. Từ đó đưa đến những quyết định đúng đắn cũng như sáng suốt nhất cho tương lai. 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!