Sáng kiến kinh nghiệm là gì? Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Có thể nói, sáng kiến kinh nghiệm là một hoạt động thực tiễn luôn được ủng hộ, khuyến khích ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Đặc biệt không thể bỏ qua đó chính là trong lĩnh vực giáo dục. Phong trào viết sáng kiến không những được hoan nghênh mà còn trở thành một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên, công chức ở tất cả các cấp học: Mầm non, tiểu học, THCS, THPT… Vậy bản chất thực sự của sáng kiến kinh nghiệm là gì? Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm năm 2020 sẽ được đề cập trong bài viết này!

Sáng kiến kinh nghiệm là gì?

Khái niệm sáng kiến kinh nghiệm

Để giúp bạn có cái nhìn chính xác nhất đối với khái niệm “sáng kiến kinh nghiệm là gì” chúng ta sẽ cùng “mổ xẻ” ý nghĩa của hai yếu tố chính cấu thành sáng kiến kinh nghiệm, bao gồm:

Bài viết hiện tại: Sáng kiến kinh nghiệm là gì? Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm

  • “Sáng kiến”: Theo từ điển Tiếng Việt, sáng kiến là những giải pháp, ý kiến đóng góp nhằm cải thiện hiệu quả của một hoạt động nào đó tốt hơn.
  • “Kinh nghiệm”: Kinh nghiệm là những tri thức của con người được tổng hợp, tích lũy thông qua những trải nghiệm thực tế, hệ thống hóa, trở thành kinh nghiệm, vốn sống, thực tế của mỗi cá nhân.

Kết hợp và suy rộng ra, ta có thể định nghĩa Sáng kiến kinh nghiệm (trong lĩnh vực giáo dục) là những tri thức, kỹ năng, sáng tạo, kinh nghiệm mà công viên chức, giáo viên có được từ quá trình làm việc thực tế, dựa trên những so sánh, trải nghiệm trong công tác giảng dạy. Từ đó khắc phục những khó khăn, hạn chế mà các biện pháp thông thường không thể giải quyết được. Đem lại thành công cho cá nhân, nhà trường, địa phương hay cao hơn nữa là cho toàn ngành giáo dục.

Sáng kiến kinh nghiệm là gì? Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệmSáng kiến kinh nghiệm là gì?

Tầm quan trọng của sáng kiến kinh nghiệm là gì?

  • Thúc đẩy việc nghiên cứu, sáng tạo trong quá trình làm việc.
  • Hỗ trợ, chia sẻ những kinh nghiệm có được cho những đồng nghiệp.
  • Biết cách khắc phục những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất để hoàn thành công tác quản lý, giáo dục học sinh tốt nhất.
  • Thúc đẩy tinh thần thi đua, sáng tạo của giáo viên, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao hiệu quả làm việc.
  • Tạo điều kiện để đúc kết những trải nghiệm trong quá trình giảng dạy, từ đó có những kinh nghiệm cho bản thân.
Xem thêm:   Những bài học kinh nghiệm rút ra sau khi đi thực tập quý giá – Việc Làm 365

Có thể bạn quan tâm:

➢ 145 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non mới nhất 2020

Sáng kiến kinh nghiệm cần đảm bảo những yếu tố gì?

Yếu cầu về nội dung

Một bài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) cần phải làm rõ mục đích, tính sáng tạo và mới mẻ, khả năng áp dụng vào thực tiễn và nhân rộng của nó. Cụ thể:

Mục đích:

  • Bài viết đã giải quyết được những vấn đề hay khó khăn thực tế gì trong công việc. Những giải pháp được đưa ra là gì?
  • Tác giả viết bài viết nhằm mục đích gì? ( Để rút ra kinh nghiệm cho bản thân, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, đưa ra những giải pháp đối với vấn đề đang xảy ra)

Tính sáng tạo và mới mẻ:

  • SKKN được đưa ra phải đảm bảo tính mới mẻ, độc nhất không trùng lặp với những nội dung trước đó.
  • Tác giả phải trình bày được cơ sở lý luận thực tiễn làm chỗ dựa cho nội dung sáng kiến mình đưa ra. Phải có số liệu, tư liệu, ví dụ thực tiễn chứng minh tính chính xác và làm bậc lên tác dụng của bài báo cáo.

Khả năng áp dụng vào thực tiễn và mở rộng:

Bài viết liên quan: Chia sẻ kinh nghiệm dùng Estee Lauder, 5 sản phẩm đáng mua nhất

  • Trình bày, làm rõ những hiệu quả khi áp dụng SKKN vào thực tế.
  • Đưa ra những điều kiện để áp dụng SKKN đồng thời chứng minh được triển vọng mở rộng của nó trong thực tế (Cần sử dụng các số liệu, tư liệu để dẫn chứng những nội dung đã đưa ra trong bài)

Hình thức trình bày sáng kiến kinh nghiệm chuẩn

Thông thường, sáng kiến kinh nghiệm được soạn thảo trên MS Word, in, đóng thành quyển với độ dài tối thiểu 10 trang, tối đa không quá 30 trang. Trong đó: 

  • Khổ giấy A4 (21.0 x 29.7 cm)
  • Phông chữ : Time New Roman (14pt)
  • Căn lề trái: 2,5cm, căn lề phải: 2,5cm
  • Căn lề trên: 3cm, căn lề dưới: 2,5cm
  • Khoảng cách dòng: 1,5 cm
  • Số trang đánh ở trung tâm lề dưới

Cấu trúc một bài sáng kiến kinh nghiệm chuẩn

Bìa

Trang phụ bìa

Mục lục

Danh mục chữ cái viết tắt ( nếu có )

1.Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài )

2.Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm )

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề

Xem thêm:   Hoàng Hà Đại Phong Vân Tập 1, 2 Lồng Tiếng – The Grand Canal (1987)

2.2 Thực trạng của vấn đề

2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

2.4 Hiệu quả của SKKN

  1. Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục ( nếu có )

Sáng kiến kinh nghiệm là gì? Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm

Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm năm updating

Trong phần này, chúng ta sẽ tập trung đi sâu làm rõ những nội dung chính của một bài sáng kiến kinh nghiệm

1. Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài)

Trong phần này, tác giả chủ yếu trình bày lý tại sao chọn đề tài này? Xuất phát từ những thực trạng, vấn đề nào? Tác giả cần nêu lên được:

Bài viết liên quan: Tiết lộ cách nêu Điểm Mạnh, Điểm Yếu của bản thân trong phỏng vấn

  • Vấn đề trong thực tiễn làm việc, quản lý, giảng dạy,…
  • Ý nghĩa và tác dụng của vấn đề đó trong thực tiễn làm việc
  • Những khó khăn trong quá trình làm việc, quản lý, giảng dạy dẫn đến cần phải được giải quyết, đổi mới.

2. Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm) 

Trong sáng kiến kinh nghiệm, giải quyết vấn đề là phần quan trọng nhất, tập trung phân tích đưa ra những giải pháp nhằm tối ưu công việc một cách tốt nhất.  Để giải quyết vấn đề một cách cụ thể và toàn diện cần là rõ các yếu tố sau:

2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:

Những cơ sở liên quan đến lý thuyết, lý luận, kiến thức liên quan đến vấn đề được trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm phải được trình bày một cách khái quát. Mục đích chính của những cơ sở lý luận này là định hướng việc phân tích, nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp khắc phục vấn đề đã đưa ra.

2.2. Thực trạng của vấn đề:Tác giả cần nêu lên những thuận lợi và khó khăn đang xảy ra dẫn đến phải làm bài báo cáo này tìm ra giải pháp

Tác giả cần nên bật những khó khăn, mâu thuẫn mà tác giả đang tìm cách cải tiến, thay đổi.

2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

Những biện pháp mà tác giả đưa ra để giải quyết vấn đề. Trong đó, cần nêu ra các bước tiến hành cụ thể, nhận xét hiệu quả, vai trò của từng bước.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

  • Tác giả cần thể hiện rõ kết quả của sáng kiến kinh nghiệm, trong đó nêu rõ:
  • SKKN đã được ứng dụng ở đâu, bằng cách nào? (đối tượng nào, lớp nào,…)
  • kết quả đạt được khi sử dụng SKKN, so sánh với kết quả khi vẫn dừng theo cách cũ.

3. Kết luận

Đây là phần tóm tắt lại toàn bộ bài sáng kiến, tác giả phải nêu được:

  • Ý nghĩa của sáng kiến khoa học đối với vấn đề được nêu ra
  • Đánh giá của tác giả về hiệu quả quả và tính nhân rộng của giải pháp
  • Bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện giải pháp
  • Những ý kiến, đề xuất đối với ban lãnh đạo, cấp trên
Xem thêm:   Phong Vân (manhua) | Wikiwand

Những lưu ý khi viết sáng kiến kinh nghiệm

  • Việc đặt tên tiêu cần cân nhắc sao cho diễn đạt được ý muốn mà tác giả muốn trình bày.
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất, tác giả cần thực hiện theo quy trình: chọn đề tài – viết đề cương chi tiết – tiền hành thực hiện đề tài – viết bản thảo sáng kiến kinh nghiệm
  • Tác giả cần phải có có những trải nghiệm thực tế những vấn đề trên tiến hành thực nghiệm những giải pháp đưa ra với điều kiện thực tế. Có cơ sở lý luận cho việc tìm tòi ra giải pháp, vấn đề đang mắc phải.

Có thể nói, viết sáng kiến kinh nghiệm cũng là một dạng nghiên cứu khoa học. Người thực hiện phải có sự kiên nhẫn, tìm tòi và say mê với việc này thì kết quả hiệu quả. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn hoàn thành tốt bài sáng kiến kinh nghiệm của mình thành công.

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Kinh nghiệm đời sống tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!