Giám định là gì ? Giám định lại là gì ? Quy định về hoạt động giám định trong tố tụng hình sự

ĐĂNG TIN MUA BÁN CHO THUÊ NHÀ ĐẤT BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THONGKENHADAT

Trong quá trình giải quyết vụ án, khi xác định có các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại Điều 206, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng như khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. (từ Điều 205 đến Điều 214 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Bài viết hiện tại: Giám định là gì ? Giám định lại là gì ? Quy định về hoạt động giám định trong tố tụng hình sự

1. Quy định chung về hoạt động giám định hiện nay

Quyết định trưng cầu giám định ghi rõ tên cơ quan trưng cầu giám định, họ tên, người có thẩm quyền trưng cầu giám định; tên tổ chức, họ tên người được trưng cầu giám định, tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định, tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có), nội dung yêu cầu giám định, ngày, tháng, năm trưng cầu và thời hạn trả kết luận giám định.

Sau khi nhận quyết định trưng cầu giám định, cá nhân hoặc hội đồng giám định phải hoàn thành việc giám định trong thời hạn luật định.(1) Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án. Khi tiến hành giám định, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, người yêu cầu giám định có quyền tham dự nhưng phải báo trước cho người giám định biết. Điều tra viên phải tạo mọi điều kiện cần thiết cho người giám định tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng giám định. Neu người giám định yêu cầu cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc kết luận, yêu cầu được tham dự hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định, điều tra viên phải đáp ứng yêu cầu đó.

Trong trường hợp việc giám định không thể tiến hành theo thời hạn mà cơ quan trưng cầu giám định yêu cầu thì cơ quan giám định hoặc người giám định phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lí do cho cơ quan đã trưng cầu giám định biết.

Sau khi tiến hành giám định, người giám định hoặc hội đồng giám định ra kết luận về những vấn đề được yêu cầu giám định. Bản kết luận gồm có:

Phần mở đầu ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành giám định; họ tên, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của người giám định; những người tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu được cơ quan trưng cầu cung cấp.

Phần nội dung ghi rõ những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những gì đã được giám định; những phương pháp được áp dụng để giải quyết các vấn đề đã được đặt ra có cãn cứ cụ thể. Phần cuối cùng ghi rõ kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định. Kết luận giám định được gửi cho cơ quan đã trưng cầu, người đã yêu cầu giám định trong hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận.

Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, cơ quan điều tra có thể hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết. Neu thấy nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đây đủ hoặc khi phát hiện những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được kết luận trước đó thì quyết định trưng cầu giám định bổ sung; nếu có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định thì quyết định trưng cầu giám định lại bằng người giám định hoặc hội đồng giám định khác. Bộ luật TTHS quy định cho bị can, bị cáo, bị hại và người tham gia tố tụng khác hoặc người đại diện của họ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Vì vậy, sau khi đã tiến hành giám định, nếu những người này yêu cầu thì cơ quan đã trưng cầu giám định phải thông báo nội dung kết luận giám định cho họ biết, họ được trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những điều này được ghi lại vào biên bản. Trong trường hợp cơ quan điều tra, viện kiểm sát không chấp nhận yêu cầu của họ thì phải nêu rõ lí do và thông báo cho họ biết.

Xem thêm:   Ý nghĩa và vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bài viết liên quan: iPhone 6, 6 Plus CPO là gì ? SHOCK khi biết Apple đã làm thế này !

Việc giám định bổ sung hoặc giám định lại được tiến hành theo thủ tục chung.

2. Giám định lại là gì ?

Giám định lại là hoạt động giám định được tiến hành theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vấn đề đã được giám định khi có kết quả giám định trước hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định.

Điều 211, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc giám định lại như sau:

“(1) Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện. (2) Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do. (3) Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp…”.

Bên cạnh quy định về giám định bổ sung, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định về giám định lại. Căn cứ và thủ tục giám định lại được quy định chặt chẽ hơn.

Căn cứ để giám định lại khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Kết luận giám định có ý nghĩa đối với việc thu thập, xác lập chứng cớ, củng cố chứng cứ, kiểm tra chứng cứ.

Kết luận giám định sai có thể dẫn đến oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Do tính chất quan trọng như vậy, điều luật quy định việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.

Giám định lại có thể tiến hành lần thứ hai khi có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định. Việc giám định lần hai do người trưng cầu giám định quyết định và phải do Hội đồng giám định thực hiện.

3. Trưng cầu giám định ngoài tố tụng

Trong lần sửa đổi này, về cơ bản, phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật GĐTP vẫn được giữ nguyên. Theo đó, hoạt động GĐTP được giới hạn trong phạm vi “kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này” (khoản 1 Điều 2 Dự thảo Luật GĐTP). Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức GĐTP công lập và các tổ chức GĐTP theo vụ việc vẫn chỉ là phục vụ cho hoạt động tố tụng.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, nhất là trong phòng, chống tham nhũng, cơ quan trình dự án Luật đã đề xuất bổ sung vào Dự thảo Luật GĐTP quy định về nguyên tắc: trường hợp cơ quan thanh tra trưng cầu giám định thì tổ chức GĐTP được áp dụng các quy định của Luật GĐTP về tiếp nhận và thực hiện giám định và trong trường hợp này, kết luận giám định không phải là kết luận GĐTP. Theo Tờ trình của Chính phủ thì Luật Thanh tra hiện hành quy định người ra quyết định thanh tra có quyền trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra (Điều 48, Điều 55), nhưng pháp luật về thanh tra lại chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các bên trưng cầu và thực hiện giám định, cũng như xác định tổ chức, cá nhân nào thực hiện giám định. Vì vậy, việc trưng cầu giám định phục vụ cho hoạt động thanh tra gặp rất nhiều khó khăn[2].

Xem thêm:   Hàn the là gì? Tác hại của hàn the mà bạn phải biết

4. Các loại giám định

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có thể tạm chia hoạt động giám định thành 2 loại hình:

(1) Loại hình GĐTP: đây là lĩnh vực duy nhất cho đến nay có luật chuyên ngành điều chỉnh, phạm vi hoạt động chỉ phục vụ cho tố tụng như đã nêu. Hệ thống tổ chức GĐTP được phân thành 2 nhóm: Thứ nhất, các tổ chức GĐTP công lập, được thiết lập ở 3 lĩnh vực có số vụ việc lớn nhất và phổ biến nhất trong hoạt động tố tụng là giám định kỹ thuật hình sự; giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần thuộc quyền quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế (Điều 12 Luật GĐTP). Thứ hai, các tổ chức GĐTP theo vụ việc và người giám định theo vụ việc, thuộc các lĩnh vực do các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước như: xây dựng, tài chính, văn hóa, thông tin và truyền thông, kế hoạch và đầu tư, tài nguyên và môi trường, giao thông – vận tải, khoa học và công nghệ, nông nghiệp, ngân hàng… (Điều 20 Luật GĐTP).

(2) Loại hình giám định dịch vụ: được quy định ở nhiều luật với nội dung, phạm vi khác nhau tùy thuộc từng lĩnh vực. Theo quy định của Luật Thương mại thì dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng (Điều 254) Nội dung giám định là “một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng” (Điều 255). Theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì “giám định là việc xem xét sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm” (khoản 11 Điều 3). Các tổ chức giám định thuộc loại hình này đã hình thành và phát triển từ rất lâu, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong hoạt động kinh doanh, thương mại[3].

Bài viết liên quan: Bộ đội Biên phòng Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

Sự bất cập nêu trên đã dẫn tới tình trạng, trong khi các doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng đa dạng các loại hình dịch vụ giám định trong hoạt động kinh doanh, thương mại, giao dịch, thì các cơ quan nhà nước lại không thể tiếp cận, sử dụng một công cụ pháp lý rất hiệu quả là hệ thống giám định, đặc biệt là các tổ chức GĐTP. Điều này đã gây ảnh hưởng tới việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân và Nhà nước.

Bên cạnh đó, sự bất cập trên còn gây ra tình trạng lãng phí nguồn lực từ các tổ chức GĐTP. Bởi lẽ, các tổ chức giám định này không thể phát huy hết khả năng hiện có để cung cấp dịch vụ cần thiết cho đời sống xã hội.

5. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giám định trong Tố tụng Hình sự

Thứ nhất, BLTTHS năm 2015 và Luật Giám định tư pháp năm 2020 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung. Do đó, một số văn bản pháp luật đã ban hành phải chỉnh sửa cho phù hợp với luật mới và tình hình thực tế. Để tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến giám định tư pháp, cần thiết phải có sự tổng kết, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong những năm qua, rà soát sửa đổi những quy định không còn phù hợp, bổ sung những quy định mới cho phù hợp nhằm tháo gở những vướng mắc, khó khăn như đã nêu trên để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật được chặt chẽ, thống nhất.

Xem thêm:   Bong bóng dot-com – Wikipedia tiếng Việt

Thứ hai, BLTTHS năm 2015 có những sửa đổi,bổ dung so với BLTTHS cũ, rằng quy định hẳn một chương về giám định và định giá tài sản đã tháo gỡ những vướng mắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, theo chúng tôi để quy định chặt chẽ hơn cần bổ sung vào Chương XV của BLTTHS năm 2015 một điều luật quy định: “Việc trưng cầu giám định được tiến hành trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự”.

Thứ ba, theo chúng tôi cần sửa đổi vào khoản 3 Điều 32** Luật Giám định tư pháp như sau: “Trong trường hợp việc giám định được thực hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, theo đúng trình tự, thủ tục do Luật này quy định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sử dụng kết luận giám định đó như kết luận giám định tư pháp”.

Thứ tư, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các Bộ, ngành cần ban hành các quy trình giám định chuẩn về giám định tư pháp thuộc ngành, lĩnh vực của mình theo vụ việc và đặc thù, nhất là các vụ án về kinh tế, tham nhũng, chứng khoán, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, các tội phạm về môi trường…Qua đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giám định ngày càng nhiều, phục vụ tốt cho việc giải quyết các vụ án hình sự được kịp thời, nhanh chóng và chính xác.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về điều tra vụ án hình sự, giám định hình sự. Hãy gọi ngay: updating để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh Khuê

Nguồn TKNDKTCS2030: https://wiki.thongkenhadat.com
Danh mục (THONGKENHADAT): Phong thủy tổng hợp

error: Alert: Content is protected !!