Quyền tư pháp là gì ? Quyền tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Khoản 2, Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Vậy quyền tư pháp là gì? Bài viết đưa ra một số tìm hiểu cá nhân về vấn đề này.

1. Quyền tư pháp là gì ?

Quyền tư pháp có thể hiểu là khả năng và năng lực riêng có của Tòa án trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử và các thẩm quyền khác theo phương thức nhất định để tác động đến hành vi của con người và các quá trình phát triển xã hội.

Bài viết hiện tại: Quyền tư pháp là gì ? Quyền tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013

Đây là quan niệm khái quát nhất về quyền tư pháp mà ở đó chỉ rõ các bộ phận cấu thành quan trọng nhất của quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp. Đó là: quyền tư pháp là khả năng và năng lực riêng có của Toà án; quyền tư pháp được thực hiện bằng việc thực hiện thẩm quyền xét xử và các thẩm quyền khác; quyền tư pháp được thực hiện bằng phương thức tố tụng tư pháp; quyền tư pháp và việc thực hiện quyền tư pháp tác động đến hành vi của con người và các quá trình phát triển xã hội. Nội dung của các bộ phận cấu thành quan trọng đó được nhận thức cụ thể thông qua việc phân tích bản chất, phạm vi, nội dung, chủ thể, phương thức và thể chế hoá quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp.

2. Các đặc trưng của quyền tư pháp ở Việt Nam

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển quan niệm về quyền tư pháp và hiện thực quyền tư pháp hiện nay ở nước ta có thể nêu lên các đặc trưng (đặc điểm) của quyền tư pháp hiện nay ở Việt Nam như sau: tính độc lập, tính thống nhất, tính phối hợp, sự kiểm soát của quyền tư pháp đối với quyền hành pháp, tính chính trị (do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo).

Tất nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, mức độ của tính độc lập, mức độ của sự kiểm soát của quyền tư pháp đối với quyền hành pháp ở nước ta cũng không giống như ở các nước theo chế độ phân quyền tuyệt đối.

Xét trên phương diện nghiên cứu, hiện nay, các nhà luật học nước ta có nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu để luận giải, làm sáng tỏ một cách sâu sắc, toàn diện, hệ thống về các đặc trưng nói trên của quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp hiện nay và các xu hướng vận động của chúng trong thời gian tới để từ đó đưa ra các giải pháp cũng cố, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quyền tư pháp và của thực hiện quyền tư pháp. Thực hiện nhiệm vụ này có ý nghĩa nhận thức lý luận rất quan trọng đối với việc hiểu biết lý luận về quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp ở nước ta hiện nay.

2.1 Tính độc lập của quyền tư pháp và của thực hiện quyền tư pháp

Tính độc lập của quyền tư pháp là đặc trưng cốt lõi của quyền tư pháp hay nói cách khác là đặc trưng của đặc trưng. Đồng thời, tính độc lập của quyền tư pháp cũng là một giá trị cốt lõi của quyền tư pháp. Trong số các đặc trưng phổ biến của quyền tư pháp trong mọi Nhà nước pháp quyền thì tính độc lập của quyền tư pháp là đặc trưng vốn có, không thể thiếu. Thiếu tính độc lập thì không thể có quyền tư pháp. Tính độc lập không được bảo đảm đầy đủ thì không thể có quyền tư pháp đúng nghĩa của nó. Quyền tư pháp được độc lập để thực hiện chức năng rất quan trọng của quyền lực nhà nước là áp dụng pháp luật đúng đắn, thực hiện xét xử để bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật và khôi phục các quyền đã bị xâm phạm. Tính độc lập của Toà án, tất yếu, dẫn đến tính độc lập của thực hiện quyền tư pháp.

Xem thêm:   Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa SXXK – Cục Hải Quan Đồng Nai

Bài viết liên quan: Báo Phú Thọ điện tử

Tính độc lập của quyền tư pháp và của thực hiện quyền tư pháp thể hiện ở những nội dung sau: độc lập về vị trí, vai trò trong cơ chế quyền lực nhà nước; độc lập về quyền năng; độc lập về chủ thể thực hiện: độc lập của Toà án, độc lập của Thẩm pháp và hội thẩm nhân dân khi xét xử; độc lập về phương thức thực hiện quyền năng: tố tụng tư pháp; chỉ tuân theo pháp luật; độc lập trong việc đưa ra phán quyết (bản án, quyết định); nghiêm cấm mọi sự can thiệp, mọi sự gây áp lực. Nói cách khác, đó là độc lập về tổ chức và độc lập về hoạt động.

2.2 Tính thống nhất, tính phối hợp của quyền tư pháp ở nước ta

Tính thống nhất của quyền tư pháp ở nước ta thể hiện ở chổ quyền lực nhà nước là thống nhất: thống nhất về bản chất, về mục tiêu, về định hướng hoạt động, bởi vì quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; sự thống nhất không có nghĩa là giao cho một cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước; kỹ thuật tổ chức và thực hiện quyền lực là có sự phân công, phối hợp, giám sát để thực hiện quyền lực nhà nước đúng quỷ đạo, hiệu quả.

Tính phối hợp của quyền tư pháp ở nước ta được hiểu ít nhất ở hai phương diện: 1, sự phối hợp của quyền tư pháp với quyền lập pháp, với quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực thống nhất; 2, sự phối hợp của cơ quan tư pháp (Toà án) với các cơ quan tham gia thực hiện quyền tư pháp (Viện kiểm sát, cơ quan công an, cơ quan thi hành án). Có thể gọi đó là sự phối hợp bên ngoài và sự phối hợp bên trong. Đây là đặc trưng riêng của quyền tư pháp ở nước ta. Vấn đề đặt ra ở đây là phối hợp ở đâu và phối hợp như thế nào, mối quan hệ giữa tính phối hợp và bảo đảm tính độc lập của quyền tư pháp. Trong mọi trường hợp, tính phối hợp của quyền tư pháp và của thực hiện quyền tư pháp không được phương hại đến tính độc lập của quyền tư pháp và của thực hiện quyền tư pháp, bởi lẽ, tính độc lập là đặc trưng cốt lõi, giá trị cốt lõi của quyền tư pháp. Ở các nước thực thi quyền lực nhà nước theo chế độ phân quyền không có đặc trưng này, ở đó quyền tư pháp cân bằng, đối trọng với quyền lập pháp, với quyền hành pháp, Toà án là trọng tài của bên buộc tội và bên giở tội, không phối hợp với bên nào trong tố tụng tư pháp.

2.3 Sự kiểm soát của quyền tư pháp đối với quyền lập pháp, đối với quyền hành pháp

Sự kiểm soát của quyền tư pháp đối với quyền lập pháp được thể hiện tập trung ở vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Toà án Hiến pháp, tức là chức năng giám sát, bảo vệ Hiến pháp. Toà án Hiến pháp có quyền năng kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật đã được ban hành, có quyền coi một đạo luật nào đó do Quốc hội (Nghị viện) ban hành là vi hiến. Cơ chế chung bảo vệ Hiến pháp ở nước ta được ghi nhận Điều 119 Hiến pháp Việt Nam năm 2013. Theo đó, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

2.4 Tính chính trị

Trong các chế độ đa nguyên, quyền tư pháp không mang tính chính trị, không thuộc về Đảng phái chính trị nào. Trong chế độ nhất nguyên chính trị, quyền tư pháp là một bộ phận của quyền lực chính trị. Ở nước ta, quyền tư pháp mang tính chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo đối với quyền tư pháp. Đây là đặc trưng đặc thù của quyền tư pháp ở nước ta. Vấn đề quan trọng ở đây là lãnh đạo làm sao để vẫn bảo đảm được tính độc lập của quyền tư pháp.

3. Quyền tư pháp theo quy định của Hiến pháp 2013

Ở Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân(Điều 4 Hiến pháp năm 1959 quy định). Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (Điều 4 Hiến pháp năm 1959, Điều 6 Hiến pháp năm 1980, Điều 6 Hiến pháp năm 1992); trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Suốt thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước từ năm 1945, Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”(Điều 2 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2002; khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013). Như vậy, ở Việt Nam không có sự phân chia quyền lực, vì vậy quyền tư pháp và cơ quan tư pháp ở Việt Nam có nhiều điểm đặc thù so với nhiều quốc gia trên thế giới.

Xem thêm:   Phạm tội nhiều lần là gì ? Quy định pháp luật về phạm tội nhiều lần

Trước Hiến pháp 2013, chưa có một văn bản pháp luật quy định cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào, điều này chỉ được thể hiện qua chủ trương của Đảng nêu trong các Nghị quyết về cải cách tư pháp và thông qua cách thức tổ chức bộ máy nhà nước cùng với các hoạt động thực thi quyền lực nhà nước. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới (Nghị quyết số 08-NQ/TW) lần đầu tiên tiếp cận khái niệm tư pháp và cơ quan tư pháp dưới góc độ đường lối chính sách của Đảng về công tác tư pháp. Theo đó, nội dung của công tác tư pháp và cơ quan tư pháp có phạm vi rất rộng, từ điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án.

Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết 49-NQ/TW) tiếp tục chỉ ra hệ thống các cơ quan tư pháp mà trọng tâm là Tòa án nhân dân thực hiện quyền xét xử; Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; các cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra trong tố tụng hình sự và các cơ quan thi hành án.

Ngoài những cơ quan tư pháp kể trên, Nghị quyết 08-NQ/TW đề cập đến hoạt động luật sư, cảnh sát tư pháp, tổ chức giám định, hoạt động công chứng, thống kê tư pháp với tư cách là các hoạt động bổ trợ tư pháp; Nghị quyết số 49-NQ/TW xác định nhiệm vụ hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp này như một hoạt động quan trọng trong công tác tư pháp và hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp là một khâu quan trọng trong công tác cải cách tư pháp.

Như vậy, theo các nghị quyết của Bộ Chính trị, các cơ quan tư pháp của Việt Nam gồm cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử và cơ quan thi hành án. Theo đó công tác tư pháp hay hoạt động tư pháp gồm hoạt động điều tra, hoạt động truy tố, hoạt động xét xử và hoạt động thi hành án. Nếu ở nhiều nước, “Tư pháp” là xét xử và cơ quan tư pháp là Tòa án, thì ở Việt Nam, “Tư pháp” được hiểu theo nghĩa rộng, là sự trộn lẫn toàn bộ hoạt động bảo vệ pháp luật, trong đó hoạt động xét xử của Tòa án là trung tâm. Ngoài ra, còn có các hoạt động bổ trợ tư pháp như luật sư, công chứng, đấu giá, giám định tư pháp. Hiện nay, trong nhận thức của nhiều người dân các cơ quan tư pháp còn bao gồm các cơ quan trong Ngành Tư pháp từ trung ương đến địa phương (Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp và các phòng tư pháp cấp huyện).

Bài viết liên quan: Thanh toán – Wikipedia tiếng Việt

Sự khác biệt giữa nhận thức, quan niệm về tư pháp của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, xuất phát từ sự khác nhau giữa cách thức tổ chức và quản lý xã hội. Nhiều nước trên thế giới tổ chức bộ máy quyền lực để quản lý xã hội theo học thuyết tam quyền phân lập, trong đó có sự phân chia quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp; các quyền này độc lập, cân bằng, có đối trọng và chế ước lẫn nhau nhằm tránh sự lạm quyền, sự độc quyền và độc tài; bảo đảm sự dân chủ, công bằng, bảo đảm quyền và lợi ích của người dân được thực thi theo quy định của hiến pháp và pháp luật. Việt Nam không theo học thuyết này mà tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung trong tay nhân dân; nhân dân trao cho người đại diện là các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực của mình, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực ấy là quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Vì không có sự phân chia quyền lực, nên từ góc độ này thì ở Việt Nam không có quyền tư pháp theo nghĩa mà nhiều nước trên thế giới hiện nay đang quan niệm.

Xem thêm:   Các loại nước nhỏ mắt nhân tạo và những lưu ý khi sử dụng

Khoản 2, Điều 102, Hiến pháp 2013 quy định:

“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.

Bằng quy định này, lần đầu tiên trong Hiến pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam được khẳng định là Tòa án nhân dân, theo đó, quyền tư pháp được hiểu là quyền xét xử. So với thời kỳ trước Hiến pháp năm 2013 thì quyền tư pháp và cơ quan tư pháp đã được định hình và thu hẹp phạm vi, dẫn đến những đổi mới trong nhận thức về quyền tư pháp ở Việt Nam.

Với đặc điểm tổ chức các cơ quan nhà nước theo nguyên tắc tập trung thống nhất thì việc phân định một cách rõ ràng cơ quan tư pháp với các cơ quan khác liên quan đến hoạt động tư pháp, dù chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đã được quy định trong Hiến pháp hoặc các văn bản pháp luật khác, cần thời gian để đạt được sự thống nhất trong nhận thức, trong hoạt động của các cơ quan liên quan đến tư pháp, phù hợp với tinh thần mới của Hiến pháp năm 2013, tiếp cận được với quan niệm về quyền tư pháp của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc hiểu đúng về quyền tư pháp và cơ quan tư pháp trong bối cảnh Hiến pháp mới đã được ban hành không phải chỉ là những vấn đề lý luận mà có tác động trực tiếp tới định hướng cải cách tư pháp và việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích dựa theo quy định pháp luật)

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hỏi đáp bách khoa toàn thư với Thống Kê Nhà Đất

error: Alert: Content is protected !!