Rủi ro tài chính là gì? Phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp hiện nay – CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP WIN ERP

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Rủi ro tài chính là vấn đề doanh nghiệp nào cũng sẽ gặp phải. Doanh nghiệp cần nhận thức trước, từ đó có kế hoạch để giảm thiểu rủi ro.

Rủi ro tài chính là gì?

Rủi ro tài chính là những rủi ro có liên quan đến sự giảm giá tài chính (còn gọi là rủi ro kiệt giá tài chính) và rủi ro từ việc thực hiện các quyết định tài chính làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mục tiêu của hoạt động kinh doanh và của quản trị tài chính doanh nghiệp đều nhằm tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu mà trực tiếp là tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp.

Bài viết hiện tại: Rủi ro tài chính là gì? Phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp hiện nay – CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP WIN ERP

Rủi ro giảm giá tài chính

Rủi ro giảm giá tài chính (còn gọi là rủi ro kiệt giá tài chính) là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng gắn liền với sự biến động của yếu tố giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hoá hoặc chứng khoán. Định nghĩa này xuất phát từ bản chất của rủi ro là sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng.

Sự biến động hay sự khác biệt của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng chính là thước đo mức độ ảnh hưởng của rủi ro giảm giá Tài chính. Và rủi ro này cũng phản ánh sự nhạy cảm của lợi nhuận doanh nghiệp trước sự biến động, giá cả thị trường.

Rủi ro tài chính là gì? Phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp hiện nay - CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP WIN ERP

Việc phòng ngừa rủi ro giảm giá tài chính thường gắn liền với việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.

Rủi ro từ việc thực hiện các quyết định tài chính

Khác với rủi ro giảm giá tài chính, rủi ro từ việc thực hiện các quyết định tài chính là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng của DN gắn liền với các hoạt động tài chính như: Huy động vốn, đầu tư sử dụng vốn kinh doanh hoặc phân phối lợi nhuận của DN…

Bài viết liên quan: Tái bảo hiểm – Wikipedia tiếng Việt

Nhận diện 17 loại rủi ro tài chính

Trước khi tìm cách giải quyết, doanh nghiệp đã kịp nhận diện 17 loại rủi ro gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến tài chính chưa?

Xem thêm:   Phân biệt giữa tài sản và tiêu sản • Ken Bui Creative

Những rủi ro này đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động quản trị tài chính của các doanh nghiệp:

  • Rủi ro pháp lý (ví dụ, nâng khống giá trị tài sản để vay vốn, che giấu lợi nhuận khi khai thuế, che giấu thông tin, báo cáo tài chính không trung thực…)
  • Rủi ro tín dụng (ví dụ, chậm trễ trả nợ đến hạn nên bị ngân hàng cắt cho vay hoặc cho vay với điều kiện ngặt nghèo hơn)
  • Rủi ro thanh khoản (ví dụ, do quản lý dòng tiền kém nên xảy ra thiếu hụt tiền mặt để thanh toán nợ đến hạn hoặc tài trợ cho các hoạt động quan trọng và khẩn cấp…)
  • Rủi ro nợ xấu (ví dụ, bị khách hàng chây ì, lừa đảo, chiếm dụng vốn…)
  • Rủi ro mua hàng (ví dụ, công ty ứng trước tiền nhưng nhà cung cấp không giao hàng, hoặc giao hàng sai chất lượng, số lượng…)
  • Rủi ro thất thoát (ví dụ, bị nhân viên gian lận, tham ô, ăn cắp…)
  • Rủi ro đầu tư và quản lý đầu tư (ví dụ, đầu tư kém hiệu quả, gây thua lỗ; quản lý đầu tư kém, gây thất thoát…)
  • Rủi ro hợp đồng (ví dụ, hợp đồng thiếu chặt chẽ gây bất lợi về mặt nghiệm thu, thanh toán hay thu tiền…)
  • Rủi ro giao dịch (ví dụ, có nhầm lẫn, sai sót trong giao dịch tài chính, gây thiệt hại)
  • Rủi ro lãi suất (ví dụ, vay tiền với lãi suất thả nổi, khi lãi suất tăng cao bất thường, công ty thiệt hại nhiều)
  • Rủi ro tỷ giá (ví dụ, biến động tỷ giá đô la Mỹ/ tiền đồng vừa qua gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp vay ngoại tệ hoặc mua hàng theo giá đô la Mỹ)
  • Rủi ro hệ thống quản lý tài chính
  • Rủi ro kiểm toán (ví dụ, bị xuất toán, công bố thông tin bất lợi…)
  • Rủi ro giá cổ phiếu (ví dụ, bị đẩy giá, đè giá bất thường, gây nguy cơ bị thâu tóm)
  • Rủi ro hoạch định tài chính (ví dụ, hoạch định dòng tiền sai, gây thiệt hại)
  • Rủi ro báo cáo quản trị (ví dụ, báo cáo số liệu sai dẫn đến ra quyết định sai)
  • Rủi ro chiến lược (ví dụ lựa chọn chiến lược đầu tư sai, gây hậu quả lớn)

Phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Không chỉ nắm rõ những rủi ro tài chính cụ thể phát sinh mà người quản trị còn phải biết phân tích yếu tố này. Như vậy, việc ngăn ngừa và hạn chế những rủi ro mới có thể được thực hiện dễ dàng hơn.

Việc phân tích sẽ bao gồm các bước như khả năng xuất hiện các loại rủi ro, đánh giá nguy cơ và mức độ ảnh hưởng mà chúng mang lại. Cuối cùng sẽ đưa ra phương tránh để ngăn ngừa, hạn chế độ nguy hại. Hoạt động phân tích rủi ro tài chính được xem là chìa khóa vàng giúp các DN vận hành hiệu quả hơn.

Xem thêm:   Tâm viên ý mã – Wikipedia tiếng Việt

Thực tế, rủi ro tài chính xảy đến chưa hẳn là điều gì đó tiêu cực. Một số DN biết cách biến rủi ro thành lợi thế để nâng tầm và phát triển doanh nghiệp theo chiều hướng khác.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt đều rất e ngại những rủi ro tài chính khi chúng xảy đến. Vì thế, các hoạt động này được phân tích một cách khá cụ thể nhằm hạn chế thấp nhất mức độ nguy hại. Nếu không khắc phục được khi rủi ro quá lớn thì doanh nghiệp có thể phá sản.

Rủi ro tài chính là gì? Phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp hiện nay - CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP WIN ERP

Phân loại các rủi ro tài chính

Có nhiều cách để phân loại rủi ro tài chính của công ty. Một trong những cách đó là việc chia rủi ro tài chính thành 4 loại bao gồm: Rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động.

Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường phát sinh do sự chuyển động giá của công cụ tài chính. Rủi ro thị trường được phân loại gồm rủi ro định hướng và rủi ro phi định hướng.

  • Rủi ro định hướng là do sự biến động của giá cổ phiếu, lãi suất…
  • Rủi ro phi định hướng

Rủi ro tín dụng

Loại rủi ro này thường phát sinh khi một doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ tín dụng của mình với các bên đối tác.

Một doanh nghiệp cần phải tự xử lý các nghĩa vụ tín dụng của mình bằng cách đảm bảo rằng nó luôn có đủ dòng tiền mặt để thanh toán các hóa đơn phải trả cho đối tác của mình một cách kịp thời. Nếu không đối tác hay nhà cung cấp có thể ngừng mở rộng tín dụng cho công ty hoặc nguy hiểm hơn là chấm dứt kinh doanh với công ty hoàn toàn.

Bài viết liên quan: Tòa thị chính – Wikipedia tiếng Việt

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản bao gồm thanh khoản tài sản và rủi ro thanh khoản tài trợ hoạt động.

Thanh khoản tài sản đề cập tới việc doanh nghiệp có dễ dàng chuyển đổi tài sản của mình thành tiền mặt hay không. Thanh khoản tài trợ hoạt động là một tham chiếu đến dòng tiền hàng ngày.

Sự suy thoái chung hoặc doanh thu theo mùa có thể gây ra rủi ro đáng kể nếu như công ty đột nhiên không đủ tiền mặt để trả các chi phí cơ bản cần thiết để tiếp tục hoạt động như một doanh nghiệp.

Đây là lý do tại sao việc quản lý dòng tiền là yếu tố quan trọng để thành công trong kinh doanh và tại sao các nhà phân tích tài chính và nhà đầu tư xem xét các chỉ số như dòng tiền tự do khi đánh giá các công ty là đầu tư cổ phần.

Xem thêm:   Quy định về thương thảo hợp đồng trong đấu thầu năm 2021

Rủi ro tài chính là gì? Phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp hiện nay - CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP WIN ERP

Rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động phát sinh từ hoạt động kinh doanh thông thường của công ty. Rủi ro hoạt động bao gồm các vụ kiện, rủi ro gian lận, các vấn đề nhân sự và rủi ro mô hình kinh doanh, đó là rủi ro mà các mô hình tiếp thị và tăng trưởng của công ty có thể chứng minh là không chính xác hoặc không đầy đủ.

Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ Winerp.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.

Hữu Đệ –  ATP Media

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hỏi đáp bách khoa toàn thư với Thống Kê Nhà Đất

error: Alert: Content is protected !!