Khấu Hao Là Gì? Phương Pháp Tính Khấu Hao – Việt Nam Sau Tay Lái

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Trong các khái niệm về tài chính doanh nghiệp thì khấu hao là một trong số những khái niệm phổ biến và cần thiết nhất. Để làm rõ khấu hao là gì cũng như các phương pháp tính khấu hao hiện nay thì bạn đã tham khảo trong bài viết sau đây nhé.

Khấu hao là gì?

Theo Wikipedia, khấu hao (Depreciation) là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.

Bài viết hiện tại: Khấu Hao Là Gì? Phương Pháp Tính Khấu Hao – Việt Nam Sau Tay Lái

Khấu Hao Là Gì? Phương Pháp Tính Khấu Hao - Việt Nam Sau Tay Lái
Khấu hao là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính – kế toán

Khấu hao tài sản cố định liên quan đến việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ. Một số tài sản cố định thường được tính vào khấu hao là máy móc, đồ nội thất, thiết bị văn phòng…

Bài viết liên quan: Đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị nào?

Ý nghĩa của khấu hao

Khấu hao có cả ý nghĩa về mặt kinh tế lẫn tài chính. Vậy cụ thể thì ý nghĩa của khấu hao là gì?

  • Về mặt kinh tế: Việc hao mòn tài sản cố định sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi và quản lý tài sản của doanh nghiệp. Bởi thế, người ta sẽ thông qua phương pháp trích khấu hao để phản ánh giá trị thực của tài sản cố định. Đồng thời, khấu hao tài sản được tính vào chi phí kinh doanh. Do đó, việc này sẽ làm giảm lợi tức ròng của doanh nghiệp.
  • Về mặt tài chính: Về bản chất, khấu hao là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản cố định đã bị hao mòn. Tiền khấu hao được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó, nó cũng là một bộ phận của giá thánh sản phẩm. Khi sản phẩm được tiêu thụ ra thị trường, tiền khấu hao này sẽ được giữ lại. Từ đó hình thành nên quỹ khấu hao của doanh nghiệp.
Xem thêm:   Hạnh phúc là gì hả anh?

Cách tính giá trị hao mòn tài sản cố định

Theo nghiệp vụ kế toán, có ba phương pháp tính khấu hao được áp dụng hiện nay. Mỗi phương pháp tính sẽ sử dụng các yếu tố khác nhau cũng như mang lại hiệu quả khác nhau cho doanh nghiệp.

Khấu Hao Là Gì? Phương Pháp Tính Khấu Hao - Việt Nam Sau Tay Lái
Bạn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để tính khấu hao

Khấu hao đường thẳng (khấu hao tuyến tính)

Phương pháp khấu hao tuyến tính là phương pháp tính khấu hao trong đó định mức khấu hao tài sản cố định là như nhau trong suốt thời gian sử dụng. Đây là phương pháp đơn giản và thường được sử dụng nhất. Công thức tính khấu hao theo đường thẳng là: “Chi phí khấu hao hàng năm = Nguyên giá tài sản cố định/ thời gian khấu hao”. Trong đó, mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Khấu hao theo khối lượng sản phẩm

Theo phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm, tuổi thọ hữu ích của tài sản được biểu thị bằng tổng số đơn vị dự kiến sẽ được sản xuất. Bạn sẽ hiểu phương pháp khấu hao này là gì hơn nếu áp dụng tính theo công thức: “Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm được sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm”. Trong đó, mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá tài sản cố định / sản lượng theo công suất thiết kế.

Xem thêm:   Ngày Tam Nương là ngày nào trong từng tháng?

Bài viết liên quan: As Far As I’m Concerned là gì và cấu trúc As Far As I’m Concerned trong Tiếng Anh

Khấu hao theo số dư giảm dần

Khấu hao theo số dư giảm dần được tính theo công thức: “Giá trị khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao nhân với tỉ lệ khấu hao nhanh”. Trong đó:

  • Tỉ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỉ lệ khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng nhân với hệ số điều chỉnh.
  • Tỉ lệ khấu hao tài sản cố định (TSCD) theo đường thẳng (%) = (1/ thời gian trích khấu hao của TSCD) x 100.

Ngoài ra, một số yếu tố khác để tính khấu hao sẽ được quy định cụ thể trong luật tài chính doanh nghiệp và những quy chế riêng của công ty. Trên đây chỉ là một số kiến thức cơ bản để bạn hiểu hơn khấu hao là gì. Nếu muốn hiểu rõ hơn thì bạn nên tìm thêm các tài liệu chuyên ngành để áp dụng vào từng trường hợp cụ thể nhé!

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!