Phân biệt lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu của ngân hàng ?

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

1. Phân biệt lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu ?

Đây là những khái niệm tưởng chừng ai cũng biết nhưng mấy ai đã hiểu rõ ngọn ngành về nó. Thậm chí nhiều người làm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn còn lơ mơ mặc dù lúc nào cũng ”động chạm” tới những thuật ngữ đó…

Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.

Bài viết hiện tại: Phân biệt lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu của ngân hàng ?

Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài – Ảnh minh họa

Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn có hơi huớng giống nhau, Tuy nhiên lãi suất tái chiết khấu là lãi suất thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá. VD: Hối phiếu, lệnh phiếu, Trái phiếu , …Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn. Các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán họ bán lại các khoản sẽ thu này cho NH TW để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho NHTW một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu.


Lãi suất tái cấp vốn cũng gần giống như vậy nhưng đối tượng ở đây là các khoản cho vay của các NH TM, và sau đó họ bán lại các khoản này co NH TW để đổi lấy lương tiền mặt.

Các lãi suất này khác nhau tùy vào loại chứng từ đem ra chiết khấu, vào các khoản vay của NH, vào từng thời điểm theo chính sách tiền tệ của NHTW theo sự lèo lái của chính phủ mỗi quốc gia…. Tham khảo: Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 và Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12;

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi: updating

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án

2. Một số vấn đề về cơ chế điều hành lãi suất hiện nay ?

Lãi suất là giá cả của vốn tiền tệ, là một chỉ số kinh tế tổng hợp, chịu tác động bởi nhiều nhân tố kinh tế vĩ mô, tài chính- tiền tệ ở trong nước và ngoài nước. Các ngân hàng thương mại (NHTM) ấn định lãi suất kinh doanh (huy động và cho vay vốn) dựa trên cơ sở cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương (NHTW), xu hướng cung – cầu vốn thị trường, lạm phát, mức độ rủi ro và lãi suất thị trường quốc tế.

Trong những thập kỷ gần đây, thị trường tài chính – tiền tệ thế giới có sự phát triển vượt bậc về quy mô và chiều sâu, cơ chế điều hành lãi suất của NHTW các nước thay đổi theo hướng tự do hoá.

Tuy nhiên, ở mỗi nước, NHTW căn cứ vào luật định, điều kiện và bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội, thị trường tài chính – tiền tệ ở mỗi nước, cũng như địa vị pháp lý của NHTW, mục tiêu của chính sách tiền tệ (lạm phát hoặc đa mục tiêu) để áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp trong từng thời kỳ nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế. Đối với nước ta, cơ chế điều hành lãi suất có sự thay đổi qua nhiều giai đoạn; từ giữa tháng 5/2008 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản:

Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi: updating

– Thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mà theo đó, các NHTM ấn định lãi suất cho vay tối đa bằng 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong từng thời kỳ. Đây là công cụ trực tiếp để kiểm soát lãi suất kinh doanh của NHTM; đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt các mức lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu để điều tiết lãi suất thị trường tiền tệ. Lãi suất cơ bản được xác định và công bố trên cơ sở xu hướng biến động cung – cầu vốn thị trường, mục tiêu của chính sách tiền tệ và các nhân tố tác động khác của thị trường tiền tệ, ngoại hối ở trong và ngoài nước.

– Thiết lập một hành lang lãi suất thị trường liên ngân hàng với biên độ chênh lệch khoảng 2% để điều tiết lãi suất thị trường: (i) “Trần” là lãi suất tái cấp vốn, “sàn” là lãi suất tái chiết khấu (hiện nay là 7% – 5%/năm); lãi suất cơ bản và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở biến động trong phạm vi hành lang này; (ii) Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò định hướng và thực hiện việc “bơm” tiền ra hoặc “hút” tiền về, từ đó tác động đến cung – cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM.

Từ tháng 5 – 9/2008, NHNN điều hành chính sách tiền tệ “thắt chặt”, các mức lãi suất chủ đạo được điều chỉnh tăng, lãi suất cơ bản từ 12%/năm lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm lên 13%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ 11,7%/năm lên 15%/năm. Từ tháng 10/2008 đến nay, NHNN chuyển hướng điều hành chính sách tiền tệ từ “thắt chặt” để chống lạm phát sang “nới lỏng” nhằm mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, điều chỉnh giảm mạnh lãi suất cơ bản từ 14% – 13% – 11% – 8,5% – 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 15% – 13% – 12% – 9,5% – 8% – 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 13% – 11% – 12% – 10% – 7,5% – 6%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ 15% – 14,3% – 13,5% – 11% – 9% – 8% – 7,5% – 7%/năm.

Biểu 1: Diễn biến lãi suất chủ đạo và lãi suất thị trường từ tháng 5/2008 – 7/2009

Đơn vị: %/năm

Bài viết liên quan: Xác định kết quả kinh doanh và hạch toán kế toán theo TT200 và TT133

Từ thực tế diễn biến tiền tệ, lãi suất trong thời gian qua, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Một là, việc áp dụng kịp thời cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các NHTM trong những tháng đầu năm 2008, nhất là đối với NHTM cổ phần quy mô nhỏ chuyển đổi mô hình từ nông thôn lên; an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các NHTM bằng cách đẩy lãi suất lên cao . Cùng với diễn biến lạm phát có xu hướng giảm, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động của các NHTM đảm bảo khả năng thanh toán, làm cho thị trường tiền tệ và lãi suất trong những tháng đầu năm 2009 tương đối ổn định.

Hai là, cơ chế truyền dẫn của các biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu lực và hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của NHTM và lãi suất thị trường, thể hiện là lãi suất thị trường liên ngân hàng đã biến động xoay quanh các mức lãi suất chủ đạo của NHNN; lãi suất huy động và cho vay của các NHTM biến động theo cung – cầu vốn và tăng, giảm theo sự thay đổi của các mức lãi suất điều hành của NHNN, đã tác động làm cho thu hẹp hoặc mở rộng tín dụng. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng phù hợp với chủ trương thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng.

Ba là, việc điều hành linh hoạt lãi suất cơ bản, vừa là công cụ điều tiết thị trư­ờng, vừa là động thái phát tín hiệu về chủ tr­ơng của Chính phủ và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN là “thắt chặt” hay “nới lỏng” tiền tệ, đã và đang trở thành một chỉ số kinh tế quan trọng trên thị tr­ờng tài chính, tiền tệ, đ­ợc các doanh nghiệp, ng­ời dân, các nhà đầu t­ trong và ngoài n­ớc, các NHTM quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu t­, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này cú ý nghia rất quan trọng, thể hiện đ­ợc vai trò và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô.

Bốn là, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với quy định của Luật NHNN và Bộ luật Dân sự, mục tiêu của chính sách tiền tệ hiện nay và các năm tới đây là kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và bền vững.

Tuy vậy, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là công cụ can thiệp trực tiếp đối với lãi suất kinh doanh của NHTM, có hạn chế nhất định việc thử nghiệm và đưa ra thị trường các sản phẩm tín dụng có độ rủi ro cao nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Xử lý vấn đề này, NHNN đã ban hành cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống và phát hành thẻ tín dụng, đi kèm theo đó là cơ chế thống kê, theo dõi và thanh tra, giám sát nhằm hạn chế rủi ro. Hiện nay, đã và đang xuất hiện ý kiến cho rằng NHNN cần dỡ bỏ trần lãi suất cho vay = Lãi suất cơ bản x 150% mà để cho các NHTM được tự ấn định lãi suất kinh doanh. Ý kiến này cần được xem xét ở một số khía cạnh: (1) Theo kinh nghiệm của quá trình tự do hoá lãi suất ở các nước và nước ta trong nhiều năm qua cho thấy điều kiện để tự do hoá lãi suất là kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường tài chính – tiền tệ minh bạch và có chiều sâu, mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát; phát triển hệ thống thanh toán có khả năng kiểm soát được hầu hết các luồng vốn khả dụng của khu vực ngân hàng, chứng khoán và các định chế tài chính khác; hệ thống NHTM có năng lực cạnh tranh và khả năng đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh; ngân sách nhà nước thâm hụt ở mức thấp. Với các điều kiện này, có lẽ nền kinh tế và thị trường tài chính – tiền tệ của nước ta hiện nay chưa đáp ứng được; (2) Khủng hoảng tài chính thế giới đã trải qua tình trạng tồi tệ nhất, nhưng suy thoái và phục hồi kinh tế thế giới còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế và thị trường tiền tệ trong nước, trước mắt cần thực thi các giải pháp tiền tệ theo hướng đảm bảo an toàn hệ thống; (3) Kinh tế trong nước, nguy cơ lạm phát cao chưa được ngăn ngừa một cách vững chắc, kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, hệ thống các NHTM còn chênh lệch lớn về quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản nợ và tài sản có; năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh và quản trị kinh doanh của các NHTM còn nhiều mặt hạn chế; (4)Thị trường hàng hoá, tài chính, tiền tệ, vàng, ngoại hối, bất động sản, chứng khoán còn chứa đựng những nguy cơ bất ổn do hiện tượng đầu cơ còn diễn ra khá phổ biến và các biện pháp điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước chưa đủ mạnh để có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế các hiện tượng này, sẽ kéo theo các rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Xem thêm:   File BIN là gì? Cách mở và chuyển file BIN sang ISO, PDF, JPG chi tiết - Thegioididong.com

Từ những phân tích và nhận định nêu trên, trong thời gian tới – giai đoạn hậu suy giảm kinh tế, việc tiếp tục áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là một giải pháp thích hợp, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô, cung – cầu vốn thị trường. Việc điều tiết lãi suất thị trường theo hướng ổn định được thực hiện kết hợp giữa điều tiết khối lượng tiền thông qua các công cụ gián tiếp, điều hành linh hoạt các mức lãi suất chủ đạo và làm tốt công tác truyền thông. Sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hoá phải trên cơ sở đánh giá một cách khoa học và thực tiễn các điều kiện kinh tế, thị trường tài chính – tiền tệ ở trong và ngoài nước, cũng như các rủi có thể xảy ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, sự an toàn và phát triển của hệ thống tài chính./.

(LUATMINHKHUE.VN: Biên tập.)

3. Xử lý bài toán lãi suất, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp ?

Theo quy định, trần lãi suất huy động của NHNN là không quá 14%/năm đối với nội tệ, song lãi suất thực trả cho người gửi tiền lên tới 17-20%/năm nhưng vốn vẫn khó huy động. Số liệu NHNN đã công bố rộng rãi cho thấy, tính đến cuối tháng 5-2011, tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM, tổ chức tín dụng (TCTD) trong cả nước tăng có 1,48% so với cuối năm 2010. Đây là mức tăng thấp nhất trong so với cùng kỳ nhiều năm gầy đây.

Đáng chú ý là lãi suất huy động vốn, thu hút tiền gửi của các NHTM tăng lên tới 18 – 20%/năm, cao nhất trong nhiều năm qua, tương đương mức lãi suất cuối năm 2008, nhưng vẫn không thu hút được tiền gửi vào hệ thống ngân hàng. Điều này cũng chứng tỏ lý thuyết truyền thống tăng cao lãi suất để thu hút bớt tiền từ lưu thông về ngân hàng không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả và không phù hợp trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Đặc biệt là vốn huy động nội tệ lại giảm tới 2,75%, mặc dù lãi suất huy động vốn tăng rất cao, còn vốn huy động ngoại tệ tăng 18,84%. Điều này cho thấy những tháng đầu năm 2011, với lo ngại đồng tiền Việt Nam mất giá, lạm phát tăng cao, trong khi đó lãi suất tiền gửi ngoại tệ lên tới 5,0 – 5,5%/năm, nên người dân đã lựa chọn USD để gửi ngân hàng thương mại. Trong đó có một lượng đáng kể ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về nước dưới dạng kiều hối để gửi tiết kiệm vì lãi suất tiền gửi USD cao hơn nhiều so với lãi suất tại Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới. Đây là xu hướng tích cực nhìn từ góc độ Việt Nam thiếu vốn, phải đi vay vốn nước ngoài, thì nguồn vốn từ kiều hối chuyển về gửi các NHTM trong nước bổ sung nguồn vốn để cho vay là khá quan trọng. Từ giữa tháng 4-2011, lãi suất tiền gửi USD của dân cư theo quy định của NHNN giảm xuống tối đa chỉ còn 3%/năm, nhưng với số tiền USD gửi trước đó được giữ nguyên lãi suất thời điểm gửi và người dân không rút ra, còn lượng tiền gửi USD mới không sụt giảm, làm cho tiền gửi USD trong hệ thống NHTM vẫn tăng cao, mặc dù tiền gửi USD của doanh nghiệp biến động.

Tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến – Ảnh minh họa

Về cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng, tiền gửi dân cư tăng 11,84%; trong đó tiền gửi nội tệ về số tuyệt đối tăng 107.300 tỉ đồng, tương ứng với mức tăng 11,39% và tiền gửi ngoại tệ tăng 8,63%. Riêng về tiền gửi nội tệ phải khẳng định rằng số tuyệt đối tăng có cấu phần quan trọng là do lãi suất cao. Bởi vì với lãi suất tiền gửi bình quân 1,5%/tháng, khách hàng thường gửi kỳ hạn ngắn, gửi 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng,… tiền lãi lĩnh sau mỗi kỳ gửi ngắn lại được bổ sung, tăng tích luỹ vào gốc thì riêng yếu tố lãi suất đã làm lượng tiền gửi trong 5 tháng đầu năm tăng thêm khoảng 7-8% . Do đó số tiền gửi tăng thêm thực tế chỉ vào khoảng 3-4%, đây là mức tăng rất thấp.

Tiền gửi của các Tổ chức nói chung, của các doanh nghiệp nói riêng giảm đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp rút tiền ra để đầu tư kinh doanh. Mặt khác, công nợ giữa các doanh nghiệp tăng lên, nhiều doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau bởi nhiều doanh nghiệp không vay được vốn ngân hàng thương mại, hoặc lãi suất vốn vay quá cao, nên không dám vay, tình trạng đó cũng làm cho tiền gửi của doanh nghiệp tại NHTM giảm.

Tính chung đến hết tháng 5-2011, dư nợ cho vay của hệ thống ngân hang đối với nền kinh tế ước tính tăng khoảng trên 5%, trong khi đó số dư vốn huy động lại chỉ tăng có 1,48%, chỉ bằng dưới 1/3 so với mức tăng dư nợ cho vay. Đây là nguyên nhân lớn nhất làm cho lãi suất huy động vốn nội tệ tiếp tục ở mức cao, thị trường khan hiếm vốn.

Được biết đến cuối tháng 5-2011 có 14 NHTM có mức tăng trưởng tín dụng vượt 20%; trong đó có một số NHTM tăng dư nợ cho vay lên tới 24 – 26%, so với mức dư nợ đến cuối năm 2011 không được tăng quá 20% theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ.

Một điểm đáng chú ý nữa là thời điểm đầu tháng 3-2011 có 18 NHTM có dư nợ cho vay phi sản xuất lên tới trên 25% và 24 NHTM có tỷ trọng trên 26%. Theo quy định của NHNN, đến ngày updating các NHTM phải giảm tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất xuống còn 22% tổng dư nợ. Trong bối cảnh thị trường bất động sản trì trệ, bên cạnh đó số đông các khoản đã cho vay chưa đến hạn, thời hạn cho vay ghi rõ trong hợp đồng tín dụng, bởi vì NHTM không dễ gì thu nợ trước hạn được của khách hàng để giảm dư nợ cho vay phi sản xuất. Một giải pháp khác là NHTM phải tăng tổng dư nợ sẽ làm cho tỷ trọng dư nợ phi sản xuất giảm xuống. Nhưng mới đây NHNN có văn bản nói rõ việc bảo đảm mức tăng tín dụng không quá 20% duy trì trong suốt cả năm 2011 nên không dễ gì tăng được tổng dư nợ. Do đó NHNN cần linh hoạt lùi thời hạn quy định tỷ lệ dư nợ cho vay phi sản xuất thay vì mốc updating, nên lùi sang thời điểm updating hoặc kéo dài hơn để bảo đảm tính khả thi, tháo gỡ khó khăn cho NHTM trong bối cảnh hiện nay.

Nguyên nhân quan trọng thứ hai đó là NHNN tiếp tục phát đi thông điệp ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát, tiếp tục thu hút tiền từ lưu thông về. Trong khoảng thời gian cuối tháng 4 và đầu tháng 5-2011, thông qua mua thêm 1 tỉ USD bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, về mặt lý thuyết Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng thêm ra lưu thông 20.600 tỉ đồng. Trong suốt 1 tháng, kể từ cuối tháng 4 đến updating NHNN đã thu hút ròng gần 40.000 tỉ đồng trên thị trường mở. Tiếp đó trong tuần từ 23 đến updating, NHNN tiếp tục thu hút ròng thêm trên 17.000 tỷ đồng về. Như vậy, về mặt lý thuyết, đã có một khối lượng tiền trong lưu thông được thu hút về NHNN.

Nghị quyết 11 của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội đã xác định rất rõ là chính sách tài khóa thắt chặt và điều hành chính sách tiền tệ phải chặt chẽ, thận trọng để bảo đảm công ăn việc làm và duy trì tăng trưởng của nền kinh tế ở mức hợp lý 6-6,5%/năm. Nhưng trong thực tế điều hành chính sách tiền tệ như đã đề cập ở trên lại theo hướng thắt chặt, được sử dụng khá nhiều biện pháp và nghiệp vụ: thường xuyên tăng tất cả các loại lãi suất chủ đạo của NHNN, khống chế hạn mức tăng trưởng tín dụng không quá 20% và tổng phương tiện thanh toán không quá 16%, khống chế tỷ lệ cho vay phi sản xuất, quy định tỷ lệ vốn huy động được sử dụng cho vay, thu hút tiền từ lưu thông về,….nhưng lạm phát vẫn rất cao, đành rằng chính sách đã có độ trễ, nhưng thắt chặt tiền tệ được bắt đầu thực hiện từ ngày updating đến nay đã là hơn 7 tháng. Như vậy một lần nữa lại khẳng định, lạm phát không phải chủ yếu và duy nhất từ yếu tố tiền tệ, mà từ giá cả thị trường thế giới, do thiên tai, do tỷ giá,…do chi phí sản xuất lương thực, thực phẩm tăng cao,…Bởi vậy để kiềm chế lạm phát có hiệu quả không chỉ trông chờ vào thắt chặt tiền tệ, không chỉ giảm cầu mà còn phải tăng cung, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, đặc biệt là tăng cung lương thực – thực phẩm ra thị trường. Việc NHNN tiếp tục thu hút bớt tiền từ lưu thông về sẽ làm cho thanh khoản của nhiều NHTM thêm khó khăn, lãi suất không thể hạ được, lãi suất cho vay lên quá cao, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.

Nền kinh tế tăng trưởng được ví như cơ thể một người mới lớn đang phát triển, có nhu cầu hợp lý về vốn với lãi suất phù hợp để sản xuất thêm nhiều hàng hóa, dịch vụ, cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Vì vậy, về nguyên tắc cần bổ sung máu cho cơ thể, hay đáp ứng nhu cầu hợp lý khối lượng tiền trong lưu thông để cơ thể hoạt động nhịp nhàng, để nền kinh tế vận hành hiệu quả. Năm 2011 kinh tế dự kiến tăng trưởng trên 6%, dự kiến tiền trong lưu thông tăng thêm 16%. Con số 16% cũng được xem là thắt chặt vì nhiều năm qua, chỉ tiêu này lên đến 25-30%. Thế nhưng trong 5 tháng đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước mới chỉ bơm thêm 0,98%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 1,5%, dẫn đến một cơ thể lớn nhưng bị thiếu máu, nền kinh tế thiếu tính thanh khoản, lãi suất huy động bị đẩy lên cao nhưng vốn vẫn không huy động được.

Tình trạng thiếu máu, thiếu thanh khoản, thiếu vốn trầm trọng hơn khi giá cả trên thị trường xã hội tăng cao. Trong 5 tháng đầu năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,07%, kinh tế tăng trưởng 5,43%, vì vậy cần phải có thêm tiền trong lưu thông thì hoạt động của nền kinh tế mới không bị ảnh hưởng. Giả sử rằng ở thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước có sử dụng hết chỉ tiêu tăng lượng tiền trong lưu thông của cả năm 2011 thì cũng chỉ đủ bù đắp cho mức tăng của giá cả và tăng trưởng kinh tế.

Xem thêm:   Hướng dẫn cách đóng dấu giáp lai, dấu treo quy định mới 2021

Tiền gửi của doanh nghiệp giảm, doanh nghiệp rút ra để sử dụng, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lẫn nhau, dư nợ cho vay tăng thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm, thị trường bất động sản trì trệ… làm cho vòng quay vốn trong nền kinh tế chậm lại, tiền luân chuyển qua kênh ngân hàng giảm, hệ số nhân tiền cũng giảm đi, càng tác động đến thanh khoản của nền kinh tế. Vì vậy đòi hỏi NHNN, với vai trò là ngân hàng Trung ương, ngân hàng của các ngân hàng linh hoạt trong vấn đề này thì mới tháo được nút gỡ về lãi suất hiện nay, chứ không chỉ có một chiều thu hút tiền từ lưu thông về.

Nhiều năm qua, về cơ bản nguyên lý lãi suất huy động thực dương được áp dụng đối với hệ thống ngân hàng, tức là lãi suất cao hơn lạm phát, có lợi cho người gửi nhưng gây khó khăn cho người vay vốn. Nhưng đến nay và trong điều kiện hiện nay thì nguyên lý trên cần được linh hoạt trong cả nhận thức và hành động. Bởi vì lãi suất lên tới 17% – 20% mà vốn huy động vẫn không vào, thì liệu rằng tăng lên 21-23% lãi suất có vào không và khi đó lãi suất cho vay sẽ tăng tới đâu, liệu có phải rằng lên tới 26% – 28%/năm hay không. Thử hỏi rằng có nền kinh tế nào trong khu vực có mức lãi suất nội tệ lên tới đỉnh điểm đó như ở Việt Nam.

Tại Mỹ lạm phát là 3,2% nhưng lãi suất huy động của các ngân hàng và định chế tài chính là 0,5%/năm; con số này ở khu vực đồng ơ-rô ở châu Âu tương ứng là 2,8 và 2,2%; tại Trung Quốc 5,3% và 3,25%; Xin-ga-po 5% và 0,5%; Thái Lan 3,27% và 1,5-2,1%. Việt Nam lạm phát dự kiến trên ( chỉ só CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm updating% nhưng hiện nay các ngân hàng thương mại trả cho người gửi 17-18%, thậm chí 20%, gánh nặng lãi suất đổ lên người vay, người sản xuất, đến doanh nghiệp, đến người lao động.

Tại nhiều nước trên thế giới, nguyên tắc thực dương được áp dụng với lãi suất cho vay. Người gửi tiền phải chấp nhận lãi suất thấp hơn lạm phát nhưng thị trường chứng khoán sẽ thu hút được vốn, doanh nghiệp tạo công ăn việc làm.

Vì vậy, cần thống nhất trong nhận thức và hành động về nguyên lý lãi suất theo thông lệ quốc tế, cần sớm tiếp cận nguyên tắc điều hành lãi suất mới, có lộ trình thực hiện để hướng tiền nhàn rỗi chảy vào kênh đầu tư.

Bảo đảm tính thanh khoản cho nền kinh tế và cho các NHTM, hạ lãi suất cho vay, hoàn toàn nằm trong tầm tay của NHNN, vấn đề là cần linh hoạt để hành động./.

Luật Minh Khuê (biên tập)

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

4. Lãi suất từ đâu sinh ra ?

Năm ngoái, ngày nào tivi và radio cũng nói đến lãi suất. Nó nảy sinh từ tiền lãi, ai cũng biết. Khi nó lên, một số người bỏ ăn; lúc nó xuống, không ít người mất ngủ! Thấy vậy, tôi bức xúc bèn đi tìm tông tích của nó.

Nghe rằng tiền lãi nhiều tuổi hơn tất cả chúng ta trên cõi đời này, tôi nâng nó lên thành… Ngài (không phân biệt giống hay số, cắc cớ như người Anh).

Ngài hay ngủ chung với người ta

Bài viết liên quan: It’s Up To You là gì và cấu trúc It’s Up To You trong Tiếng Anh

(Tình tự) “Ngài ơi, tôi biết Ngài như chim liền cánh với tiền bạc hay hàng hóa, lúc chúng đi từ tay con nợ về chủ nợ. Trong quá trình đó Ngài là phần phụ thêm. Ngài được coi là “thời gian”, là “chi phí”; vì vậy Ngài sẽ cao hay thấp, tùy lúc, tùy ai cần ai. Giống lớp kem mà các cô phủ lên các chiếc bánh ngọt; nếu lớp kem mỏng, Ngài được âu yếm gọi là “ưu đãi”; nếu dày, Ngài là “cắt cổ”! Nghe nhiều đại gia thổ lộ, khi là “cắt cổ” thì Ngài hay tự động về ngủ chung với họ.

Tò mò, một lần gặp một nữ doanh nhân trẻ đẹp, cổ tay dát vàng, tôi bèn hỏi về niềm vui của cô khi có Ngài ở bên (Tôi đoán phải đẹp như nàng, Ngài mới đến; nói nhỏ, tôi cũng mong được như Ngài). Cô kể đại khái là: Thường về nhà thì trời đã khuya, vừa chợp mắt, Ngài từ đâu nhảy ngay vào. Có Ngài trong đầu, nàng nơm nớp không biết ngày mai ngân hàng có bắt cô trả Ngài về cho họ không? Ngài mà bị đòi về là nàng chỉ có chết! (Mặn nồng chưa?). Trước kia Ngài nhỏ bé, bế trả dễ dàng; bây giờ sau mỗi lần ngân hàng báo, Ngài lớn vọt theo, nhanh hơn Phù Đổng! Chỉ mong họ hoãn hay giãn thôi. Ngài được âu yếm như thế, sao lại gọi là “cắt cổ”?

Nỗi bức xúc tăng thêm, tôi quyết phải đi “điều tra”. Tôi thấm thía sâu sắc nhu cầu tối thượng của cuộc điều tra là: trong lịch sử Ngài đã được đối xử như thế nào? Cho thật khách quan khi làm nhiệm vụ, tôi tự coi không hề biết Ngài. Ngài không còn là Ngài với tôi nữa nhé!

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: updating

Ngài (í tiền lãi chứ!) ngày xưa thế nào?

(Điều tra) Ở Do Thái từ trước Công nguyên, luật Môi-sê không chấp nhận lãi trả trên tiền cho vay. Trong thời Trung cổ, thời giờ được coi là tài sản của Chúa. Vì thế, đòi tiền lãi là buôn bán tài sản của Chúa. Một thánh tiến sĩ trong đạo Thiên Chúa lập luận rằng đòi trả lãi là sai vì đòi tiền hai lần; đòi chính tài sản và sự sử dụng tài sản ấy. Giáo hội Công giáo thời đó coi cho vay nặng lãi là một tội.

Tiền lãi cũng bị nền văn minh Hồi giáo khinh chê. Đa số các học giả đồng ý rằng Kinh Koran cấm tập tục này trong thực tế. Vì thế, các luật gia thời Trung cổ đã đưa ra một số giấy tờ có giá để thúc đẩy việc cho vay. Các công cụ này cũng gần giống như tiền lãi.

Trong thời Phục hưng, thương gia đi lại giữa các nước nhiều, tạo nên sự buôn bán và họ có nhiều cơ hội làm giàu. Tiền bạc đi vay, không còn được coi chỉ là để tiêu pha mà còn để sản xuất nữa. Học giả của các trường phái khác nhau bênh vực cho tiền lãi. Họ nói rằng: con nợ hưởng lợi, nên có thể coi tiền lãi như là một khoản phụ, bù cho rủi ro mà chủ nợ phải chịu; đưa tiền cho vay là bị thiệt thòi, vì mất cơ hội sử dụng nó cho một việc khác có khi có lợi hơn (chi phí cơ hội); hoặc đồng tiền tự bản thân nó là một hàng hóa, việc sử dụng tiền của một người cho một việc gì đó phải đem lại cho họ một lợi ích, dưới hình thức tiền lãi. Từ từ, tiền lãi được công nhận và sinh sôi thành lãi đơn, lãi kép, lãi cố định, lãi thay đổi, lãi ngắn hạn, lãi dài hạn, chưa kể lãi qua đêm.

(Tôi đi tự nguyện nên đem kết quả điều tra đến báo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần. Khi chưa trân trọng nộp kết quả, thì một anh ở đó – vai vế cũng to, vì anh ấy to lắm – thấy, xem, rồi chặc lưỡi: “Lịch sử chỉ có vậy sao, phải tìm về thời Thượng cổ nữa”. Thế là tôi lại ra đi, một mai có trở lại, để thẩm tra.)

Vậy tiền lãi (í Ngài chứ) từ đâu sinh ra?

(Thẩm tra) Đi thế này thì phải tìm người biết sự việc có nguồn có cội. Tôi cứ đi trong một thế giới vô biên giới. Một buổi chiều tím, có giáo sư M.D. Mieroop, dạy tại Đại học Columbia bên Mỹ, trông thấy tôi mệt lử, ông hỏi chuyện đầu đuôi; nghe tôi thều thào trong bức xúc, ông bảo tôi ngủ đi cho lại sức. Vừa đặt lưng tôi ngáy như sấm. Ông cầm một quyển sách dày, phe phẩy quạt cho tôi, và ru tôi rằng.

Vay mượn là một cách sống của con người. Vào thế kỷ XVI-XVIII trước Công nguyên, nông dân ở vùng Mesopotomia (vùng Lưỡng Hà, nằm trong lãnh thổ Iraq ngày nay) đã biết vay ngũ cốc của đền thờ để trả thuế (đền thờ có đông người tụ tập để cầu nguyện, nên dễ thành cái chợ). Đầu tiên vay mượn không ai biết tiền lãi là gì. Theo các bản sách bằng đất sét, mà người ta tìm thấy và giải mã ra thì tiền lãi xuất hiện ở Babylone và được gọi là “con chiên”.

Trong nền nông nghiệp của Iraq, một người có thể thuê đất để chăn nuôi. Khi đàn súc vật sinh sôi nảy nở, một phần cũng nhờ công lao của chủ đất (lập hệ thống tưới nước chẳng hạn), thì sự gia tăng của đàn chiên phải chịu thuế và người thuê phải nộp cho chủ đất vài con chiên. Cũng vậy, vàng bạc hay ngũ cốc khi cho vay đi thì sẽ sinh sản thêm ra; vậy người cho vay phải tính phí khi thu về. Tiền lãi lúc đầu cũng giống như chi phí trả cho số cỏ bị súc vật gặm, nó thành một món nợ vì đàn chiên lớn lên, và phải trả bằng con chiên.

Ông ru đến đây, tôi bật dậy và “Eureka”! Dụi mắt, tôi chỉ kịp thấy trong tay ông trang 23-24 của quyển sách có tựa là The Origins of Value (Nguồn gốc của giá trị) xuất bản ở một nơi cũng có nhiều cỏ (không phải cho thú vật gặm, nhưng là cho các đôi tình nhân tâm sự): Nhà xuất bản đại học Oxford.

5. Sử dụng công cụ lãi suất và tỷ giá trong giai đoạn suy giảm kinh tế

Tình hình kinh tế, tài chính ở Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2009 đã có dấu hiệu khởi sắc: GDP đã tăng trên 4%/năm, nhập siêu được cải thiện, lạm phát ở mức 3,2%/năm so với năm 2008(1), nhiều doanh nghiệp (DN) đã và đang trong quá trình phục hồi phát triển mạnh; chỉ số chứng khoán tăng nhanh(2).

Song xem xét một cách toàn diện thì kinh tế – tài chính vẫn còn dấu hiệu bất ổn, thị trường xuất khẩu truyền thống bị co hẹp, kim ngạch xuất khẩu hầu như không tăng, nhưng kim ngạch nhập khẩu lại tăng đều từ ngưỡng 5,4 tỷ USD tháng 5 nay đã lên tới 6,2 tỷ USD tháng 8, xuất khẩu khó đạt mục tiêu đặt ra(3).

Tín dụng có dấu hiệu tăng trưởng nóng, tỷ giá hối đoái trên thị trường luôn kịch trần, sức ép lạm phát không nhỏ. Tháng 7&8 nhiều giải pháp từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), các Bộ, Ngành tiếp tục được triển khai. NHNN có một số động thái kiểm soát tín dụng tiêu dùng, chứng khoán, cũng như giảm tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn đối với từng tổ chức tín dụng(4), để một mặt giúp các tổ chức tín dụng đảm bảo an toàn thanh khoản, mặt khác phát đi tín hiệu kiềm chế tốc độ tăng trưởng nóng của nền kinh tế. Giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế, sử dụng công cụ lãi suất và tỷ giá theo hướng nào để chủ động kiểm soát lạm phát, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế ổn định vào năm 2010 và các năm tiếp theo là vấn đề cần phải trao đổi. Bài viết này xin bàn đến một khía cạnh nhỏ, đó là sử dụng công cụ lãi suất & tỷ giá hối đoái trong giai đoạn hậu suy giảm kinh tế.

Xem thêm:   GIỚI THIỆU - NAM HUỲNH ĐẠO

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: updating

Thứ nhất, công cụ lãi suất

Với những diễn biến hiện tại trên thị trường tín dụng: sức ép về vốn gia tăng, hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) đã đẩy lãi suất huy động VND đến trên 9%/ năm đối với kỳ hạn dài, lãi suất ở hầu hết các kỳ hạn ngắn hạn cũng được điều chỉnh, trong khi lãi suất đầu ra cho sản xuất kinh doanh vẫn đang được khống chế ở mức tối đa 10,5%/ năm. Một câu hỏi đặt ra là: Có nên tiếp tục khống chế trần lãi suất cho vay đối với các NHTM? Lúc này đã nên thực hiện được cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận đối với mọi đối tượng vay vốn chưa? Với chênh lệch đầu vào và đầu ra như vậy, mức độ rủi ro đối với các NHTM sẽ được xử lý thế nào? Về vấn đề này còn có ý kiến khác nhau.

Có ý kiến đề nghị nên bỏ trần lãi suất cho vay. Chúng tôi cho rằng việc bỏ trần lãi suất cho vay là điều nên làm để mang lại tính thị trường cho lãi suất, nhưng phải chọn thời điểm thích hợp, để tránh gây xốc đối với nền kinh tế. Để bỏ được trần lãi suất cho vay, để các ngân hàng kinh doanh theo nguyên tắc thương mại và thị trường, rất cần phải phát triển thị trường vốn một cách ổn định, minh bạch; đi đôi với việc tăng cường vai trò kiểm soát của NHNN trong việc đảm bảo tính thanh khoản cũng như phát huy vai trò người cho vay cuối cùng đối với các NHTM. Thời gian qua, không ít các DN Việt nam tiếp nhận tín dụng rẻ qua việc hỗ trợ lãi suất. Gói hỗ trợ ngắn hạn sẽ được kết thúc vào cuối năm, lúc đó nếu không có sự chuẩn bị trước cho DN, sẽ dẫn đến “sốc” do không còn ưu đãi từ phía Nhà nước. Như vậy trong lúc này, nếu đặt vấn đề bỏ trần tối đa lãi suất cho vay dễ dẫn đến những bất ổn do mất cân đối giữ cung và cầu vốn. Do đó để tiến tới bỏ trần lãi suất, để tránh cú sốc về lãi suất đối với nền kinh tế, thì rất cần có “bước đệm” bằng gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn thứ hai với qui mô nhỏ hơn, thời gian hỗ trợ ngắn hơn, đối tượng hỗ trợ hẹp hơn (DN nhỏ & vừa có chỗ đứng ở thị trường nội địa; Hộ nông dân sản xuất kinh doanh) với lãi suất hỗ trợ thấp hơn (2% và 1%/ năm cho các đối tượng khác nhau).

Mặt khác do chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra của nhiều ngân hàng rất thấp (trên 1.0%), trong khi lãi suất trên thị trường vẫn có xu hướng tăng, điều này cho thấy nền kinh tế đang có nhu cầu hấp thụ vốn, các ngân hàng vẫn đang phải lo vốn cả ngắn, trung và dài hạn. Để phát triển ổn định, các NHTM đã mở rộng cho vay tiêu dùng, chứng khoán – lĩnh vực hàm chứa nhiều rủi ro và được NHNN cho phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận. Song do nhu cầu vốn của DN cho sản xuất kinh doanh và để giữ các khách hàng truyền thống, các NHTM vẫn phải cho vay. Nhưng để bù đắp các chi phí đầu vào, buộc các NHTM phải thu một số khoản phí trong hoạt động vay vốn của khách hàng. Vì vậy, để giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng do chênh lệch quá thấp, để sản phẩm tín dụng vẫn là sản phẩm cơ bản, không coi là “ sản phẩm bán kèm”, trong điều kiện vẫn khống chế lãi suất cho vay bằng trần cho vay tối đa, thì nên qui định thống nhất một số loại phí hợp lý trong hoạt động tín dụng theo thông lệ ( ví dụ: Phí trả nợ trước hạn/ hay phí vi phạm hợp đồng; phí thu xếp vốn, phí quản lý…) để tránh tình trạng mỗi NHTM có cách tính phí khác nhau. Khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, lãi suất biến động quá mạnh (như năm 2008 và 3 tháng đầu năm 2009), NHNN khó kiểm soát lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, thì việc khống chế trần lãi suất vẫn gắn với lãi suất cơ bản là cần thiết và thực sự có ý nghĩa. Nhưng vài tháng trở lại đây, lãi suất vẫn có biến động, nhưng trong phạm vi kiểm soát của NHNN, thì rất cần tính đến việc bỏ trần lãi suất cho vay tối đa khi các gói kích cầu kết thúc, chuyển sang thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận. Chính sự điều chỉnh linh hoạt có sự kiểm soát của NHNN theo tín hiệu thị trường là cơ sở quan trọng cho việc ổn định tiền tệ, chủ động kiểm soát lạm phát, cũng như tạo điều kiện cho thị trường vốn phát triển lành mạnh.

Thứ hai, công cụ tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái luôn được coi là vấn đề nhạy cảm trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT). Từ tháng 3/2009, biên độ tỷ giá được nới rộng +/- 5% cho đến nay, điều này trước hết phải khẳng định việc nới biên độ để tỷ giá nhằm để tỷ giá phản ánh sát hơn tín hiệu thị trường. Mặt khác, nới rộng biên độ VND/USD nhằm tạo thuận hơn cho xuất khẩu, bởi nó gián tiếp hạ giá thành quốc tế của các sản phẩm Việt Nam, tạo sức cạnh tranh với hàng ngoại về giá ở cả trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó nới rộng biên độ tỷ giá cũng hướng tới mục tiêu hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu, góp phần cải thiện cán cân cũng như tạo hiệu ứng kích thích dùng hàng nội. Về lý thuyết là vậy, thực tế số liệu thống kê về xuất nhập khẩu cho thấy, việc giảm giá đồng nội tệ dường như tác động không lớn đến xuất khẩu. Bởi tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chưa bền vững phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường nước ngoài, trong khi cầu tiêu thụ ở hầu hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam lại giảm. Mặt khác, do hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chưa đa dạng, giá cả chưa có tính cạnh tranh cao với các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực. Vì vậy không nên quá kỳ vọng vào việc giảm giá nội tệ để đẩy mạnh xuất khẩu. Vấn đề đặt ra ở giai đoạn hậu suy giảm, tỷ giá hối đoái sẽ được điều chỉnh như thế nào sẽ tác động tác động tích cực đến nền kinh tế. Chúng tôi cũng đồng tình rằng, nền kinh tế nước ta luôn cần một sự ổn định của tỷ giá, nhưng ổn định không có nghĩa là giữ nguyên tỷ giá danh nghĩa, mà là sự giao động của tỷ giá này xoay quanh tỷ giá thực. Không ít ý kiến cho rằng đôla hiện nay đang giảm giá, nên không cần điều chỉnh nó so với VND, nhưng xin lưu ý rằng đôla Mỹ chỉ giảm giá so với những đồng tiền khác, còn đối với VND lại không phải như vậy. Vì thế nếu vẫn tiếp tục điều hành để giữ tỷ giá hối đoái như hiện nay với biên độ quá rộng được xem là khó khăn cho công tác quản lý. Vừa qua các NHTM đã có sự đồng thuận trong việc hạ lãi suất huy động và cho vay USD cho từng kỳ hạn, các DN có nhu cầu ngoại đã chuyến sang vay ngoại tệ, doanh số cho vay ngoại tệ tăng mạnh trong tháng 7, 8. Những ngày đầu của tháng 9, do nhu cầu ngoại tệ của DN tăng cao, tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tự do biến động mạnh, giá vàng tăng đột biến, các NHTM cũng phải điều chỉnh tăng lãi suất để huy động ngoại tệ. Khi cung cầu về ngoại tệ căng thẳng, để DN có ngoại tệ bán cho ngân hàng, đã có nhiều ý kiến cho rằng, cần nới biên độ lên +/-6%, sau đó lên +/- 7% vào những thời điểm thích hợp (5). Vậy nới biên độ hay điều chỉnh tỷ giá? Hay vừa nới biên độ vừa điều chỉnh tỷ giá? Về bản chất nới rộng biên độ hay điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng đều làm giảm giá trị nội tệ, làm cho đồng Việt nam phản ánh sát hơn với giá trị thực. Vì thế thay vì để biên độ quá rộng rất khó khăn cho quản lý bằng việc điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng. Khi giá USD/VND đạt tới mức kỳ vọng, sẽ xuất hiện một làn sóng bán USD. Các DN, nhà đầu tư thay vì găm giữ đôla trên tài khoản tại các ngân hàng sẽ tranh thủ bán USD để chốt lời, dòng VND gửi vào ngân hàng sẽ gia tăng, lúc này NHTM sẽ có điều kiện hạ lãi suất VND (cả huy động và cho vay), kể cả khi gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đã kết thúc. Thực hiện điều này sẽ vừa có tác động đến lãi suất, tác động đến dòng vốn vào – ra, vừa có điều kiện duy trì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, chủ động nhập khẩu, vừa giảm kỳ vọng VND mất giá so với USD trong ngắn hạn. Song để việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái phát huy tác động tích cực đối với nền kinh tế rất cần tạo sự nhất quán trong chỉ đạo và điều hành, thông tin kịp thời và có biện pháp khắc phục mặt hạn của việc điều chỉnh nếu có nảy sinh./.

………………………………………………………………………………..

(1). Lạm phát (CPI) 8 tháng đầu năm 2009 là 3,47 % so với cuối năm 2008, nhưng có xu hướng tăng dần, trong đó tháng 5 tăng 0,44%, tháng 6 tăng 0,55% và tháng 7 tăng 0,52%, tháng 8 là 0,24%. Nguồn TCTK

(2). Tính đến updating, Viet nam Index đã tăng 81% so với đáy hồi tháng 2, và tăng gần 40% kể từ đầu năm. Diễn biến này làm cho TTCK Việt Nam trở thành một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

(3). (5).Trung tâm thông tin &DBKT-XH quốc gia (NCEIF) dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2009 chỉ đạt 58, 7 – 61,3tỷ USD, giảm khoảng 2,2% đến 6,4% so với năm 2008. Báo lao động số 93/2009 ngày 19.8.2009.

(4).TT số 15/2009/TT – “…Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đựoc sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với NHTM là 30%; CTTC&CTCTTC là 30%, Quĩ TDNDTW là 20%”.

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!