An ninh kinh tế là gì? Khái niệm an ninh kinh tế

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi thể chế kinh tế đều có những đặc trưng riêng, định hướng phát triển kinh tế riêng biệt. Dưới góc độ chung nhất thì khái niệm An ninh kinh tế được hiểu là sự ổn định, phát triển đúng định hướng và vững mạnh của nền kinh tế đất nước.

1. Khái niệm an ninh kinh tế

Ở Việt Nam, an ninh kinh tế được hiểu là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau.

Bài viết hiện tại: An ninh kinh tế là gì? Khái niệm an ninh kinh tế

An ninh kinh tế là một bộ phận của an ninh quốc gia. Bảo vệ an ninh kinh tế bao gồm các hoạt động về công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống âm mưu và hành động phá hoại kinh tế của các thế lực thù địch và các loại tội phạm kinh tế gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân; bảo vệ và thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước; sự an toàn của cơ sở vật chất, của đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật, cán bộ quản lý và bí mật kinh tế. Bảo vệ an ninh kinh tế là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các ngành, các cấp và mọi công dân, trong đó thủ trưởng các ngành, các đơn vị kinh tế chịu trách nhiệm chính. Lực lượng công an nhân dân tham mưu, hướng dẫn vừa trực tiếp đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch và các loại tội phạm phá hoại kinh tế.

2. Quy định pháp luật về an ninh kinh tế

+ Cục An ninh kinh tế trực thuộc Bộ Công an Việt Nam là cơ quan đầu ngành tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác đảm bảo an ninh kinh tế. Sau khi giải thể các Tổng cục, Cục An ninh kinh tế được thành lập trên cơ sở chuyển nguyên trạng từ trực thuộc Tổng cục An ninh trở về trực thuộc Bộ Công an.

+ Bộ Công an trực thuộc Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội; phản gián; điều tra phòng chống tội phạm; phòng cháy chữa cháy và cứu hộ; thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ, hỗ trợ tư pháp; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Bộ Công an là cơ quan quản lý Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

Bộ luật hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) dành một chương XVIII để quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, cụ thể có các tội danh sau:

Mục 1. CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

Điều 188.Tội buôn lậu

Điều 189. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Điều 190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Điều 193. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

Điều 195. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi

Xem thêm:   Chiều dài đầu mông là gì? Tiêu chuẩn chiều dài đầu mông | DN cosmetics

Điều 196. Tội đầu cơ

Điều 197. Tội quảng cáo gian dối

Điều 198. Tội lừa dối khách hàng

Điều 199. Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện

Mục 2. CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC THUẾ, TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG, CHỨNG KHOÁN, BẢO HIỂM

Bài viết liên quan: Cách làm hoa hồng sáp thế nào? Có nên tặng hoa hồng sáp thơm không?

Điều 200. Tội trốn thuế

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Điều 202. Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả

Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

Điều 204. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

Điều 205. Tội lập quỹ trái phép

Điều 206. Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Điều 208. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác

Điều 209. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán

Điều 210. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán

Điều 211. Tội thao túng thị trường chứng khoán

Điều 212. Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán

Điều 213. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm

Điều 214. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Điều 215. Tội gian lận bảo hiểm y tế

Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Mục 3. CÁC TỘI PHẠM KHÁC XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ

Điều 217. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh

Điều 218. Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản

Điều 219. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

Điều 220. Tội vi phạm qui định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 221. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 223. Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 224. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Điều 227. Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

Điều 229. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai

Điều 230. Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Điều 231. Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ

Bài viết liên quan: Nghị định là gì ? Thẩm quyền, nội dung, cách thức soạn thảo nghị định

Điều 232. Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Điều 233. Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng

Điều 234. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã

Có thể khẳng định bộ luật hình sự là văn bản chính và quan trọng trong việc xử lý các vi phạm nghiêm trọng liên quan đến vấn đề an ninh kinh tế. Với các hành vi vi phạm trật tự quản lý kinh tế của nhà nước sẽ đối diện với nguy cơ bị xử phạt tù với mức án khá cao theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay. Ngoài ra, người phạm tội hoặc vi phạm cá quan hệ phá vỡ an ninh kinh tế có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả theo quy định của luật dân sự năm 2015.

Xem thêm:   Chế độ lái xe an toàn S Bike là gì

3. Bảo đảm an ninh kinh tế

Để làm tốt công tác bảo đảm an ninh kinh tế, phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế, vượt qua khó khăn, thách thức, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Bộ Công an đã tổng kết và tham mưu Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày updating, về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế”. Đây là chỉ thị đầu tiên của Bộ Chính trị về công tác bảo đảm an ninh kinh tế.

Ngay sau khi ban hành Chỉ thị số 12-CT/TW, Bộ Công an tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP, ngày updating, kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW; xây dựng kế hoạch của Bộ Công an thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP, của Chính phủ.

Việc bảo đảm an ninh kinh tế là điều kiện, tiền đề quan trọng để nền kinh tế nước ta gia tăng sức mạnh nội lực, năng lực cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng, có những bước phát triển vững chắc, nhất là khi bước vào giai đoạn thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội XIII của Đảng trong thời gian tới. Do đó, để công tác bảo đảm an ninh kinh tế được coi trọng và triển khai hiệu quả, cần tập trung thực hiện:

Thứ nhất, tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo quyết liệt hơn trong quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp về bảo đảm an ninh kinh tế theo tinh thần Chỉ thị số 12-CT/TWcủa Bộ Chính trị, góp phần đưa Chỉ thị thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo sự chuyển biến rõ nét, mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các cấp, các ngành, cùng với lực lượng công an phải quán triệt triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo, chính sách của Đảng, Nhà nước về về công tác bảo đảm an ninh kinh tế thành các chương trình, kế hoạch và trách nhiệm của từng cấp, ngành để thực hiện có hiệu quả. Quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương trong công tác bảo đảm an ninh kinh tế; những chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài vào địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh chỉ được phê duyệt khi có ý kiến đồng thuận của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Thứ hai, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các biện pháp công tác công an góp phần bảo vệ kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thứ ba, làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trên lĩnh vực kinh tế, bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, không để xảy ra các sơ hở, thiếu sót.

Xem thêm:   Cách phân biệt lễ thành hôn và đính hôn, vu quy với tân hôn

Thứ tư, kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng, chống có hiệu quả âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm trên lĩnh vực kinh tế.

Thứ năm, đổi mới phương thức và đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tới các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, về trách nhiệm bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, để tạo những chuyển biến tích cực, rõ nét hơn từ nhận thức đến hành động, đưa công tác bảo đảm an ninh kinh tế trở thành trách nhiệm của cả hệ thống chính trị./.

4. Một số khái niệm khác liên quan đến an ninh kinh tế

+ An ninh nông thôn

+ An ninh chính trị

+ An ninh xã hội

+ An ninh quốc gia

5. Quy định pháp luật về các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 dành riêng một chương là chương XIII quy định về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia. Trong đó có 15 điều quy định về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia từ điều 108 đến điều 122.

Các hình phạt chính được quy định cụ thể tại các điều, ngoài ra còn hình phạt bổ sung được quy định tại điều 122:

>> Xem thêm: Mức phạt tiền đối với hiệu cầm đồ chưa đủ giấy phép kinh doanh ?

Điều 122. Hình phạt bổ sung

Người phạm tội quy định tại Chương này còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, đất đai, hôn nhân gia đình… Quý khách hàng vui lòng gọi ngay: updating để được luật sư tư vấn và giải đáp trực tuyến.

Tác giả: Luật sư Lê Minh Trường (phân tích & sưu tầm)

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!