Giá trị bảo hiểm là gì ? Khái niệm về giá trị bảo hiểm

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Giá trị bảo hiểm là giá trị của đối tượng được bảo hiểm. Vậy, quy định của pháp luật Việt Nam về cách tính và xác định giá trị bảo hiểm như thế nào ? Bài vết phân tích và làm sáng tỏ vấn đề trên:

1. Khái niệm bảo hiểm

Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.

Bài viết hiện tại: Giá trị bảo hiểm là gì ? Khái niệm về giá trị bảo hiểm

Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.

Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm y tế bắt buộc; Bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn lại là các sản phẩm bảo hiểm tự nguyện.

Ngoài ra, trên thị trường có nhiều các phân loại bảo hiểm khác như loại hình thương mại và Nhà nước, đối tượng bảo hiểm là con người và tài sản hay trách nhiệm dân sự…

2. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm

Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn: nguyên tắc này chỉ ra rằng người bảo hiểm chỉ bảo hiểm một rủi ro, tức là bảo hiểm một sự cố, một tai nạn, tai hoạ, xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra, cũng như chỉ bồi thường những thiệt hại, mất mát do rủi ro gây ra chứ không bồi thường cho những thiệt hại chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra. Như vậy, người ta chỉ bảo hiểm cho những gì có tính chất rủi ro, bất ngờ, không lường trước được, nghĩa là không bảo hiểm cái gì đã xảy ra hoặc chắc chắn sẽ xảy ra. Bởi lẽ, bảo hiểm được thực hiện chính là nhằm giải quyết hậu quả của những sự cố rủi ro ngoài ý muốn của con người, những rủi ro mà con người không thể hạn chế được hoặc chỉ hạn chế được phần nào. Người khai thác không nhận bảo hiểm khi biết chắc chắn rủi ro được bảo hiểm sẽ xảy ra, ví dụ như xe cơ giới không đảm bảo an toàn kỹ thuật, con tàu không đủ khả năng đi biển… Người ta cũng không bảo hiểm cho những gì đã xảy ra, ví dụ như bảo hiểm cho tàu, xe sau khi chúng đã gặp tai nạn.

Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực với nhau. Tuy nhiên, trong bảo hiểm, điều này được thể hiện trên một nguyên tắc chặt chẽ hơn, và ràng buộc cao hơn về mặt trách nhiệm. Theo nguyên tắc này, hai bên trong mối quan hệ bảo hiểm (người bảo hiểm và người được bảo hiểm) phải tuyệt đối trung thực với nhau, tin tuởng lẫn nhau, không được lừa dối nhau. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin cung cấp cho bên kia. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp. Nếu một bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểm trở nên không có hiệu lực.

Người bảo hiểm phải công khai tuyên bố những điều kiện, nguyên tắc, thể lệ, giá cả bảo hiểm… cho người được bảo hiểm biết. Ví dụ, trong bảo hiểm hàng hải, mặt 1 của đơn bảo hiểm bao gồm các nội dung như điều kiện bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, tỷ lệ bảo hiểm…, mặt 2 bao gồm quy tắc, thể lệ bảo hiểm của công ty bảo hiểm có liên quan. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Người bảo hiểm cũng không được nhận bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đã đến nơi an toàn.

Người được bảo hiểm phải khai báo chính xác các chi tiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm. Họ cũng phải thông báo kịp thời những thay đổi về đối tượng bảo hiểm, về rủi ro, về những mối đe dọa nguy hiểm hay làm tăng thêm rủi ro…mà mình biết được hoặc đáng lẽ phải biết. Người được bảo hiểm cũng không được mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đó đã bị tổn thất.

Xem thêm:   Bất động sản nghỉ dưỡng là gì?Những tiềm năng của loại hình BĐS này

Sở dĩ có nguyên tắc này là vì trong giao dịch bảo hiểm, chỉ có người chủ (hoặc người quản lý, sử dụng) mới biết được tất cả mọi yếu tố của đối tượng bảo hiểm, biết rủi ro mình yêu cầu bảo hiểm, còn người bảo hiểm thường không biết rõ rủi ro mà chỉ dựa vào những thông tin do người yêu cầu bảo hiểm cung cấp để xét đoán mức độ rủi ro và quyết định thái độ của mình đối với rủi ro: nhận hay không nhận bảo hiểm, nhận bảo hiểm theo điều kiện, điều khoản như thế nào và tính tỉ lệ phí bảo hiểm bao nhiêu… Do đó, người yêu cầu bảo hiểm phải có trách nhiệm khai báo mọi yếu tố liên quan một cách đầy đủ và trung thực và phải khai báo sự phát sinh các yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến đối tượng được bảo hiểm trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực hoặc khi tái tục hợp đồng. Ví như khi tàu, xe đã gặp tai nạn, chủ tàu, chủ xe mới tham gia bảo hiểm để được bồi thường, bằng cách mua bảo hiểm ghi lùi lại ngày tháng trước tai nạn, hoặc tìm cách để có hồ sơ tai nạn ghi ngày tháng xảy ra sau ngày mua bảo hiểm. Trong trường hợp đó, người bảo hiểm sau khi biết người được bảo hiểm không khai báo thật, có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm hoặc không bồi thường tổn thất xảy ra.

Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: quyền lợi có thể được bảo hiểm, hay lợi ích bảo hiểm, là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. Như vậy, quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Người nào có quyền lợi có thể được bảo hiểm ở một đối tượng bảo hiểm nào đó có nghĩa là quyền lợi của người đó sẽ được đảm bảo nếu đối tượng đó được an toàn, và ngược lại, quyền lợi của người đó sẽ bị phương hại nếu đối tượng bảo hiểm đó gặp rủi ro. Nói khác đi, người có quyền lợi có thể được bảo hiểm là người bị thiệt hại về tài chính khi đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro. Người có quyền lợi có thể được bảo hiểm là người có một số quan hệ với đối tượng bảo hiểm được pháp luật công nhận. Đó có thể là người chủ sở hữu của đối tượng bảo hiểm đó, người chịu trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người nhận cầm cố tài sản. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có ý nghĩa rất to lớn trong bảo hiểm, có quyền lợi có thể được bảo hiểm thì mới được ký kết hợp đồng bảo hiểm. Khi xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm đã phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm rồi mới được bồi thường.

Bài viết liên quan: Hội đồng thành viên công ty TNHH Khái niệm và đặc điểm

Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm chỉ ra rằng, người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm. Trong bảo hiểm hàng hải, quyền lợi có thể được bảo hiểm không nhất thiết phải có khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, nhưng nhất thiết phải có khi xảy ra tổn thất.

Nguyên tắc bồi thường: “Bồi thường” có thể được hiểu là “sự bảo vệ hoặc đảm bảo cho thiệt hại hoặc tổn thất phát sinh từ trách nhiệm pháp lý”. Ở đây, “đảm bảo” và “bảo vệ” rất phù hợp với ý nghĩa của bảo hiểm. Mục đích của bảo hiểm chính là nhằm khôi phục vị trí tài chính như ban đầu cho người được bảo hiểm ngay sau khi tổn thất xảy ra. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp các công ty bảo hiểm không thể khôi phục được hoàn toàn vị trí tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm mà chỉ có thể cố gắng khôi phục được gần như thế.

Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. Trong bảo hiểm, số tiền bồi thường mà một công ty bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm trong một rủi ro được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, không được lớn hơn thiệt hại thực tế. Người được bảo hiểm cũng không thể được bồi thường nhiều hơn thiệt hại do tổn thất, không được kiếm lời bằng con đường bảo hiểm, tối đa người được bảo hiểm cũng chỉ được bồi thường đầy đủ, chứ không thể nhiều hơn thiệt hại.

Xem thêm:   Vòng Đá Phong Thủy Mậu Ngọ đem lại nhiều may mắn - Đá Thạch Anh Kim Tự Tháp

Ở đây, ta thấy có mối liên hệ giữa bồi thường và quyền lợi được bảo hiểm. Khi xảy ra trường hợp phải bồi thường, số tiền trả cho người được bảo hiểm không được vượt quá mức độ quyền lợi của người đó. Tuy nhiên, đôi khi, người được bảo hiểm chỉ được nhận số tiền ít hơn giá trị lợi ích của họ. Cùng với quyền lợi được bảo hiểm, nguyên tắc bồi thường phụ thuộc chủ yếu vào việc đánh giá tài chính, và như vậy, khi xem xét giá trị sinh mạng, hoặc bồi thường thương tật con người, chúng ta không thể đưa ra được số tiền chính xác.

Nguyên tắc thế quyền: Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình. Tất cả các khoản tiền nào có thể thu hồi được để giảm bớt thiệt hại đều thuộc quyền sở hữu của người bảo hiểm, tức là người đã trả tiền bồi thường tổn thất. Khi số tiền phải bồi thường càng lớn thì việc áp dụng nguyên tắc thế quyền càng quan trọng và có ý nghĩa. Thế quyền có thể được thực hiện trước hoặc sau khi bồi thường tổn thất. Trong trường hợp này, người bảo hiểm được thay mặt người được bảo hiểm để làm việc với các bên liên quan. Để thực hiện được nguyên tắc này, người được bảo hiểm phải cung cấp các biên bản, giấy tờ, chứng từ, thư từ… cần thiết cho người bảo hiểm.

Điều cần chú ý là, người được bảo hiểm cũng có thể được bồi thường từ một nguồn khác ngoài nguồn bồi thường từ công ty bảo hiểm, nhưng trong trường hợp đó, bất cứ số tiền nào mà người được bảo hiểm thu được cũng phải đặt dưới danh nghĩa của công ty bảo hiểm đã thực hiện bồi thường. Do mối quan hệ chặt chẽ giữa thế quyền và bồi thường, một công ty bảo hiểm không được phép thu nhiều hơn số tiền họ đã bồi thường. Người bảo hiểm chỉ được thực hiện thế quyền ở mức độ tương đương với số tiền đã trả hoặc sẽ trả. Điều này cũng có nghĩa là không chỉ người được bảo hiểm mà cả công ty bảo hiểm đều không được phép thu lời từ việc thực hiện quyền của mình.

3. Khái niệm giá trị bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm là giá trị của đối tượng được bảo hiểm do thỏa thuận mà người chủ sở hữu đối tượng bảo hiểm và công ti bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để xác định phí bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm trả tiền bảo hiểm.

Thông thường, giá trị tài sản cũng là giá trị bảo hiểm của tài sản được bảo hiểm. Tuy vậy, các bên kí kết hợp đồng có thể thỏa thuận giá trị bảo hiểm gồm giá trị tài sản bảo hiểm và một số chỉ phí khác có liên quan.

Trong quan hệ bảo hiểm tài sản có thể xảy ra trường hợp bảo hiểm trên giá trị, bảo hiểm dưới giả trị, bảo hiểm trùng.

Pháp luật về bảo hiểm của các nước đều thực hiện nguyên tắc chung là chống trục lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm nên nếu bảo hiểm trên giá trị thực của tài sản do người được bảo hiểm lừa dối hoặc cố ý khai sai khi kí kết hợp đồng bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng và đòi bồi thường. Trường hợp bảo hiểm trên giá trị của tài sản không có sự gian lận thì giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm và người được bảo hiểm không có quyền đòi phí bảo hiểm đã nộp của phần vượt giá trị Đối với trường hợp bảo hiểm dưới giá trị, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với các tổn thất theo fỉ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, giá trị thực của tài sẵn bảo hiểm là giá trị thị trường tại thời điểm giao kết hợp đồng. Trong trường hợp một tài sản được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm thì về nguyên tắc, tổng số tiền bảo hiểm được chỉ trả từ các hợp đồng chỉ trong phạm vi giá trị thực tế của “ đối tượng bảo hiểm.

4. Các cách xác định giá trị bảo hiểm

Gía trị bảo hiểm được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau.

– Với tài sản mới, giá trị bảo hiểm khi mua bảo hiểm tài sản được xác định bằng giá trị mua mới trên thị trường cộng với chi phí vận chuyển, lắp đặt hoặc chi phí làm mới, xây dựng mới tài sản.

– Với tài sản đã qua sử dụng, giá trị bảo hiểm của tài sản có thể xác định bằng giá trị còn lại (nguyên giá tài sản trừ đi khấu hao). Giá trị đánh giá lại (theo kết luận của hội đồng thẩm định giá hoặc các chuyên gia giám định độc lập), hoặc theo cách khác.

Xem thêm:   Tử vi tháng 5 âm lịch năm 2021 tuổi Dậu: Yêu thương thù ghét bằng mọi mảnh vá tuổi tân dậu tháng 5

5. Bảo hiểm trên giá trị và ảo hiểm dưới giá trị

Theo Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 thì :

Bảo hiểm trên giá trị:

Điều 42. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.

1.Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.

Bài viết liên quan: “at sight” là gì? Nghĩa của từ at sight trong tiếng Việt. Từ điển Anh-Việt

2.Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.

Trong thực tế, có nhiều trường hợp mua bảo hiểm trên giá trị thực tế của tài sản nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm

Ví dụ như: Doanh nghiệp A mua bảo hiểm tài sản là nhà xưởng, giá thực tế mà DN A khi Doanh nghiệp xây dựng là : 1 triệu USD, nhưng khi khai báo để mua bảo hiểm là: 2 triệu USD (Người hoặc Cty bảo hiểm không biết giá trị thực). Trong quá trình kinh doanh, DN A cố tình gây thiệt hại (mà Cty Bảo hiểm không biết) thiệt hại 100%. DN A yêu cầu Cty bảo hiểm bồi thường theo STBH, nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm

Trường hợp Cty bảo hiểm biết, chỉ bồi thường theo giá trị thực tế

Bảo hiểm dưới giá trị:

Điều 43. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị.

1.Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

2.Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợpđồng.

Thực tế, nhiều DN, khách hàng cố tình mua thấp hợp giá trị thực của tài sản nhằm: Giảm chi phí mua bảo hiểm xuống.

Khi Doanh nghiệp bảo hiểm biết, phần thiệt thuộc về khách hàng mua bảo hiểm, khi đó bảo hiểm sẽ tính toán bồi thường theo tỷ lệ

VD: DN A mua bảo hiểm tài sản cho xe Otô. Giá thực tế tại thời điểm mua bảo hiểm : 5tỷ với phí bảo hiểm phải đóng là 70triệu, nhưng khi mua bảo hiểm chỉ mua: 2,5 tỷ với phí bảo hiểm là: 35 triệu

Khi phát sinh tổn thất với chi phí là 50 triệu. Khi đó DN bảo hiểm sẽ tính theo tỷ lệ giữa STBH/giá trị thực tế (2.5 tỷ/5tỷ) = 50%

Vậy số tiền bồi thường phải trả cho chủ tài sản là: 50triệu x 50% = 25 triệu

Luật Minh Khuê (tổng hợp và phân tích)

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!