Thuế là gì? Phí là gì? Lệ phí là gì? Phân biệt thuế, phí, lệ phí có điểm gì giống và khác nhau?

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Thuế là gì? Phí là gì? Lệ phí là gì? Phân biệt thuế, phí, lệ phí có điểm gì giống và khác nhau? Các đặc điểm cơ bản, các điểm khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí?

Bài viết hiện tại: Thuế là gì? Phí là gì? Lệ phí là gì? Phân biệt thuế, phí, lệ phí có điểm gì giống và khác nhau?

Hiện nay trong quá trình thực hiện một số quyền lợi của công dân, tổ chức thì kèm theo đó sẽ là các nghĩa vụ kèm theo trong đó có bao gồm các nghĩa vụ về tài chính bao gồm có thuế, phí, lệ phí.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các công việc của mình thì người dân chưa thực sự phân biệt đâu là thuế, phí, lệ phí và trong trường hợp nào phải nộp thuế, trường hợp nào phải nộp lệ phí và trường hợp nào phải nộp phí cho các dịch vụ công. Sau đây, chúng tôi sẽ dựa trên những quy định mới nhất của pháp luật hiện hành nhằm giải thích rõ những điểm giống và khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí.

1. Thuế là gì?

Hiện nay Nhà nước ta sử dụng thuế là một trong những biện pháp để đảm bảo vào nguồn thu vào ngân sách Nhà nước, là nghĩa vụ mà công dân Việt Nam phải thực hiện. Theo đó, khái niệm thuế được xác định như sau:

Thuế là một khoản thu mang tính chất bắt buộc mà các cá nhân, tổ chức phải nộp cho Nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật, đây là một trong những khoản thu không phải bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước với mục đích vì lợi ích chung.

2. Phí là gì?

Được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Luật phí và lệ phí 2015 thì khái niệm phí được xác định như sau:

Phí là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải trả nhằm bù đắp cơ bản các chi phí, đồng thời mang tính chất phục vụ khi cá nhân, tổ chức được cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được ban hành theo quy định của pháp luật. Có danh mục các loại phí phải nộp được ghi nhận tại mục A Phụ lục 01 ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí 2015.

3. Lệ phí là gì?

Cũng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phí và lệ phí 2015, theo đó:

Lệ phí được xác định là một khoản tiền đã được cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền ấn định mức thu mà các cá nhân, tổ chức bắt buộc phải nộp khi được các cơ quan nhà nước cung cấp các dịch vụ công, các công việc phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí được ghi nhận tại mục B Phụ lục 01 ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí 2015.

4. Điểm giống nhau giữa thuế, phí và lệ phí

– Một là, cả thuế, phí và lệ phí đều là một trong những khoản thu bắt buộc của Nhà nước, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của quốc gia;

– Hai là, là những khoản mà cá nhân, tổ chức bắt buộc phải đóng;

Xem thêm: Chỉ tiêu quy định trong biểu mức thu lệ phí cấp giấy đăng ký

– Ba là, cá nhân, tổ chức chỉ phải đóng thuế, phí, lệ phí trong một số trường hợp và điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật;

Xem thêm:   Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2017 – Học kế toán thuế hồ chí minh

– Bốn là, cá nhân, tổ chức sẽ nộp các khoản tiền căn cứ vào các văn bản pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành đã được phê duyệt.

Có thể thấy rằng thuế, phí, lệ phí là ba khoản thu khác nhau của Ngân sách Nhà nước nhưng vẫn có những điểm chung, giống nhau nhất định.

5. Điểm khác nhau để phân biệt thuế, phí, lệ phí

Để phân biệt những điểm khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí thì chúng ta phân biệt dựa trên các tiêu chí sau đây:

– Một là, luật điều chỉnh:

Bài viết liên quan: Chi cục thuế huyện Hoài Đức 2021: địa chỉ, số điện thoại, email

Thuế được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao như Hiến pháp, Bộ luật, Luật. Mỗi một loại thuế khác nhau thì sẽ được điều chỉnh bởi các luật khác nhau tương ứng.

Riêng đối với phí và lệ phí được điều chỉnh bằng Luật phí và lệ phí 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

– Hai là, vị trí, vai trò:

Xem thêm: Mức thu và tỷ lệ để lại lệ phí thủ tục hành chính tại Phú Thọ

Đối với thuế mục đích để Nhà nước thu là bổ sung vào nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, từ đây là cơ sở cho việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sử dụng nhằm phục vụ các hoạt động chung của cả cộng đồng hay các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Đối với phí và lệ phí chỉ là những khoản thu phụ của ngân sách Nhà nước và cũng không phải là nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết dùng để bù đắp các chi phí trong quá trình hoạt động của các cơ quan Nhà nước hoặc các cơ quan được Nhà nước giao thẩm quyền cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công. 

– Ba là, tính bắt buộc:

Thuế mang tính chất bắt buộc áp dụng đối với tất cả các đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Đối với phí và lệ phí thì cũng mang tính chất bắt buộc nhưng chỉ bắt buộc khi cá nhân, tổ chức được cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền được Nhà nước giao quyền đáp ứng các dịch vụ công. Như vậy, đối với trường hợp khi nộp phí, lệ phí thì chỉ áp dụng bắt buộc trong một số trường hợp nhất định. 

– Bốn là, phạm vi áp dụng và người ban hành:

Đối với thuế được áp dụng trên phạm vi cả nước, đối với tất cả mọi người, không phân biệt đơn vị hành chính lãnh thổ hay phân biệt các công dân khác nhau. Mức đóng thuế sẽ do Quốc hội hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương quyết định trong các luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật dưới luật. 

Đối với phí, lệ phí thì được áp dụng chỉ trong những trường hợp, lĩnh vực nhất định hoặc trong phạm vi lãnh thổ theo sự phân chia địa giới hành chính. Mức đóng pjis, lệ phí thường sẽ do cơ quan quản lý về lĩnh vực trong dịch vụ công ban hành hoặc do chính quyền địa phương ban hành. Ví dụ như lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyến sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất sẽ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. 

Xem thêm: Lệ phí trước bạ khi làm thủ tục đăng ký sang tên xe mô tô

– Năm là, tính hoàn trả:

Đối với thuế thì không hoàn trả trực tiếp cho người dân mà sẽ hoàn trả gián tiếp thông qua các hoạt động phục vụ người dân như các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường đi, trạm y tếm trường học hay các hoạt động khác nhằm phục vụ cho các hoạt động công ích, phúc lợi xã hội,…

Xem thêm:   Luật Quản lý thuế 2019, Luật số 38/2019/QH14 mới nhất 2021

Đối với phí và lệ phí thì mang tính hoàn trả trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức thông qua kết quả của việc thực hiện các dịch vụ công. Ví dụ lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được hoàn trả trực tiếp cho người đóng lệ phí bằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mang tên họ. 

– Sáu là, cơ quan thu:

Đối với thuế cơ quan có thẩm quyền thu đó là cơ quan thuế được thành lập theo quy định của pháp luật. 

Đối với lệ phí, phí thì cơ quan thực hiện, cung cấp thủ tục, dịch vụ công chính là cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí và phí trực tiếp mà không thông qua cơ quan thuế hay các cơ quan khác. 

Như vậy, ta thấy giữa thuế, phí và lệ phí có những điểm giống nhau và điểm khác nhau nhất định. Đây là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền phân biệt để thực hiện đứng chức năng, thẩm quyền cũng như để cá nhân, tổ chức thực hiện các nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật. 

Luật sư tư vấn pháp luật tài chính trực tuyến qua tổng đài: updating    

6. Lập bảng so sánh chi tiết giữa thuế, phí, lệ phí

TA CÓ THỂ LẬP THÀNH BẢNG TỔNG HỢP NHƯ SAU: 

Thuế, phí và lệ phí là các thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong thị trường. Nhưng thực tế vẫn còn không ít người sử dụng các sai thuật ngữ thuế, phí và lệ phí nhất là những người lao động. Họ chỉ quan tâm đến việc họ phải nộp cho nhà nước những khoản nào và nộp bao nhiêu mà ít để ý đến việc mục đích của việc thu các loại thuế, phí và lệ phí. Để nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức sự khác nhau giữa các khoản thu này. Bài viết xin đưa ra quan điểm pháp lý nhằm so sánh, phân biệt các loại thuế, phí, và lệ phí.

Điểm giống nhau: Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lý.

Điểm khác nhau: 

Tiêu chí phân biệt

Thuế

Phí, lệ phí

Bài viết liên quan: Giấy chứng nhận đăng ký thuế (GCNDKT) là gì?

Khái niêm

Là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế.

Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí. 

Cơ sở pháp lý

Được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật có hiệu lực pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành là Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự ban hành chặt chẽ (Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết)

Được điều chỉnh bởi những văn bản dưới luật (Nghị định, quyết định), do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành.

Vai trò trong hệ thống Ngân sách nhà nước

Là khoản thu chủ yếu, quan trọng, chiếm trên 90% các khoản thu cho Ngân sách nhà nước.=>Nhằm điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng phát triển kinh tế và đảm bảo sự bình đẳng giữa những chủ thể kinh doanh và công bằng xã hội.

Như vậy, thuế có tác động lớn đến toàn bộ qúa trình phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, đồng thời thuế là một bộ phận rất quan trọng cấu thành chính sách tài chính quốc gia.

Là khoản thu phụ, không đáng kể, chỉ đủ chi dùng cho các hoạt động phát sinh từ phí. nguồn thu này không phải dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết dùng để bù đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công cộng như: dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan…

Tính đối giá

Không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp Mang tính đối giá rõ ràng và hoàn trả trực tiếp
Tính bắt buộc

Mang tính bắt buộc đối với cả người nộp thuế và cơ quan thu thuế

Chỉ bắt buộc khi chủ thể nộp lệ phí, phí thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp

Tên gọi và mục đích

Mỗi luật thuế đều có mục đích riêng, tên gọi các sắc thuế thường phản ánh đối tượng tính thuế

Mục đích của từng loại phí, lệ phí rất rõ ràng, tên gọi của loại phí, lệ phí phản ánh đầy đủ mục đích sử dụng của loại phí, lệ phí đó

Phạm vi áp dụng

– Không có giới hạn, không có sự khác biệt giữa các đối tượng, các vùng lãnh thổ

– Áp dụng hầu hết đối với các cá nhân, tổ chức

– Mang tính địa phương, địa bàn rõ ràng

– Chỉ những cá nhân tổ chức có yêu cầu “Nhà nước” thực hiện một dịch vụ nào đó

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Hướng dẫn tất tần tật về các loại thuế tại Việt Nam

error: Alert: Content is protected !!