Nghị định là gì ? Thẩm quyền, nội dung, cách thức soạn thảo nghị định

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Nghị định là (Một loại văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ) hình thức văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu được chính phủ sử dụng với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của cơ quan nhà nước có quyền lực cao nhất.

Nghị định của Chính phủ là hình thức văn bản luật quy phạm pháp luật để: quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyển của Chính phủ thành lập; các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Bài viết hiện tại: Nghị định là gì ? Thẩm quyền, nội dung, cách thức soạn thảo nghị định

Nghị định của Chính phủ có giá trị pháp lí thấp hơn so với Hiến pháp, luật và pháp lệnh, nhưng cao hơn sơ với những văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước từ cấp bộ đến Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành.

Ví dụ: Nghị định số 175/GP ngày updating về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trưởng: Nghị định số 37/HĐBT ngày updating về việc ban hành quy chế quản lí kinh doanh du lịch: Nghị định số 82/CP ngày updating ban hành quy chế đặt và hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 87/CP ngày updating về khung giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1. Thẩm quyền ban hành và nội dung của nghị định

Theo quy định của pháp luật, nghị định là văn bản quy phạm pháp luật duy nhất thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chính phủ ban hành nghị định với nội dung sau đây:

– Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

– Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiển pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lí, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;

Xem thêm:   F P/E Là Gì - 5 Chỉ Số Cần Phải Có Đối Với Nhà Đầu Tư Giá Trị

– Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, quản lí xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của ủy ban Thường vụ Quốc hội.

2. Cách thức soạn thảo nghị định

2.1 Soạn thảo nội dung nghị định

Kết cấu nội dung của nghị định được phân chia thành ba phần, bao gồm phần cơ sở ban hành; phần quy định và phần hiệu lực pháp lí.

– Cơ sở ban hành

Được trình bày ngay dưới tên nghị định, có ý nghĩa bảo đảm tính hợp pháp và hợp lí cho nghị định được ban hành. Vì vậy, nội dung phần cơ sở ban hành, người soạn thảo phải trình bày cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn của nghị định.

+ Cơ sở pháp lý

Khi trình bày cơ sở pháp lý, người soạn thảo viện dẫn các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền của Chính phủ và các luật, pháp lệnh điều chỉnh trực tiếp nội dung lĩnh vực mà nghị định quy định.

Đối với nghị định, cơ sở pháp lý ở vị trí đầu tiên luôn là Luật Tổ chức Chính phủ, tiếp đến là các luật/pháp lệnh điều chỉnh lĩnh vực có liên quan trực tiếp. Người soạn thảo sử dụng từ “Căn cứ” để viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật.

Ví dụ: Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, phần cơ sở pháp lí được trình bày:

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Bài viết liên quan: Hiếu thảo – Wikipedia tiếng Việt

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Đối với nghị định ban hành trong trường họp quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, quản lí xã hội, phần căn cứ pháp lí chỉ dẫn Luật Tổ chức Chính phủ.

+ Cơ sở thực tiễn

Phần này, người soạn thảo sử dụng từ “theo” để trình bày nguồn thông tin về nhu cầu thực tiễn ban hành nghị định. Thông thường sau từ “theo” là đề nghị của người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định.

Ví dụ: Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối vói cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ frang, phần cơ sở thực tiễn được trình bày như sau:

NGHỊ ĐỊNH

Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức

và lực lượng vũ trang

Căn cứ…………………………………………………………………………. ;

Căn cứ…………………………………………………………………………. ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Xem thêm:   Jack-o'-latern – Wikipedia tiếng Việt

– Phần nội dung chính (đặt ra quy định)

Nghị định cũng giống như luật bao gồm các quy định pháp lí mang tính ràng buộc quyền và nghĩa vụ với cá nhân, tổ chức là đối tượng thi hành. Nghị định không do Quốc hội mà do cơ quan hành pháp được uỷ quyền ban hành. Nội dung của nghị định phải tuân theo quy định uỷ quyền ban hành. Chúng phải phù hợp với nội dung và mục đích được uỷ quyền và không vượt quá phạm vi được uỷ quyền. Khi soạn thảo và ban hành nghị định phải tuân theo quy định uỷ quyền. Đe nghị định không bị vô hiệu, cơ quan soạn thảo phải chú ý thật chính xác tới phạm vi được uỷ quyền ban hành nghị định. Kể cả dưới góc độ hình thức cũng phải đặc biệt chú trọng trong quá trình soạn thảo.

Về hình thức, nghị định có hai loại là nghị định quy định về lĩnh vực và nghị định sửa đổi. Nghị định được xây dựng và soạn thảo giống như luật. Các quy định cơ bản khi soạn thảo luật được áp dụng tương tự.

Nghị định sửa đổi gồm có: Nghị định sửa đổi đơn (là loại nghị định mà nội dung chính là sửa đổi một nghị định) và nghị định sửa đổi nhiều nghị định (là loại nghị định sửa đổi nhiều nghị định khác nhau). Bố cục, hình thức chung bên ngoài và hình thức cụ thể bên trong đối với việc soạn thảo nghị định sửa đổi được áp dụng tương tự theo các hướng dẫn dành cho luật sửa đổi.

Một nghị định về cơ bản được sửa đổi bằng một nghị định sửa đổi đơn. Nghị định sửa đổi đơn thì soạn thảo đơn giản hơn soạn thảo một nghị định sửa đổi nhiều nghị định (là loại văn bản được yêu cầu cao hơn khi soạn thảo phần mở đầu và quy định hiệu lực). Chỉ soạn thảo một nghị định sửa đổi nhiều nghị định nếu có sự liên quan về mặt nội dung giữa các quy định được sửa đổi của các nghị định đó.

Ví dụ: Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khuyến khích đầu tư cũng sẽ hướng dẫn việc khuyến khích đầu tư trên các lĩnh vực giáo dục, giao thông, y tế, xây dựng, đất đai. Do vậy, để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là thuận tiện cho việc áp dụng, thì khi xây dựng, ban hành nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khuyến khích đầu tư, sẽ đồng thời sửa đổi, bổ sung các nghị định có liên quan đến lĩnh vực khuyến khích đầu tư.

– Phần kết thúc: Người soạn thảo trình bày hiệu lực pháp lí bao gồm hiệu lực pháp lí về đối tượng và thời điểm có hiệu lực của nghị định.

– Cách trình bày:

Đối với nghị định được ban hành theo sự uỷ quyền từ Quốc hội (chi tiết hoá luật…), nội dung nghị định được chia thành chương, mục, điều, khoản, điểm nhưng thứ tự nội dung phải thống nhất với thứ tự nội dung trong luật mà nghị định chi tiết hoá. Vì vậy, cách trình bày tương tự như luật và pháp lệnh.

Xem thêm:   Biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay thế nào?

Đối với nghị định ban hành kèm theo quy chế, điều lệ hoặc nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định khác, người soạn thảo chỉ sử dụng điều, khoản để trình bày nội dung mà không sử dụng yếu tố chương, mục.

2.2 Soạn thảo hình thức của nghị định

– Hình thức nghị định của Chính phủ (quy định trực tiếp)

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Số: …/20…/NĐ-CP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày… tháng… năm 20…

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết thi hành Luật

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ…………………………………………………………………………. ;

Bài viết liên quan: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)

Theo đề nghị cùa………………………………………………………………..

Chỉnh phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật…

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1…………………………………………………………………………….

Điều 2…………………………………………………………………………….

Chương II

Điều 1…………………………………………………………………………….

Điều 2…………………………………………………………………………….

Nơi nhận: TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG
– Lưu: VT, cơ quan soạn thảo.

– Hình thức nghị định của Chính phủ sửa đổi, bố sung, bãi bỏ nghị định khác

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số:…..

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày… tháng… năm 20…

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung… Nghị định.

Căn cứ Luật Tẩ chức Chính phủ ngày 19 thảng 6 năm 2015;

Căn cứ…………………………………………………………………………. ;

Theo đề nghị của………………………………………………………………..

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một sẻ điều của

Nghị định số …/…/NĐ-CP như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều…

Điều 2…………………………………………………………………………….

Nơi nhận: TM. CHÍNH PHỦ
– Lưu: VT, cơ quan soạn thảo. THỦ TƯỚNG

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!