Ngân hàng thương mại cổ phần – khái niệm, đặc điểm và vai trò trong nền kinh tế

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Ngân hàng thương mại cổ phần là loại hình ngân hàng thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Kính chào công ty Luật Minh Khuê, em đang tìm hiểu về ngân hàng thương mại cổ phần và có nội dung đề tài như sau: phân tích khái niệm, đặc điểm và chức năng của ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định pháp luật hiện hành. Vậy mong luật sư tư vấn về vấn đề pháp lý này giúp em ạ. Xin cảm ơn! (Hoàng Minh – Hà Tĩnh)

Bài viết hiện tại: Ngân hàng thương mại cổ phần – khái niệm, đặc điểm và vai trò trong nền kinh tế

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Khuê. Câu hỏi của bạn được bộ phận tư vấn pháp luật Ngân hàng công ty luật Minh Khuê nghiên cứu và giải đáp như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017

– Luật Doanh nghiệp năm 2020

– Thông tư 40/2011/TT – NHNN quy định về cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

2. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng thương mại cổ phần là loại hình ngân hàng thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Vậy ngân hàng thương mại cổ phần có đặc điểm như thế nào và vai trò của nó trong nền kinh tế ra sao? Hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu:

2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần

Căn cứ quy định tại Khoản 2, 3 Điều 2 Thông tư 40/2011/TT-NHNH, ngân hàng thương mại cổ phần được hiểu như sau:

Ngân hàng thương mại cổ phần là loại hình ngân hàng thành lập,tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Phân loại ngân hàng thương mại cổ phần:

– Căn cứ vào mục đích sở hữu:

+ Ngân hàng thương mại cổ phần 100% vốn trong nước

+ Ngân hàng thương mại cổ phần liên doanh (có đối tác nước ngoài góp vốn vào).

– Căn cứ vào chiến lược kinh doanh

+ Ngân hàng bán lẻ: với quy mô nhỏ hướng tới cá nhân chủ yếu là cho vay tiêu dùng.

+ Ngân hàng bán buôn:chỉ cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp, tổ chức.

Bài viết liên quan: Bảo lãnh đối ứng là gì? Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại một số ngân hàng

+ Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ:chiếm đa số.

– Căn cứ vào hình thức hoạt động:

Xem thêm:   Chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain) là gì? Tầm quan trọng đối với xã hội

+ Ngân hàng thương mại cổ phần mậu sở: là trụ sở chính.

+ Ngân hàng thương mại cổ phần dưới hình thức chi nhánh,phòng giao dịch (là đơn vị phụ thuộc chi nhánh).

+ Ngân hàng thương mại cổ phần khác: ngân hàng cho vay dài hạn,ngân hàng hợp tác quỹ tín dụng…

2.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại cổ phần

– Là pháp nhân đặc biệt được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ nhằm mục đích lợi nhuận.

– Được tổ chức và hoạt động dưới hình thức pháp lý nhất định.

– Là tổ chức tín dụng được thành lập để thực hiện các hoạt động của ngân hàng.

– Được thành lập trên cơ sở pháp luật ngân hàng và giấy phép hoạt động của ngân hàng trung ương.

– Là tổ chức tín dụng không được huy động vốn không kỳ hạn dưới một năm.

– Là tổ chức tín dụng không thực hiện chức năng thanh toán (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính).

3. Vai trò của ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng thương mại cổ phần là loại hình ngân hàng phổ biến nhất hiện nay. Đây là tổ chức nhận tiền gửi, đóng vai trò là trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp.

Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn. Vốn huy động được dùng để cho vay: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản và để mua chứng khoán chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương.

Ngân hàng thương mại dù ở quốc gia nào hay ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt nam theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 nói riêng cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất, cũng là trung gian tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất. Với vị trí quan trọng đó, Ngân hàng thương mại đảm nhiệm những chức năng khác nhau trong nền kinh tế như:

3.1. Chức năng trung gian tín dụng

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.

Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi.

Đối với người đi vay, họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu vốn kinh doanh tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp, chi tiêu, thanh toán mà không chi phí nhiều về sức lực thời gian cho việc tìm kiếm những nơi cung ứng vốn riêng lẻ.

Đặc biệt là đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất.

Xem thêm:   Công cụ hỗ trợ là gì?

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại nói chung.

3.2. Chức năng tạo tiền

Chức năng tạo tiền không giới hạn trong hành động in thêm tiền và phát hành tiền mới của Ngân hàng Nhà nước. Bản thân các ngân hàng thương mại cổ phần trong quá trình thực hiện các chức năng của mình vẫn có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch.

Từ khoản tích trữ ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống ngân hàng thương mại có khả năng tạo nên số tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng.

Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàng là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán.

Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ…

Với chức năng này, hệ thống ngân hàng đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rõ ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do Ngân hàng trung ương phát hành mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các ngân hàng thương mại cổ phần tạo ra.

Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng.

Bài viết liên quan: Chiết khấu thanh toán là gì ? Cách hạch toán chiết khấu mới nhất 2020

3.3. Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.

Việc ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…

Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán.

Xem thêm:   Đạo đức công vụ là gì? Tiêu chí đánh giá và mối quan hệ giữa đạo đức công vụ và pháp luật công vụ

Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.

Đồng thời việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản….

Ngân hàng thương mại thu phí thanh toán. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng.

3.4. Chức năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng

Hiện nay dịch vụ của ngân hàng thương mại cổ phần rất đa dạng và phong phú, chẳng hạn như:

+ Dịch vụ nhận tiền gửi

+ Cho vay tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân

+ Dịch vụ mua bán ngoại tệ

+ Chiết khấu giấy tờ có giá và vay thương mại

+ Bảo quản vật có giá trị

+ Cung cấp tài khoản giao dịch

+ Cung cấp dịch vụ ủy thác

+ Tư vấn tài chính

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân hàng thương mại cổ phần! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: updating hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật ngân hàng miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác.

Trân trọng!

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!