Quản lý giáo dục là gì? Đặc điểm, vai trò quản lý giáo dục

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Khái niệm quản lý giáo dục là gì hiện đang được rất nhiều người nhắc đến bởi đây là ngành có vai trò tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng việc xây dựng một nền giáo dục hiện đại và chuyên nghiệp hơn, cũng như đáp ứng yêu cầu trong đổi mới giáo dục hiện nay. Bài viết hôm nay Khóa Luận Tốt Nghiệp sẽ mang tới những thông tin chi tiết nhất về vấn đề này. Hãy cùng theo dõi nhé.

Bài viết hiện tại: Quản lý giáo dục là gì? Đặc điểm, vai trò quản lý giáo dục

Xem thêm:

40 mẫu đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục thông dụng

Vai trò của giáo dục tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1. Khái niệm quản lý giáo dục là gì?

Khái niệm quản lý giáo dục tương đối rộng và được trình bày theo nhiều quan niệm khác nhau. Theo định nghĩa của một số tác giả về quản lý giáo dục như sau:

Bài viết liên quan: Thẻ từ và thẻ chip là gì? Phân tích ưu nhược điểm của 2 loại thẻ

Theo M.I.Kondacop

“Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em.”

Theo tác giả Phạm Minh Hạc

Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất.”

Có thể hiểu đơn giản rằng quản lý giáo dục chính là tập hợp các biện pháp kế hoạch được đưa ra để đảm bảo cho sự vận hành một cách bình thường của phía cơ quan trong hệ thống giáo dục, nhằm tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt chất lượng và số lượng. Mọi hoạt động của quá trình quản lý giáo dục đều luôn hướng tới một mục đích đào tạo và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ.

Xem thêm:   Thông tin học

2. Đặc điểm của quản lý giáo dục

Dựa trên khái niệm quản lý giáo dục là gì phần nào bạn cũng đã nắm được đặc điểm của quản lý giáo dục. Nó có các đặc điểm chung và đặc điểm riêng mà bạn cần chú ý đó là:

2.1. Các đặc điểm chung của quản lý giáo dục

  • Quản lý giáo dục luôn chia thành các chủ thể quản lý và những đối tượng bị quản lý. Chủ thể quản lý ở các cấp là bộ máy quản lý giáo dục từ Trung Ương cho tới địa phương. Đối tượng quản lý là nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật. Các hoạt động thực hiện về chức năng của giáo dục đào tạo.
  • Quản lý giáo dục có sự liên quan tới việc trao đổi nguồn thông tin và có mối liên hệ ngược.
  • Quản lý giáo dục luôn biến đổi phù hợp với điều kiện thích nghi.
  • Quản lý giáo dục vừa mang tính khoa học, vừa là một nghề và một nghệ thuật.
  • Quản lý giáo dục luôn gắn liền với quyền lực, lợi ích cũng như danh tiếng.

2.2. Đặc điểm riêng của quản lý giáo dục

  • Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành và giáo dục con người, đặc biệt là lao động sư phạm của mỗi nhà giáo.
  • Quyền lực nhà nước trong việc điều hành quản lý giáo dục đó chính là điều chỉnh về những hoạt động trong giáo dục thông qua quá trình xây dựng, ban hành và chấp hành một số văn bản như luật, điều lệ những quy định hoặc quy chế chuyên môn trong ngành sư phạm.
  • Các sản phẩm của giáo dục thường gắn liền với sự hình thành và phát triển về nhân cách của người học. Vì thế quản lý giáo dục cần phải chú trọng trong việc phát hiện và phòng tránh các sai sót có thể xảy ra.
  • Quản lý giáo dục luôn đi kèm với sự phát triển của các quan điểm trong quần chúng, xã hội.
  • Hoạt động quản lý giáo dục luôn mang ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc.
Xem thêm:   Tu Tập Sắc Thọ Tưởng Hành Thức Là Gì, Quán Chiếu Ngũ Uẩn

3. Vai trò của quản lý giáo dục là gì?

Quản lý giáo dục là hoạt động cần thiết và mang tới nhiều vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay. Cụ thể:

  • Quản lý giáo dục giúp tạo ra được sự thống nhất về ý chí và hành động của giáo viên, học sinh trong tổ chức giáo dục. Khi có sự thống nhất cao thì tổ chức giáo dục hoạt động mới đạt được hiệu quả tốt.
  • Giúp định hướng cho sự phát triển của tổ chức giáo dục dựa vào cơ sở xác định các mục tiêu chung và luôn hướng mọi nỗ lực của giáo viên, học sinh và tổ chức cùng tham gia thực hiện một mục tiêu chung.
  • Phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và toàn bộ nguồn lực trong tổ chức (vật chất, tài chính, thông tin,…) để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức đã đề ra với một hiệu quả cao nhất.
  • Giúp cho tổ chức giáo dục có thể thích nghi được với sự biến đổi trong môi trường. Đồng thời nắm bắt và tận dụng một cách tốt nhất về những cơ hội và thách thức, giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực xảy ra từ môi trường.
  • Trên cơ sở lý luận chung có thể thấy được rằng hoạt động quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc điều phối hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh để có thể đạt được những hiệu quả cao nhất trong việc hình thành một nhân cách tốt cho học sinh.

Xem thêm: 

Xã hội hóa giáo dục là gì? Bản chất, vai trò và ý nghĩa

Bài viết liên quan: Khái niệm quan trắc môi trường là gì? Các quy định về quan trắc môi trường hiện nay?

Khái niệm giáo dục là gì? Mục đích, vai trò của giáo dục

Bài viết trên là toàn bộ thông tin liên quan tới khái niệm quản lý giáo dục là gì và đặc điểm, vai trò của quản lý giáo dục. Hy vọng bài viết sẽ mang tới những kiến thức hữu ích nhất giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện nhất về quản lý giáo dục. 

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào có liên quan tới vấn đề này thì hãy liên hệ trực tiếp vào website Khóa Luận Tốt Nghiệp để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp. Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết này của chúng tôi. 

Xem thêm:   Quy hoạch 1/2000 là gì? Có nên mua đất quy hoạch 1/2000?

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hỏi đáp bách khoa toàn thư với Thống Kê Nhà Đất

error: Alert: Content is protected !!