Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là gì ? Nội dung của hiệp định tránh đánh thuế hai lần

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là điều ước quốc tế được kí kết giữa hai chủ thể của luật quốc tế (chủ yếu là quốc gia) nhằm tránh việc đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn và lậu thuế đối với thu nhập và thuế tài sản.

1. Quy định chung về hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Điều ước này được áp dụng cho các đối tượng là những đối tượng cư trú của một hoặc hai bên kí kết. Điều ước này áp dụng đối với các loại thuế do một bên kí kết đánh vào thu nhập và vào tài sản, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào.

Bài viết hiện tại: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là gì ? Nội dung của hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Cho đến nay, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kí kết trên 40 hiệp định về tránh đánh thuế hai lần với các nước trên khắp các châu lục, ví dụ: Hiệp định Việt Nam – Pháp (updating), Hiệp định Việt Nam – Thái Lan (updating), Hiệp định Việt Nam – Xingapo (updating), Hiệp định Việt Nam – Vương quốc Anh (09.4.1994)…

2. Nội dung của hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Nội dung của hiệp định tránh đánh thuế hai lần được xây dựng trên cơ sở mẫu Hiệp định thuế đối với thu nhập và tài sản của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) hoặc mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa các nước phát triển và đang phát triển của Liên hợp quốc (1980). Trong nội dung của các hiệp định được các quốc gia kí kết có đề cập nhiều nội dung khác nhau như: Quy định về phạm vi áp dụng của hiệp định, cách xác định đối tượng cư trú, cơ sở thường trú làm cơ sở cho việc xác định quyền đánh thuế của quốc gia; phân chia quyền đánh thuế giữa nước cư trú và nước có nguồn thu nhập phát sinh; quy định biện pháp tránh đánh thuế hai lần; quy định về nguyên tắc không phân biệt đối xử; quy định về thủ tục thoả thuận song phương để giải quyết các khiếu nại về thuế theo hiệp định; quy định trao đổi thông tin về chính sách thuế cũng như quản lí thuế, liên quan đến các loại thuế quy định trong hiệp định…

Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã kí với các nước thông thường có 30 điều. Ngoài ra, tuỳ theo từng hiệp định cụ thể có thể còn có nghị định thư hoặc công hàm ưao đổi kèm theo hiệp định để giải thích nội dung của một số điều khoản trong hiệp định nếu điều khoản đó cần thiết phải có sự quy định chi tiết hơn.

Nghị định thư là một bộ phận của hiệp định có giá trị pháp lí như các điều khoản của hiệp định còn công hàm trao đổi có giá trị pháp lí thấp hom, nó có thể được sửa đổi, bổ sung không phải theo các thủ tục như khi sửa đổi, bổ sung các điều khoản của hiệp định.

Nội dung cơ bản được ghi trong các hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã kí kết có thể khái quát bao gồm các vấn đề sau:

Thứ nhất, về phạm vi áp dụng. Tại các điều 1, 2 của các hiệp định thường có quy định phạm vi áp dụng của hiệp định gồm ba nội dung cụ thể là loại thuế áp dụng, đối tượng áp dụng, phạm vi lãnh thổ được áp dụng.

Về loại thuế được áp dụng: Là các loại thuế mang tính chất trực thu đánh trên thu nhập và tài sản. Các loại thuế gián thu không thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định (thực hiện theo nội luật của mỗi nước).

Về đối tượng áp dụng: Là tất cả các cá nhân, các công ti, xí nghiệp hoặc bất cứ tổ chức nào được coi là cộng ti, xí nghiệp (theo giác độ thuế)… là đối tượng chịu thuế theo quy định tại Luật thuế của Việt Nam cũng như của nước kí kết hiệp định với Việt Nam.

Về phạm vi lãnh thổ: Hiệp định chỉ được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của Việt Nam và của các nước kí kết hiệp định với Việt Nam.

Thứ hai, định nghĩa, giải thích cho các từ ngữ được dùng trong hiệp định để các bên có cách hiểu thống nhất, còn những từ ngữ chưa được định nghĩa tại hiệp định được hiểu theo nội dung quy định tại Luật của Việt Nam và của nước kí kết hiệp định với Việt Nam tuỳ theo ngữ cảnh cụ thể.

Thứ ba, quy định các tiêu chuẩn để xác định cá nhân, xí nghiệp, công ti… là đối tượng cư trú của Việt Nam hay của nước kí hiệp định với Việt Nam.

Để thực hiện đúng hiệp định thì vấn đề đầu tiên là phải xác định một đối tượng có phải là đối tượng cư trú của một trong hai nước hay không? Sau đó phải xác định tiếp đối tượng đó thuộc đối tượng cư trú của nước nào? Vì theo quy định tại hiệp định thì nhiều khoản thu nhập chỉ chịu thuế ở nước mà đối tượng đó là đối tượng cư trú hoặc có những khoản thu nhập phải chịu thuế ờ cả hai nước nhưng đối với nước mà đối tượng đó không phải là đối tượng cư trú và là đối tượng thực hưởng thì chỉ được đánh thuế theo mức thuế suất giới hạn quy định tại hiệp định như thu nhập từ lợi tức cổ phần; lãi từ tiền cho vay; tiền bản quyền…

Trong trường hợp đối tượng cư trú đó là một cá nhân và là đối tượng cư trú của cả hai nước thì phải căn cứ vào tiêu chuẩn sau đây để xác định đối tượng cư trú theo hiệp định.

Bài viết liên quan: Quân chủ lập hiến – Wikipedia tiếng Việt

– Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú tại Việt Nam thì sẽ là đối tượng cư trú của Việt Nam;

Xem thêm:   Hàng Tiêu Dùng Gồm Những Gì ? Kiến Thức Kinh Doanh Hàng Tiêu Dùng

– Nếu cá nhân đó cổ nhà ở thường trú ở cả hai nước nhưng ở Việt Nam có quan hệ cá nhân chặt chẽ hơn (cha, mẹ, vợ, con) và có quyền lợi kinh tế nhiều hơn ở Việt Nam thì đối tượng đó là đối tượng cư ttú của Việt Nam;

– Nếu không xác định được các tiêu chuẩn nói trên và cá nhân đó thường xuyên sống ở Việt Nam thì sẽ là đối tượng cư trú của Việt Nam;

– Nếu cá nhân đó sống thường xuyên ở cả hai nước hoặc cũng không sống thường xuyên ở nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú của nước mà cá nhân đó mang quốc tịch và nêu trường hợp cá nhân đó chỉ mang quốc tịch của nước thứ ba thì giữa Bộ tài chính Việt Nam và Bộ tài chính nước kia sẽ xác định cụ thể cá nhân đó là đối tượng cư trú của nước nào thông qua thoả thuận song phương.

Trường hợp đối tượng là công ti, xí nghiệp, hiệp hội… (không phải là một cá nhân) là đối tượng cư trú ở cả hai nước thì phải căn cứ vào các tiêu chuẩn sau để xác định đối tượng đó có phải là đối tượng cư trú của Việt Nam hay không?

– Nếu đối tượng đó được thành lập hoặc đăng kí kinh doanh ở Việt Nam thì là đối tượng cư trú của Việt Nam;

– Trường hợp đối tượng đó được thành lập hoặc đăng kí ở cả hai nước thì đối tượng đó sẽ là đối tượng cư trú của Việt Nam nếu có ở Việt Nam trụ sở đỉều hành thực tế.

Thứ tư, quy định các tiêu chuẩn để xác định một cơ sở thường trú. vấn đề này là nội dung quan trọng trong việc thực hiện hiệp định. Bởi vì, theo quy định chung thì một công ti nước ngoài chỉ phải chịu thuế thu nhập ở Việt Nam nếu công ti đó hoạt động ở Việt Nam thông qua một cơ sở thường trú ở Việt Nam tức là có ở Việt Nam một cơ sở thường trú.

Theo quy định của hiệp định thì từ “cơ sở thường trú” dùng để chỉ một cơ sở kinh doanh cố định mà thông qua cơ sở này một xí nghiệp hoặc công ti nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động của mình tại Việt Nam. Trừ những trường hợp đặc biệt thì nhìn chung một công ti nước ngoài được coi là cơ sở thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp đã được nêu trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp về cơ sở thường trứ.

Thứ năm, các quy định về phân chia quyền đánh thuế đối với từng khoản thu nhập, cụ thể:

– Thu nhập từ bất động sản: trong các hiệp định đều có quy định tất cả các khoản thu nhập phát sinh từ việc trực tiếp sử dụng, cho thuê các loại bất động sản đều phải nộp thuế tại nước có bất động sản đó. Như vậy, nếu bất động sản ở Việt Nam thì mọi thu nhập phát sinh từ bất động sản đó đều phải nộp thuế tại Việt Nam không phân biệt người thực hưởng thu nhập đó có phải là người cư trú hay công ti đó có cơ sở thường trú ở Việt Nam hay không.

– Một công ti nước ngoài chỉ phải nộp thuế ở Việt Nam nếu như công ti đó có cơ sở thường trú ở Việt Nam và số thuế thu nhập phải nộp ở Việt Nam chỉ được tính ưên số thu nhập mà cơ sở thường trú đó mang lại cho công ti nước ngoài. Tuy nhiên, trong thực tế việc xác định thu nhập cho cơ sở thường trú thường gặp khó khăn, do đó nội dung của điều 7 trong hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã kí giữa Việt Nam với các nước thường có các quy định khác với nguyên tắc nói trên. Chẳng hạn, có thể phân bổ thu nhập của công ti nước ngoài cho cơ sở thường trú tại Việt Nam dựa trên một tiêu thức nào đó dễ xác định như doanh thu, số lao động… Trong trường hợp cơ sở thường trụ không cung cấp đủ các cơ sở chính xác cho việc quản ư thu thuế thì có thể áp dụng theo phương pháp khác như là áp dụng một tỉ lệ thuế thu nhập tính trên doanh thu…

Thú nhập cua một công ti hàng không hoặc công ti tàu biển có được từ hoạt động vận tải quốc tế (hàng hoá và hành khách) chỉ phải nộp thuế ở nước mà công ti đó là đối tượng cư trú hoặc ở nước mà công ti đó có trụ sờ điều hành thực tế.

– “Lợi tức cổ phần”, “Lãi tiền cho vay” và “Tiền bản quyền” thì Việt Nam và nước kí kết hiệp định có quyền đánh thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ lợi tức cổ phần, lãi từ tiền cho vay và tiền bản quyền theo nguyên tắc đánh thuế tại nguồn. Ngoài nội dung ttên, các hiệp định còn quy định thuế suất giới hạn áp dụng ở mỗi nước trong trường hợp đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng, có nghĩa là đối vói các khoản thu nhập từ lợi tức cổ phần, lãi từ tiền cho vay, tiền bản quyền thì các nước có quyền đánh thuế đối với những khoản thu nhập đó phát sinh ở nước mình nhưng việc đánh thuế ttong trường hợp đó không quá thuế suất đã ghi ở hiệp định. Trong các hiệp định Việt Nam đã kí kết với các nước, thuế suất giới hạn thường là 10%.

– Thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản có thể bị đánh thuế ở cả hai nước. Tuy nhiên, có một số thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng tài sản chỉ bị đánh thuế ở nước noi người chuyển nhượng tài sản là người cư trú như các trường họp sau đây:

Thu nhập phát sinh từ việc chuyên nhượng tài sản là tàu thuỷ hoặc máy bay và các động sản được sử dụng ttong hoạt động vận tải quốc tế hay từ việc chuyển nhượng các động sản gắn liền với hoạt động của các tàu thuỷ hoặc máy bay đó;

Xem thêm:   Kinh doanh du lịch là gì – Hãy cùng đi tìm lời giải đáp

Lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng các cổ phiếu, cổ phần (không bao gồm việc chuyển nhượng các cổ phần, cổ phiếu của một công ti có tài săn mà chủ yếu là bất động sản).

– Các khoản tiền lưomg, tiền công và các khoản thù lao mang tính chất tiền lưỡng, tiền công sẽ phải nộp thuế ở cả hai nước nếu người đó thuộc 1 trong 3 trường hợp sau đây:

Trường hợp có mặt ở nước kia ttong một thời gian hoặc nhiều thờỉ gian gộp lại không quá 183 ngày ttong mỗi giai đoạn 12 tháng liên tục; hoặc trường hợp người đó có mặt ở nước kia dưới 183 ngày nhưng chủ lao động hoặc đại diện của chủ lao động trả lương và tiền công cho người đó là một đối tượng cư trú của nước kia; hoặc trường hợp người đó có mặt ở nước kia dưới 183 ngày nhưng tiền lương và tiền công do cơ sở thường trú hoặc cơ sở kinh doanh cố định mà chủ lao động có tại nước kia trả.

– Các khoản thù lao và các khoản thanh toán tương tự do một công ti, xí nghiệp hay bất cứ tổ chức tương tự nào là đối tượng cư trú của nước này trả cho cá nhân là người cư trú của nước kia do đã tham gia làm giám đốc hoặc thành viên ban giám đốc của công ti trả thù lao thì có thể đánh thuế ở cả hai nước.

– Thu nhập của nghệ sĩ và vận động viên quy định như sau: Một nghệ sĩ hay vận động viên của nước này sang nước kia biểu diễn thì thu nhập phát sinh từ hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên đó tại nước kia có thể bị đánh thuế ở cả hai nước, kể cả trường hợp thu nhập phát sinh tại nước kia được trả trực tiếp cho nghệ sĩ, vận động viên hay ữả gián tiếp thông qua đối tượng khác như công ti tổ chức biểu diễn hay các tổ chức đăng cai. Nếu một nghệ sĩ hay vận động viên của nước thứ nhất sang nước kia biểu diễn nhưng kinh phí biểu diễn kể cả tiền thù lao cho nghệ sĩ hay vận động viên do chính quyền các cấp của nước thứ nhất đài thọ thì thu nhập của nghệ sĩ và vận động viên đó chỉ phải nộp thuế ở nước thứ nhất.

– Đối với các khoản lương hưu sẽ chỉ phải nộp thuế ở nước nơi người nhận lương hưu là đối tượng cư trú.

– Các khoản tiền công và tiền lương hưu trả cho một cá nhân do làm các công việc phục vụ cho nhà nước này tại nước kia sẽ chỉ bị đánh thuế ở một nước theo các nguyên tắc:

Đối với tiền lương hưu, sẽ chỉ phải nộp thuế ở nước mà cá nhân đó vừa là đối tượng cư trú vừa mang quốc tịch.

Bài viết liên quan: Tuổi Canh Ngọ Nên Xăm Hình Gì? Top hình xăm hợp tuổi 1990

Đối với tiền công, sẽ chỉ phải nộp thuế ở nước mà cá nhân đó vừa là đối tượng cư trú vừa mang quốc tịch hoặc cá nhân đó tuy không mang quốc tịch nhưng có thực hiện tại nước đó những công việc khác (ngoài công việc chính là phục vụ cho nhà nước của nước ấy, ví dụ như làm thuê cho công ti khác hoặc có hoạt động kinh doanh riêng tại nước đó) mà chính vì lí do đó người ấy trở thành đối tượng cư trú của nước đó.

– Đối với các khoản tiền công, tiền lương hưu trả cho một cá nhân do làm các công việc có liên quan đến kinh doanh của nhà nước này tại nước kia thì không áp dụng nguyên tắc chỉ đánh thuế ở một nước như đã trình bày ở trên mà vẫn thực hiện việc đánh thuế ở cả hai nước.

– Thu nhập của sinh viên và thực tập sinh: một sinh viên hay thực tập sinh là đối tượng cư trú của nước thứ nhất sang nước kia chi với mục đích là học tập sẽ được miễn thuế ở nước kia đối với các khoản tiền mà người sinh viên hoặc thực tập sinh đó nhận được từ nguồn ngoài nước kia để phục vụ cho việc sinh hoạt và học tập tại nước kia hoặc một số tiền nhất định hàng năm quy định trong hiệp định (tuỳ theo từng nước), người sinh viên hoặc thực tập sinh đó thu được từ việc làm công tại nước kia với đỉều kiện việc làm công đó phải liên quan trực tiếp đến việc học tập của sinh viên hay thực tập sinh.

Đối với các khoản thu nhập khác chưa được đề cập trong hiệp định thì chỉ phải nộp thuế ở nước mà người đó là người cư ttú.

Ngoài ra, các hiệp định còn quy định Việt Nam và nước kí kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam có quyền áp dụng những quy định của mình về việc chống chuyển giá giữa các xí nghiệp hên kết, giữa các xí nghiệp có quan hệ kinh tế vói nhau mà khác với quan hệ kinh tế giữa các xí nghiệp độc lập. Trong trường hợp này, Việt Nam có quyền tính toán lại các quan hệ kinh tế giữa hai công ti theo nguyên tắc giá thị trường để xác định đúng số lợi tức phát sinh từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Thứ sáu, quy định các biện pháp tránh đánh thuế hai lần thực hiện ở Việt Nam và nước kí kết hiệp định với Việt Nam.

Trong các hiệp định Việt Nam đã kí với các nước có nhiều phương pháp tránh đánh thuế hai lần như: phương pháp trừ thuế toàn bộ; phương pháp trừ thuế thông thường; phương pháp trừ thuế gián tiếp; phương pháp miễn thuế toàn phần; phương pháp miễn thuế luỹ tiến và phương pháp trừ khoán thuế. Việc áp dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào từng nước. Ở Việt Nam, trong tất cả các hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã kí với các nước thì Việt Nam áp dụng hai phương pháp tránh đánh thuế hai lần sau đây:

Xem thêm:   Đây là lý do bạn nên chọn mua iPhone chính hãng trong năm 2021

– Phương pháp trừ thuế toàn bộ, nội dung của phương pháp này là trường hợp một đối tượng cư trú ở Việt Nam nhận được thu nhập ở nước kí kết hiệp định với Việt Nam và theo quy định của hiệp định, khoản thu nhập đó phải nộp thuế ở cả hai nước thì Việt Nam sẽ cho trừ vào số thuế phải nộp ở Việt Nam số thuế đã nộp ở nước ngoài. Tuy nhiên, số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ đó không lớn hơn số thuế phải nộp ở Việt Nam.

– Phương pháp trừ khoán thuế, nội dung của phương pháp này là trường hợp một đối tượng cư trú ở Việt Nam nhận được thu nhập ở nước kí kết hiệp định với Việt Nam và theo quy định của hiệp định khoản thu nhập đó phải nộp thuế ở cả hai nước nhưng theo quy định của pháp luật nước kia khoản thuế đó được miễn, giảm thuế ở nước kia thì Việt Nam vẫn cho trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam số thuế đáng lẽ phải nộp nhưng thực tế không phải nộp ở nước kia do nước kia miễn, giảm thuế. Tuy nhiên, số thuế đáng lẽ phải nộp ở nước ngoài được trừ đó không lớn hơn số thuế phải nộp ở Việt Nam.

Thứ bảy, các quy định về không phân biệt đối xử, thủ tục thoả thuận song phương, trao đổi thông tin.

Trong các hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam kí kết thường có quy định:

– Tất cả các đối tượng mang quốc tịch của một nước kí kết, mọi cơ sở thường trú hay một công ti con của một xí nghiệp của một nước kí kết có ở Việt Nam sẽ không phải chịu các loại thuế thu nhập hay cách xác định thu nhập chịu thuế, thuế suất và miễn giảm thuế khác và nặng hơn so với người mang quốc tịch Việt Nam, xí nghiệp Việt Nam trong cùng một hoàn cảnh như nhau.

– Khi một đối tượng cư trú của Việt Nam hay của nước kí kết với Việt Nam nhận thấy việc nộp thuế của mình không đúng với những quy định của hiệp định thì có thể khiếu nại thẳng đến Bộ tài chính hay Tổng cục thuế ở nước mà người đó là đối tượng cư trú, không phải khiếu nại lên cơ quan thuế từng cấp theo như quy định tại luật thuế của hai nước. Để giải quyết các khiếu nại đó thì Bộ tài chính hoặc Tổng cục thuế của hai nước sẽ bàn bạc trao đổi với nhau để đạt được thoả thuận chung nhằm mục đích giải quyết khiếu nại đố và đi đến quyết định cuối cùng.

– Để nhằm thực hiện đúng hiệp định ở cả hai nước và đặc biệt tránh trốn thuế ở một nước hoặc cả hai nước thì Bộ tài chính hoặc Tổng cục thuế của hai nước phải thực hiện trao đối thông tin cho nhau một cách thường xuyên hoặc theo yêu cầu đối với từng trường hợp cụ thể hoặc cả hai hình thức với các nội dung thông tin như: các luật thuế hoặc các luật có liên quan đến các loại thuế quy định trong hiệp định (kể cả văn bản); các thông tin liên quan phục vụ cho việc xác định thu nhập chịu thuế của một đối tượng cư trú của nước này có ở nước kia (nhằm tránh trốn thuế, để cưỡng chế thuế hoặc làm tài liệu trong quá trình tố tụng của toà án…).

Thứ tám, các quy định ngày hiệp định có hiệu lực thi hành, ngày kết thúc hiệp định.

Hiệp định có hiệu lực thi hành từ ngày đầu của năm tiếp theo năm dương lịch hoặc năm tài chính mà cả hai bên kí kết đã làm xong các thủ tục phê duyệt hoặc phê chuẩn hiệp định.

Hiệp định sẽ có hiệu lực vô thời hạn nhưng sau 5 năm kể từ năm hiệp định bắt đầu có hiệu lực thi hành từng nước có thể kết thúc hiệp định bằng cách thông báo cho nước kí kết kia thông qua đường ngoại giao văn bản thông báo kết thúc hiệp định.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!