Quản tài viên là ai và điều kiện để trở thành Quản tài viên? | Amilawfirm

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Hiện nay, Công ty A đã nợ của tôi đến nay đã quá 05 tháng, mặc dù tôi đã rất nhiều lần yêu cầu nhưng Công ty A không chịu thanh toán tiền nợ cho tôi. Theo như tôi được biết thì Công ty A đã mất khả năng chi trả, nhưng tôi thấy Công ty A vẫn còn rất nhiều tài sản. Do vậy, tôi muốn làm Đơn yêu cầu Toà án mở thủ tục phá sản đối với Công ty A, tài sản của Công ty A sau khi thanh lý sẽ được trả cho tôi theo đúng số tiền Công ty A nợ tôi. Tuy nhiên, thì tôi được một số người hướng dẫn, khi nộp thủ tục yêu cầu Toà án mở thủ tục phá sản, tôi nên lựa chọn 01 Quản tài viên để quản lý, giám sát tài sản của doanh nghiệp, tránh trường hợp doanh nghiệp tẩu tán tài sản. Tôi không biết quản Tài viên này là ai? Và điều kiện nào để trở thành Quản tài viên?

Trả lời:

Bài viết hiện tại: Quản tài viên là ai và điều kiện để trở thành Quản tài viên? | Amilawfirm

Lời đầu tiên, Công ty Luật AMI (thuộc Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng) xin được gửi đến bạn lời chào trân trọng, dựa theo yêu cầu cần tư vấn của bạn, chúng tôi có trả lời như sau:

Hiện nay, nghề Quản tài viên vẫn là một trong những ngành nghề còn khá mới lạ ở Việt Nam, kể từ thời điểm Luật phá sản năm 2014 có hiệu lực thi hành cho đến nay. Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 thì Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.

Khi người có yêu cầu Toà án mở thủ tục phá sản thì người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có thể đề xuất chỉ định với Toà án nhân dân tên Quản tài viên trước khi mở thủ tục phá sản (khoản 2 Điều 19 Luật Phá sản năm 2014). Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên (khoản 1 Điều 45 Luật Phá sản năm 2014).

Theo quy định tại Điều 16 Luật Phá sản năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên như sau:

– Quản tài viên là những người quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Xem thêm:   Tiến Thoái Lưỡng Nan Là Gì? Làm Thế Nào Để Không Rơi Vào Tiến Thoái Lưỡng Nan – Cẩm nang cuộc sống mới tại Âu Châu

+ Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;

+ Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;

+ Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;

+ Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

+ Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;

Bài viết liên quan: Văn bản pháp luật là gì? Đặc điểm và phân loại văn bản pháp luật

+ Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;

+ Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;

+ Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;

+ Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.

– Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.

– Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

– Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:

+ Thu thập tài liệu, chứng cứ;

+ Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;

+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

– Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Xem thêm:   Sản xuất hàng hóa là gì? Đặc trưng và ưu thế

Như vậy, có thể thấy Quản tài viên là những người sẽ có trách nhiệm bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản. Quản tài viên sẽ giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

Muốn trở thành 01 Quản tài viên, thì phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

– Điều kiện hành nghề Quản tài viên (Điều 12 Luật Phá sản năm 2014):

– Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:

+ Luật sư;

+ Kiểm toán viên;

+ Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.

Bài viết liên quan: Pro Rata là gì? Định nghĩa, ví dụ, giải thích

– Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

+ Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

– Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài Viên (Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản).

Những người thuộc trường hợp nêu trên muốn hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Hồ sơ gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-01 ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Bản chụp Thẻ luật sư đối với luật sư; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên; bản chụp bằng cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng đối với người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng.
  3. Giấy tờ chứng minh có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được đào tạo có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng làm việc.
  4. 02 (Hai) ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.
Xem thêm:   Nợ có trong kế toán là gì? Phương pháp ghi sổ kép trong kế toán

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp yêu cầu người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nộp Phiếu lý lịch tư pháp.

– Thẩm quyền cấp chứng chỉ: Bộ Tư pháp.

– Thời gian: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Trường hợp cần hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Công ty luật Ami

Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Vĩnh Trung Plaza, updating Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Số điện thoại: updating

Email: cskh@wiki.thongkenhadat.com

Website: amilawfirm.com

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hỏi đáp bách khoa toàn thư với Thống Kê Nhà Đất

error: Alert: Content is protected !!